Vũ khí hạt nhân Nga kích hoạt núi lửa hủy diệt Mỹ: “Vụ nổ” của 1 người
Nhà phân tích địa – chính trị Nga Konstantin Sivkov cho rằng, Nga có thể dùng vũ khí hạt nhân để tạo ra sóng thần và những đợt phun trào núi lửa hủy diệt nước Mỹ.
Ảnh minh họa
Tờ Daily Mail (Anh) cho hay, theo nhà phân tích này, Nga nên phát triển những vũ khí có thể tạo ra một cơn ác mộng với những đợt phun trào núi lửa và sóng thần ở Mỹ, có khả năng gây ra cái chết của hàng trăm triệu người.
Konstantin Sivkov, tác giả của nhiều bài viết trên tờ Military Industrial Courier – một tờ báo về công nghiệp quân sự của Nga, cho rằng Moscow cần những vũ khí mới cực mạnh để gây ra sự hỗn loạn và đảm bảo tiêu diệt những kẻ thù của Nga.
Trong bài báo tựa đề “Các lực lượng đặc nhiệm hạt nhân”, nhà phân tích này nói rằng:
Nga nên phát triển những vũ khí hạt nhân vận hành bởi một lực lượng nhỏ, có thể gây ra sóng thần trên các bờ biển của Mỹ và khiến núi lửa tại công viên quốc gia Yellowstone phun trào.
Theo Sivkov, hệ thống mới sẽ đóng vai trò như một mối đe dọa phi đối xứng để chống lại Mỹ.
Nhà phân tích địa – chính trị Konstantin Sivkov
Sivkov lập luận rằng, vì 80% dân số Mỹ sống ở gần bờ biển nên việc tạo sóng thần ở khe đứt gãy San Andreas và ở Đại Tây Dương có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho khoảng 240 triệu người Mỹ.
Sivkov đề cập tới những tác động của cơn bão Katrina vào thành phố New Orleans và nói rằng, kích nổ bom hạt nhân gần đáy đại dương sẽ tạo ra những con sóng cao tới 1 dặm quét vào lục địa.
Theo Sivkov, toàn bộ hoạt động địa chấn sau đó có thể tạo ra một con sóng khác “quét sạch” đồng minh châu Âu của Mỹ.
Trong khi đó, lãnh thổ lớn của Nga ở Siberia sẽ bảo vệ nước này để không phải chịu quá nhiều thiệt hại.
Video đang HOT
Cũng theo Sivkov, cơn sóng thần có thể kích hoạt núi lửa Yellowstone, một siêu núi lửa phun trào lần cuối từ 640.000 năm trước.
Vụ nổ sau đó sẽ phát tán tro núi lửa ra khắp nước Mỹ.
Theo Sivkov, Nga cũng có thể kích hoạt núi lửa chỉ với một vụ nổ “tương đối nhỏ”, có sức công phá bằng 1 triệu tấn thuốc nổ khi núi lửa này đã có những dấu hiệu hoạt động.
Việc kích hoạt núi lửa Yellowstone sẽ làm phát tán tro núi lửa ra khắp nước Mỹ. Phía trên là bản đồ khảo sát địa chất của Mỹ dự đoán lượng tro từ vụ nổ
Sivkov cho rằng, các loại vũ khí răn đe hạt nhân thông thường chưa đủ mạnh và quá đắt đỏ khi xét tới khó khăn kinh tế của Nga hiện nay.
Sivkov tuyên bố, ý tưởng mới của ông ta về vũ khí răn đe hạt nhân có thể được trển khai từ một con tàu và có thể sẵn sàng đưa vào áp dụng trong vòng 10 năm nữa.
Theo Daily Mail, hình dung nước Mỹ biến thành tro bụi là một suy nghĩ đáng sợ, dù bài báo của Sivkov không phải là lần đầu tiên vấn đề này được đề cập.
Trong thời gian đầu của cuộc khủng hoảng Ukraine và Nga sáp nhập Crimea, người dẫn chương trình truyền hình quốc gia Nga Dmitry Kiselyov đã nói rằng, mái tóc bạc của Tổng thống Obama xuất phát từ những lo lắng về vũ khí hạt nhân Nga.
Ông Kiselyov khẳng định, Nga là “quốc gia duy nhất trên thế giới có khả năng biến Mỹ thành bụi phóng xạ”.
Tuy nhiên, những quan điểm như của Sivkov hay Kiselyov không phải là quan điểm chính thức của chính phủ Nga.
Tờ Daily Mail cũng cho biết, Sivkov không phải là nhân vật được các lãnh đạo Nga tín nhiệm. Ông này chỉ là người thích gây chú ý bằng cách đưa ra những tuyên bố sốc về các vấn đề quân sự Nga cho các phương tiện truyền thông.
Và đây là vụ phát ngôn “nổ” mới nhất của nhân vật này.
Trong khi đó, hôm qua, phát biểu với báo chí, phát ngôn viên của Tổng thống Nga Dmitry Peskov đã một lần nữa khẳng định, Nga không đe dọa Phương Tây bằng việc dùng vũ khí hạt nhân để bảo vệ Crimea.
“Tất nhiên là không”, ông Peskov nói khi trả lời câu hỏi: Liệu Nga có dùng vũ khí hạt nhân đe dọa phương Tây để bảo vệ Crimea hay không.
Theo ông Peskov, Tổng thống Nga cũng đã khẳng định tương tự trong bộ phim “Crimea: Đường về Tổ quốc”.
“Bộ phim đã được người xem diễn giải bằng nhiều cách khác nhau, tuy nhiên về vấn đề này thì xin mọi người đừng bận tâm. Không cần phải giải thích bất kỳ điều gì, đơn giản là chỉ cần hiểu cho đúng bản gốc, đúng với lời nói của Tổng thống Putin…”, ông Peskov cho hay.
Ông Peskov cũng bình luận thông tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng Anh về việc dường như Tổng thống Nga đang đe dọa các quốc gia vùng Baltic bằng vũ khí hạt nhân.
Peskov nói: “Đây là ví dụ điển hình về sự quá khích đang diễn ra nhằm khiến thế giới nhìn đất nước chúng tôi như quỷ dữ. Trên thực tế, những cáo buộc trên không dựa vào bất cứ thông tin cụ thể nào”.
Theo Trí Thức Trẻ
Saudi Arabia và những đồn đoán sở hữu vũ khí hạt nhân
Ngày 25/3,báo Arutz Sheva dẫn lời một số chuyên gia cho rằng, chính Saudi Arabia chứ không phải Iran là quốc gia Trung Đông đầu tiên sở hữu vũ khí hạt nhân.
Nguồn tin dẫn lời chuyên gia về vũ trang và phổ biến hạt nhân Emily B. Landau thuộc Viện Nghiên cứu an ninh quốc gia Israel, hiện nay "mọi cặp mắt đang hướng về Saudi Arabia."
Sau Iran, "Saudi Arabia sẽ là đối thủ số một về sở hữu vũ khí hạt nhân vì có mối quan hệ với Pakistan. Saudi Arabia đã cấp tài chính cho chương trình tên lửa đạn đạo của Pakistan và hai bên có thể đã có một số dàn xếp về khả năng hạt nhân. Saudi Arabia có thể sẽ mua bom từ Pakistan."
Theo Arutz Sheva, tin đồn về việc Saudi Arabia muốn sở hữu vũ khí hạt nhân không phải là mới, bởi ngay từ năm 2011, cựu giám đốc cơ quan tình báo Saudi Arabia - hoàng tử Turki al-Faisal cho biết vương quốc này đang cân nhắc khả năng sở hữu vũ khí vũ khí hạt nhân để tạo sự cân bằng với các đối thủ trong khu vực là Israel và Iran.
"Nỗ lực của chúng tôi và cả thế giới đã thất bại trong việc thuyết phục Israel cũng như Iran từ bỏ vũ khí hạt nhân. Do vậy, vì trách nhiệm đối với tổ quốc và dân tộc, chúng tôi đang cân nhắc mọi khả năng, bao gồm cả sở hữu vũ khí hạt nhân", hoàng tử Faisal phát biểu tại một diễn đàn an ninh tổ chức ở Riyadh.
"Một thảm họa hạt nhân xảy ra với bất cứ quốc gia nào cũng gây ảnh hưởng tới cả khu vực", hoàng tử Faisal nhận xét.
Israel được cho là sở hữu hàng trăm tên lửa hạt nhân và nước này không khẳng định cũng chẳng phủ nhận, trong khi đó phương Tây cáo buộc Iran đang tìm cách chế tạo bom nguyên tử, tuy nhiên nước này luôn phủ nhận cáo buộc trên.
Những đồn đoán về vũ khí hạt nhân của Saudi Arabia được cho rằng còn liên quan đến tên lửa đạn đạo tầm trung DF-3 nước này đã mua từ Trung Quốc. Theo một số nguồn tin quân sự, ước tính số lượng tên lửa được chuyển giao cho Saudi Arabia vào khoảng 30-120 tên lửa.
Theo tuyên bố của Trung Quốc, DF-3 là loại tên lửa một tầng, nhiên liệu lỏng, được Trung Quốc phát triển trong những năm 1960. Ước tính tầm bắn của DF-3 vào khoảng 2.500km, mang đầu đạn 2.000kg.
Trong khi đó, theo đánh giá của The Washington Free Beacon, tên lửa DF-3 được xem là tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt, và giữa Saudi Arabia và Pakistan đã ký kết một thỏa thuận bí mật, theo đó Pakistan sẽ chia sẻ đầu đạn hạt nhân của nước này cho các tên lửa DF-3 này trong trường hợp xảy ra mối nguy hiểm tiềm ẩn.
Vì vậy, The Washington Free Beacon cho rằng, rất có thể loại vũ khí hạt nhân mà phương Tây &'nghi' Saudi Arabia đang sở hữu chính là những đầu đạn được cung cấp bởi Pakistan trang bị cho tên lửa đạn đạo tầm trung DF-3. (Ảnh trong bài: Tên lửa DF-3 Saudi Arabia mua từ Trung Quốc).
Theo Đất Việt
Tuyên bố mới của Nga khiến Kiev khiếp vía Chính quyền Kiev và phương Tây không khỏi giật mình ớn lạnh trước tuyên bố "xanh rờn" của Nga về việc nước này có quyền triển khai vũ khí hủy diệt hàng loạt ở bán đảo Crimea. Ảnh minh họa Ông Mikhail Ulyanov - người đứng đầu Vụ Kiểm soát Vũ khí và Không phổ biến Hạt nhân của Bộ Ngoại giao Nga,...