Vũ khí gây án là súng ngắn K59
Tại hiện trường có sáu vỏ đạn. Thủ phạm biết lộ trình của nạn nhân. Tổng thống Putin nhận định đây là vụ giết người theo đơn đặt hàng.
Hãng tin Sputnik (Nga) ghi nhận ngày 28-2, người dân Moscow bất chấp mưa gió vẫn đến cầu bắc ngang sông Moscow để tưởng nhớ cựu Phó Thủ tướng Boris Nemtsov bị bắn chết đêm hôm trước. Họ đặt hoa và thắp nến trước di ảnh.
Những phát súng nổ từ xe ô tô
Cảnh sát cho biết đêm hôm trước, ông Boris Nemtsov cùng đi dạo với một phụ nữ trẻ người Ukraine trên cầu cách điện Kremlin khoảng 100 m giữa thủ đô Moscow.
Lúc 23 giờ 15 phút, một chiếc xe ô tô chạy đến gần và người trong xe đã nổ súng. Nhiều người đã chứng kiến vụ ám sát. Người phát ngôn Bộ Nội vụ trả lời kênh truyền hình Russia 24: “Ông ấy bị bắn bốn phát vào lưng dẫn đến tử vong”. Ngay sau đó cảnh sát đã phong tỏa lối lên cầu, thẩm vấn người phụ nữ cùng đi với nạn nhân và các nhân chứng.
Sáng 28-2, Ủy ban Điều tra Nga phát thông báo nhận định vụ ám sát cựu Phó Thủ tướng Boris Nemtsov đã được chuẩn bị kỹ lưỡng từng chi tiết, ví dụ như địa điểm được chọn để sát hại nạn nhân.
Thông báo cho biết ông Boris Nemtsov cùng đi với bạn gái từ căn hộ của ông không xa hiện trường. Như vậy có thể thủ phạm đã biết trước lộ trình của nạn nhân.
Thông báo nêu rõ vũ khí gây án là một khẩu súng ngắn Makarov (K59). Đây là loại súng ngắn thường được cảnh sát và quân nhân Nga sử dụng, do đó rất phổ biến. Các nhân viên điều tra đã tìm thấy tại hiện trường sáu vỏ đạn 9 mm của nhiều nhà sản xuất nên công tác truy tìm nguồn gốc vũ khí gây án sẽ khó khăn hơn.
Ủy ban Điều tra Nga đã liệt kê các giả thiết chủ yếu về vụ ám sát ông Boris Nemtsov, trong đó có giải thiết liên quan đến tổ chức Hồi giáo cực đoan. Ủy ban Điều tra Nga nhận xét: “Ông Boris Nemtsov đã nhận được lời đe dọa về phát biểu của ông liên quan đến vụ các nhà báo báo Charlie Hebdo (Pháp) bị sát hại”.
Ủy ban Điều tra Nga cũng nhận định vụ ám sát này có thể nhằm gây bất ổn tình hình chính trị ở Nga. Đặc phái viên kênh truyền hình Pháp France 2 tại Moscow cho biết vụ ám sát xảy ra ngay trước máy ghi hình đặt trên tháp của điện Kremlin.
Video đang HOT
Cơ quan điều tra tại hiện trường vụ ám sát ông Boris Nemtsov (ảnh nhỏ) đêm 27-2. Ảnh: AP
Mỹ và châu Âu đề nghị điều tra
Tổng thống Nga Putin đã nhận được báo cáo ngay sau khi vụ ám sát ông Boris Nemtsov xảy ra. Người phát ngôn văn phòng tổng thống thông báo Tổng thống Putin đã gửi lời chia buồn đến gia đình nạn nhân và đã chỉ đạo Ủy ban Điều tra, Bộ Nội vụ và Tổng cục An ninh liên bang thành lập ban chuyên án để điều tra vụ án.
Người phát ngôn cho biết Tổng thống Putin nhận định vụ án này có dấu hiệu là vụ giết người theo đơn đặt hàng và mang tính chất khiêu khích.
Thủ tướng Nga Dimitry Medvedev đã gửi lời chia buồn đến gia đình nạn nhân, đồng thời kêu gọi các cơ quan tư pháp và an ninh bằng mọi giá phải đưa thủ phạm ra xét xử.
Phó Chủ tịch Duma quốc gia Nga Vladimir Vasiliev nhận định vụ sát hại ông Boris Nemtsov rõ ràng nhằm mục đích gây bất ổn xã hội.
Cựu Tổng thống Nga Mikhail Gorbachev cho rằng cần phải giải đáp vụ ám sát ông Boris Nemtsov từ yếu tố chính trị. Chủ tịch đảng Cộng sản Nga Guennadi Zyuganov nhận xét đây là một vụ khiêu khích và kẻ chủ mưu đại diện cho các thế lực muốn gây bất ổn tình hình Nga.
Trong khi đó, AFP đưa tin tại Mỹ, Tổng thống Obama đã lên án đây là vụ giết người tàn nhẫn và kêu gọi chính phủ Nga nhanh chóng tiến hành điều tra minh bạch, đồng thời đưa những kẻ liên quan đến vụ giết người ra trước pháp luật. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố rất đau buồn và cảm thấy bị sốc.
Tổng Thư ký Hội đồng châu Âu Thorbjoern Jagland cho biết đã bị sốc trước vụ giết người này. Cao ủy đối ngoại EU Federica Mogherini đã bày tỏ thái độ phẫn nộ trước vụ sát hại ông Boris Nemtsov và kêu gọi Nga tiến hành điều tra toàn diện, nhanh chóng và minh bạch.
Tại Ukraine ngày 28-2, Tổng thống Petro Poroshenko tuyên bố xem ông Boris Nemtsov như người bạn và ông là cầu nối giữa Ukraine và Nga. Tổng thống Poroshenko cho rằng vụ giết người không xảy ra ngẫu nhiên.
Ông Boris Nemtsov đã từng tổ chức nhiều cuộc tuần hành phản đối xung đột Ukraine. Trong bài viết mới nhất đăng trên Facebook, ông tiếp tục cho rằng Crimea sáp nhập vào Nga là bất hợp pháp.
Ba tiếng trước khi bị ám sát, trên đài phát thanh độc lập Tiếng vọng Moscow, ông đã kêu gọi dân chúng tham gia tuần hành vào Chủ nhật ngày 1-3 để phản đối Nga can thiệp vào Ukraine và kêu gọi chấm dứt chiến sự tại miền Đông Ukraine.
Sau khi ông Boris Nemtsov bị bắn chết, cuộc tuần hành ngày 1-3 sẽ được tổ chức nhằm mục đích tưởng nhớ đến nạn nhân.
Boris Nemtsov 55 tuổi (tiến sĩ vật lý) được bầu vào Xô viết tối cao (Liên Xô cũ) năm 1990. Ông giữ chức thủ hiến vùng Nijni-Novgorod cách Moscow 400 km. Dưới thời Tổng thống Boris Yeltsin (1991-1999), ông phụ trách Bộ Năng lượng và được xem là thế hệ bộ trưởng trẻ theo xu hướng cải cách.
Từ tháng 3-1997 đến tháng 8-1998, ông Boris Nemtsov giữ chức phó thủ tướng phụ trách kinh tế. Đầu tiên, Tổng thống Yeltsin chú ý đến ông nhưng sau cùng đã chọn Putin làm thủ tướng. Boris Nemtsov bị nghi ngờ có quan hệ mật thiết với tầng lớp nhà giàu mới làm giàu bằng cách lợi dụng chính sách tư nhân hóa trong những năm 1990.
Sau năm 1998, Boris Nemtsov chuyển sang phe đối lập khi Putin lên làm tổng thống. Năm 1999, ông được bầu vào Duma quốc gia và tham gia thành lập đảng Liên minh Các lực lượng cánh hữu (SPS). Sau khi ra ứng cử tổng thống thất bại năm 2008, ông lập ra phong trào Đoàn kết (Solidarnost). Tháng 3-2009, ông ứng cử thị trưởng Sochi và đã bị những kẻ lạ mặt tạt acid vào mặt.
Theo Hoàng Duy
Pháp luật TP Hồ Chí Minh
Ai Cập: 30 người chết trong một trận bóng đá
Ngày 9/2, hãng tin Reuters cho hay ít nhất 30 người đã thiệt mạng trong một vụ giẫm đạp kinh hoàng tại sân bóng đá ở Ai Cập khi lực lượng an ninh nước này ngăn cản cổ động viên vào sân dẫn đến đụng độ dữ dội.
Khi hàng ngàn cổ động viên ùn ùn đòi kéo vào bên trong sân vận động để chứng kiến trận đấu giữa hai câu lạc bộ bóng đá Zamalek và Enppi, cảnh sát đã phải dùng đến hơi cay để giải tán, khiến đám đông giẫm đạp lên nhau để tháo chạy và nhiều người đã bị chết ngạt.
Cổ động viên tranh cãi với cảnh sát trước khi vụ giẫm đạp xảy ra
Bộ Nội vụ Ai Cập cho biết đụng độ diễn ra sau khi hàng ngàn cổ động viên tìm cách tràn vào sân mà không mua vé, và cảnh sát chỉ hành động để "ngăn cản họ phá hoại của công".
Tuy nhiên, nhiều cổ động viên cho biết sân vận động chỉ mở duy nhất một cửa cho các cổ động viên vào, dẫn đến cảnh chen lấn, và đúng lúc này cảnh sát đã sử dụng hơi cay.
Các trận bóng đá thường là điểm nóng bạo lực ở Ai Cập, nơi từng xảy ra vụ bạo động kinh hoàng khiến 72 cổ động viên thiệt mạng trong một trận đấu ở Port Said vào tháng 2/2012. Kể từ đó Ai Cập đã ra quy định hạn chế số lượng cổ động viên vào sân, khiến nhiều người tìm mọi cách tràn vào sân bất chấp lệnh cấm.
Cảnh sát dùng dùi cui và hơi cay để giải tán đám đông
Mối quan hệ giữa lực lượng an ninh Ai Cập và một nhóm cổ động viên có tên là Ultras đã trở nên căng thẳng kể từ sau khi cuộc cách mạng năm 2011 nổ ra chấm dứt chế độ cầm quyền của cựu Tổng thống Hosni Mubarak, trong đó Ultras đóng một vai trò quan trọng.
Cơ quan công tố Ai Cập đã ra lệnh bắt giữ các lãnh đạo của nhóm cổ động viên Ultras White Knights sau vụ giẫm đạp kinh hoàng tối Chủ nhật. Trong khi đó, trên trang Facebook của mình, nhóm Ultras White Knights đã gọi những người thiệt mạng là "tử sĩ" và cáo buộc lực lượng an ninh phạm tội "thảm sát".
Sau thảm kịch trên, Liên đoàn Bóng đá Ai Cập cũng tuyên bố rút lại quyết định cho phép cổ động viên quay lại sân vận động vào nửa mùa giải năm nay. Quyết định trên mới chỉ được họ công bố vài ngày trước. Ngay sau đó, nhà chức trách Ai Cập đã tuyên bố hoãn vô thời hạn giải vô địch bóng đá quốc gia nước này.
Theo Trí Dũng (Reuters / Danviet.vn)
Lãnh đạo thế giới phẫn nộ vì vụ IS thiêu sống phi công Jordan Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon ngày 3/2 đã lên án vụ IS thiêu sống phi công người Jordan Maaz al-Kassasbeh là hành động "tội ác kinh hoàng". Tổng thống Mỹ Obama, Tổng thống Pháp Hollande và Thủ tướng Anh Cameron cũng đồng loạt lên án vụ hành quyết. Phi công al-Kassasbeh bị đưa diễu hành qua đội hành quyết trước...