Vũ khí bí mật mới của quân đội Trung Quốc
Mạng lưới đường sắt cao tốc Trung Quốc sẽ là vũ khí bí mật của quân đội nước này trong trường hợp xung đột quân sự xảy ra ở khu vực biên giới.
Theo tin tức trên tờ The Week, ngày 14/5 đánh dấu sự kiện quan trọng khi một lữ đoàn Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đặt chân lên chuyến tàu cao tốc từ thành phố Lan Châu đến Tân Cương, gần 500 km về phía Tây.
Bắc Kinh từ lâu luôn gặp khó khăn trong việc huy động lực lượng quân đội đáp ứng các nhiệm vụ phản ứng nhanh xung quanh lãnh thổ. Trung Quốc có đường biên dưới dài nhất trên thế giới nối liền tới 14 quốc gia, vượt xa những quốc gia khác ngoại trừ Nga.
Trung Quốc sẽ sử dụng mạng lưới tàu cao tốc trong trường hợp xung đột quân sự xảy ra ở biên giới.
Ấn Độ ở phía tây luôn là một đối trọng đáng gờm với Trung Quốc trong vấn đề căng thẳng biên giới cùng với Myanmar ở phía nam. Trong khi Tajikistan và Kyrgyzstan luôn có xu hướng bất ổn. Ở phía đông, Bắc Kinh còn có đường biên giới với Triều Tiên.
Đó là lý do mà Trung Quốc muốn quân đội phải có khả năng phản ứng nhanh trong trường hợp xung đột xảy ra ở biên giới. Và như vậy, hệ thống đường sắt cao tốc là một sự lựa chọn tối ưu.
Video đang HOT
Đây là lần đầu tiên lữ đoàn thuộc quân khu Lan Châu cùng với các trang thiết bị quân sự di chuyển bằng tàu cao tốc đến Tân Cương. Khu tự trị ở phía tây là nơi trú ẩn của những tay súng ly khai người thiếu số Duy Ngô Nhĩ.
Tờ Jiefangjun Bao của quân đội Trung Quốc bình luận, chuyến hành trình này đánh dấu sự hội nhập quân sự và dân sự, nâng cao khả năng chiến đấu và khả năng triển khai sức mạnh quân sự trên các tàu hiện đại.
Hiện Bắc Kinh có 6 tuyến đường sắt cao tốc và con số này sẽ tăng lên gấp đôi trong vòng một thập kỷ tới.
“Một đơn vị quân đội với trang bị hạng nhẹ có thể di chuyển từ Vũ Hán đến Quảng Châu – quãng đường gần 1000 km chỉ trong 5 giờ đồng hồ”, tờ Nhật báo Thanh Niên Trung Quốc bình luận.
Một trong những lý do Trung Quốc muốn triển khai quân đội bằng tàu cao tốc bởi xung đột quân sự ngày nay diễn ra khá nhanh. Trong giai đoạn chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Mỹ đã điều 500.000 binh sĩ đến Saudi Arabia chỉ trong vòng vài tháng.
Kết quả, chiến thắng thuộc về Mỹ và đồng minh đã thay đổi mạnh mẽ đến chiến lược và học thuyết quân sự của Trung Quốc.
Trong trường hợp xung đột xảy ra với Đài Loan hay Nhật Bản, Quân đoàn Pháo binh số hai sẽ nhanh chóng tiếp cận khu vực biên giới cùng với hệ thống tên lửa tầm xa với độ chính xác cao.
Cùng với mạng lưới tàu cao tốc, Trung Quốc cũng có thể bổ sung thêm hàng ngàn binh sĩ đến các điểm nóng giao tranh trong vòng vài giờ đồng hồ.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Tướng TQ: Mỹ tuần tra Biển Đông thì được, Nhật Bản 'hãy tránh xa'
Tướng Trung Quốc cho rằng việc tuần tra của quân đội Mỹ ở Biển Đông thì được chấp thuận, nhưng Nhật Bản là "không thể chấp nhận". Đồng thời, Tướng Trung Quốc cũng thúc Nhật Bản tránh xa Biển Đông.
Tin tức từ đài NBC News (Mỹ) ngày 29/6 dẫn lời Thiếu tướng Zhu Chenghu, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, cho biết: "Mỹ đã từng có các căn cứ quân sự tại Đông Nam Á, như ở Philippines... và họ hợp tác quân sự với Singapore, vì thế sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông là có thể chấp nhận được đối với Trung Quốc".
Người này cho biết thêm, ông Yu nói: "Thật không công bằng" khi Nhật Bản cùng với Mỹ chỉ có chỉ trích Trung Quốc mà không đề cập gì tới Philippines, hay các nước Châu Á khác cùng có tuyên bố chủ quyền.
Trong cuộc họp với các nghị sĩ LDP, quan chức Trung Quốc trên cho hay, quan hệ Bắc Kinh - Tokyo đang trong tình trạng tốt hơn so với 1 năm trước đây.
"Vào thời điểm đó, quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản vẫn còn khá nhiều vấn đề rắc rối", ông Yu nói với các nghị sĩ, đề cập đến cuộc họp của ông với một nhóm các nghị sĩ LDP hồi tháng 5 năm ngoái.
Các cuộc đối thoại chính trị cấp cao giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã gia tăng kể từ khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có cuộc gặp đầu tiên với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 11 năm ngoái, bất chấp những căng thẳng về vấn đề tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư và các vấn đề do chiến tranh để lại.
Hôm 27/6, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng, sự miễn cưỡng của Nhật Bản để chấp nhận sự tái xuất của Trung Quốc là "nguyên nhân gốc rễ" của rất nhiều vấn đề hiện tại trong quan hệ ngoại giao.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Ukraine điều chỉnh Hiến pháp: Không có Liên bang hóa nào hết! Ukraine vừa thông qua 2 quyết định quan trọng đó là cho phép quân đội nước ngoài hiện diện trên lãnh thổ và sửa đổi Hiến pháp "không Liên bang hóa". Ukraine cho phép quân đội nước ngoài hiện diện trong lãnh thổ Trong một động thái mới đáng lo ngại, Ukraine đã đồng ý đưa quân nước ngoài vào Ukraine. Tổng thống...