Vũ khí ghê gớm của đội quân đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng
Đội quân đất nung trong lăng mộ hoàng đế Trung Quốc Tần Thủy Hoàng không chỉ nổi tiếng vì kích thước giống như người thật mà vũ khí cũng có thể đoạt mạng mọi kẻ thù.
Đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Theo Ancient Origins, năm 1974, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã công bố phát hiện chấn động. Đó là 8.000 tượng chiến binh đất nung chôn cùng với hoàng đế Tần Thủy Hoàng ở Tây An.
Gần 3 thập kỷ sau phát hiện đầu tiên, các nhà nghiên cứu mới biết vũ khí của đội quân đất nung này đều là đồ thật, không phải phiên bản mô phỏng. Các vũ khí đều là đồ đặc biệt tinh xảo thời bấy giờ, điển hình là cung tên đủ mạnh để đâm xuyên giáp đối phương.
Đội quân đất nung có niên đại khoảng 2.200 năm, được phát hiện cùng với quần thể lăng mộ rộng 50 km2. Đây là một trong những khu lăng mộ lớn nhất thế giới, được xây dựng để chuẩn bị cho cuộc sống ở thế giới bên kia của Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên có công thống nhất Trung Hoa.
Video đang HOT
Các vũ khí còn nguyên vẹn được tìm thấy cùng đội quân đất nung.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, mục đích chế tác đội quân đất nung là đảm bảo an toàn cho hoàng đế Trung Hoa trong hành trình sang thế giới bên kia. Theo tạp chí Archaeology International, hơn 40.000 vũ khí bằng đồng được tìm thấy cùng với các chiến binh.
Đầu mũi tên là vũ khí phổ biến nhất mà các nhà khảo cổ thu thập được. Chúng được xếp theo từng bó 100 chiếc đại diện cho số tên trong bao của một cung thủ. Mỗi cung tên gồm đầu bắn hình tam giác giống kim tự tháp, phần chuôi giúp lắp tên vào khung tre hoặc gỗ và một sợi lông chim gắn ở đuôi. Các bộ phận kim loại của cung tên như mũi tên và chuôi là phần duy nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay.
Chiếc nó cổ xưa nhất được phát hiện bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Các nhà khoa học ở Đại học London và Bảo tàng Đội quân đất nung đã tái tạo các đầu mũi tên và bắn thử bằng một chiếc nỏ thời đó. Kết quả cho thấy mũi tên dễ dàng đâm xuyên bộ áo giáp sử dụng ở giai đoạn năm 200 trước Công nguyên và có thể gây ra vết thương chí mạng.
“Những chiếc cung tên này có trình độ chế tác vượt xa thời đại của chúng”, Mike Loades, nhà sử học kiêm chuyên gia về vũ khí hiện đại, nhận định.
Theo Danviet
Uy lực tên lửa Trung Quốc bắn bất kỳ đâu trên thế giới thế nào?
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ đưa vào hoạt động tên lửa đạn đạo liên lục địa đa đầu đạn mới Đông Phong-41 (DF-41), có thể nhắm tới "bất cứ đâu trên thế giới" DF-41 được cho là có thể đạt tới tốc độ siêu thanh Mach 10 và sử dụng pháo mồi để đánh lừa những hệ thống phòng không của kẻ thù.
Tên lửa Đông Phong DF-41 của Trung Quốc.
Theo truyền thông Trung Quốc, kế hoạch này sẽ thành hiện thực vào sớm nhất nửa đầu năm 2018. DF-41 được cho là có tốc độ tối đa khoảng 12.350 km/h, được trang bị nhiều tính năng đánh lừa hệ thống phòng thủ đối phương. Loại ICBM này cũng có thể mang tới 10 đầu đạn hạt nhân hồi quyển độc lập (MIRV).
Theo India Times, vũ khí quân sự mới nhất này đã được thử nghiệm 8 lần kể từ năm 2012, khiến các chuyên gia tin rằng DF-41 phải đạt được những tiến bộ đáng kể nếu PLA sẵn sàng thông báo tên lửa đã có khả năng hoạt động. Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho biết cuộc thử nghiệm thứ 8 của DF-41 có thể đã diễn ra vào đầu tháng 11 tại một khu vực xa mạc ở miền Đông Trung Quốc, song không tiết lộ địa điểm cụ thể.
Phát biểu trên CCTV, ông Xu Guangyu, cố vấn cấp cao thuộc Hiệp hội giải trừ quân bị và Kiểm soát Vũ khí Trung Quốc cho biết DF-41 là tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn 3 giai đoạn với tầm bắn tối thiểu 12.000km, như vậy DF-41 có thể bắn tới bất cứ đâu trên thế giới từ một địa điểm bắn trên đất liền. Vũ khí tối tân này còn có thể "mang theo 10 đầu đạn hạt nhân mà mỗi đầu đạn có thể nhắm vào những mục tiêu riêng rẽ".
Trong khi đó, ông Song Zhongping, cựu binh sĩ Quân đoàn Pháo binh 2 PLA (Lực lượng tên lửa) hiện là nhà phân tích trên kênh Phoenix TV cho rằng DF-41 có thể đã sẵn sàng đi vào hoạt động, đồng thời lưu ý Trung Quốc không muốn tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang và sẽ không cạnh tranh với bất kỳ quốc gia nào vì bất kỳ mục đích như vậy. Đối với Trung Quốc, phát triển tên lửa đạn đạo nhằm bảo vệ những lợi ích riêng vì nước này vẫn đứng sau Mỹ ở một khoảng cách rất xa về số lượng vũ khí hạt nhân.
Theo Giáo sư Robert Farley thuộc Viện Ngoại giao và thương mại quốc tế Patterson trực thuộc Đại học Kentucky - Mỹ cho biết, việc phát triển DF-41 cho thấy Trung Quốc đang chuyển hướng từ răn đe tối thiểu sang khả năng tấn công mạnh mẽ hơn, khả năng sinh tồn lớn hơn. Robert Farley cho rằng, dù việc phát triển vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đã có bước tiến triển lớn, nhưng Trung Quốc muốn phá vỡ thế cân bằng hạt nhân với Mỹ thì còn phải đi một chặng đường rất xa. Hiện vẫn chưa rõ thông tin cụ thể Trung Quốc thử nghiệm DF-41.
Theo Danviet
Phát hiện vũ khí chết người của Hitler dưới đáy biển Các loại vũ khí hoá học do Đức Quốc xã sản xuất đã tạo ra một "cơn lốc xoáy chết người" đáng sợ ở Biển Baltic - một tài liệu đã tuyên bố. Vũ khí chết người của Hitler được tìm thấy dưới đáy biển. Theo DailyStar, các nhà khoa học tin rằng họ đã tìm thấy dấu vết của hơn 65.000 tấn...