Vũ khí “bay giật lùi” của Không quân Triều Tiên
Có tuổi đời tới 70 năm nhưng Antonov AN-2, với tốc độ bay siêu chậm có thể tránh được radar hiện đại của quân địch và có thể bay giật lùi nếu gặp gió mạnh, vẫn đang được tin dùng trong không quân Triều Tiên.
Lực lượng nhảy dù Triều Tiên diễn tập từ Antonov An-2 (Ảnh: KCNA)
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA gần đây mới hé lộ một vài hình ảnh tập trận của lực lượng nhảy dù thuộc quân đội Triều Tiên. Trong đó bức ảnh gây chú ý nhất chính là cảnh chiếc máy bay Antonov AN-2 thả binh sĩ ở độ cao rất gần mặt đất.
Cuộc tập trận có thể là một phần trong kế hoạch tấn công nếu xảy ra xung đột và chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Và đáng ngạc nhiên, trung tâm của kế hoạch chiến đấu chính là máy bay đời cũ Antonov AN-2.
Antonov AN-2 được sản xuất từ năm 1947, là sản phẩm của Liên Xô, đã có tuổi đời 70 năm. Hiện tại Triều Tiên đang sở hữu một phi đội bao gồm 300 chiếc Antonov AN-2. Một máy bay có thể mang 1 tấn hàng hóa hoặc chở 10 binh sĩ.
Video đang HOT
Tốc độ của Antonov AN-2 chỉ vào khoảng gần 50 km/h và có thể bay giật lùi trở lại nếu gặp gió mạnh. AN-2 được trang bị cấu hình radar thấp, khiến những hệ thống radar thông thường khó có thể phát hiện. Ngoài ra tốc độ bay chậm có thể khiến các hệ thống phòng không hiện đại ngày nay “bỏ qua” do các hệ thống này được lập trình để cảnh báo nguy hiểm với vật thể có tốc độ bay cao hơn.
Ngoài ra, đội bay Antonov AN-2 được Triều Tiên sơn màu xanh lá ở mặt trên và màu xanh dương ở mặt dưới, vì vậy hệ thống tên lửa mặt đất phía dưới hay các máy bay tấn công phía trên đều khó có thể định vị được máy bay này.
Antonov AN-2 cũng nổi tiếng với khả năng cất cánh và hạ cánh ở những điều kiện địa hình đa dạng, ngay cả trên mặt đất hoặc ở một đường băng rất ngắn.
Theo The Dive, Triều Tiên có thể lợi dụng những đặc điểm kể trên của Antonov AN-2 để tiến hành triển khai kế hoạch tấn công vào ban đêm và điều này có thể thực sự “làm khó” hệ thống phòng thủ hay các máy bay đánh chặn của đối thủ.
Ngoài ra, một lo ngại khác là việc Antonov AN-2 có thể mang được bom hạt nhân. Điều này lại càng khiến chim sắt” của Triều Tiên trở nên nguy hiểm gấp nhiều lần.
Máy bay Antonov An-2 (Ảnh: KCNA)
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát tập trận trong buồng lái máy bay Antonov An-2 (Ảnh: KCNA)
Đức Hoàng
Theo Dailymail
Triều Tiên bổ nhiệm 3 nữ phi công làm phó tư lệnh
Không quân Triều Tiên hôm 3/1 cho biết đã bổ nhiệm 3 nữ phi công làm phó tư lệnh các phi đội tác chiến.
Tháng 12/2016, các nữ phi công này đã được đưa lên làm phó chỉ huy các phi đội chiến đấu cơ.
Ba nữ phi công này gồm: Thiếu tá Park Ji-yeon (38 tuổi) thuộc phi đội chiến đấu cơ 16; Thiếu tá Park Ji-won (38 tuổi) thuộc phi đội chiến đấu cơ 8 và Thiếu tá Ha Jeong-mi (37 tuổi) thuộc phi đội chiến đấu cơ 20.
Từ trái qua phải: Thiếu tá Park Ji-won, Thiếu tá Park Ji-yeon và Thiếu tá Ha Jeong-mi (Ảnh: Yonhap)
Phó tư lệnh phi đội tác chiến có nhiệm vụ giám sát tất cả các hoạt động bay của đơn vị, giáo dục và huấn luyện các phi công mới vào nghề. Việc thăng chức cho ba nữ phi công trên đã thể hiện vai trò ngày càng tăng của các nữ quân nhân, sĩ quan trong quân đội Triều Tiên.
Phụ nữ lần đầu được phép theo học tại Học viện Không quân vào năm 1997 và tới năm 2002, Triều Tiên có nữ phi công lái máy bay chiến đấu đầu tiên.
Theo Sầm Hoa
Sức mạnh quân đội xếp hạng 25 thế giới của Triều Tiên Bất chấp việc sử dụng nhiều vũ khí cũ kỹ, quân đội Triều Tiên vẫn được đánh giá là lực lượng có sức mạnh đáng gờm trên thế giới. Quân đội Triều Tiên (KPA) có 700.000 lính chính quy và 4,5 triệu lính dự bị. Bên cạnh đó, nước này có khoảng 13 triệu người đủ điều kiện tham gia chiến đấu. Global...