Vũ khí bất khả chiến bại của Nga
Với khả năng miễn nhiễm với hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ, “sát thủ siêu bền” Topol-M do các kỹ sư Nga sản xuất được coi như một vũ khí bất khả chiến bại.
Thế kỷ 20, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ hàng không và tên lửa, đã gần như biến đối hoàn toàn nền văn minh của nhân loại, cũng như hình thái chiến tranh hiện đại. Cùng với sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân, các quốc gia sở hữu công nghệ tên lửa hiện đại không cần phải đem quân viễn chinh tiêu diệt đối thủ, mà với chỉ một nút bấm đã có thể xóa sổ hoàn toàn một quốc gia, thậm chí là toàn nhân loại.
Tuy nhiên, công nghệ tên lửa, mà đặc biệt là công nghệ phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có tính kỹ thuật và kế thừa rất cao nên chỉ những cường quốc với tiềm lực công nghệ và khoa học ở trình độ cao mới có thể sở hữu. Trong thực tế, trên thế giới các quốc gia sở hữu ICBM cũng chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
Đáng kể nhất trong số đó là hai cường quốc Nga và Mỹ. Trong nhiều thập kỷ chiến tranh lạnh ganh đua phát triển ICBM, cả hai nước đã sở hữu kho tên lửa và vũ khí hạt nhân đủ để hủy diệt thế giới vài chục lần.
ICBM là các dòng tên lửa đạn đạo có kết cấu nhiều tầng phóng, có tầm bắn trên 5.500km và mang tối thiểu được một đầu đạt hạt nhân. Ngoài ra, ICBM còn được phân biệt bởi nhiều yếu tố khác.
Bước đột phá Topol-M
Là sản phẩm của Viện Nhiệt học Moscow, Nga phát triển từ đầu những năm 1990 và do xưởng chế tạo máy Votkinsk lắp ráp, ngay từ khi ra mắt, RT-2UTTKh Topol-M (tên mã NATO là SS-27 Sickle B) được coi là hướng phát triển ICBM mới của Nga với việc áp dụng công nghệ động cơ đẩy tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn và được kế thừa nhiều công nghệ đặc thù của ICBM Nga.
Tên lửa ngầm Topol-M có thể bắn bất kỳ mục tiêu nào trên Trái Đất
Trong thực tế, ICBM Topol-M có kết cấu ba tầng phóng với phiên bản giếng phóng cố định và trang bị trên xe phóng dã chiến đặc chủng.
Tên lửa dài 22,7m, đường kính thân đạt 1,9m và tổng trọng lượng đạt 47,2 tấn (trong đó khối lượng đầu đạn mang theo đạt 1,2 tấn). Thiết kế tiêu chuẩn của Topol-M là mang theo đầu đạn hạt nhân đơn khối có sức nổ tương đương 800 Kilotone được trang bị công nghệ tự dẫn độc lập MIRV.
Tầm bắn tối đa của Topol-M đạt 10.500km và sai số vòng tròn đồng tâm tới mục tiêu (CEP) khoảng 200m (tầm bắn của ICBM thực tế không cần quá 12.000km vì đây cũng là độ dài của đường kính trái đất, 12.742km).
Video đang HOT
Để có được CEP như trên, Topol-M sử dụng hệ thống dẫn đường hỗn hợp vệ tinh, quán tính và đạo hàng hình sao. Với tầm bắn lớn, dẫn đường quán tính thường không chính xác do sự bất ổn của từ trường trái đất. Để khắc phục, ICBM sử dụng bản đồ vị trí các ngôi sao để tham chiếu với các hệ dẫn đường khác đưa đầu đạn tới đích với sai số ít nhất.
Điểm khác biệt nữa so với ICBM của Mỹ là Nga luôn ưu tiên phát triển phiên bản đặt trên xe dã chiến đặc chủng bên cạnh phiên bản giếng phóng và ICBM Topol-M cũng không là ngoại lệ.
Điểm yếu của ICBM đặt trong giếng phóng là dù bệ phóng được gia cố tốt tới mấy thì cũng chỉ có xác suất chịu được một số đợt tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân. Nếu bị tấn công cấp tập thì mất khả năng đánh trả.
Trong khi đó, phiên bản di động (đặt trên xe dã chiến MZKT-79221) có thể tự cơ động tới vị trí bất kỳ để phóng tên lửa mà đối phương khó có thể phát hiện được, đặc biệt với đất nước rộng lớn như Nga.
Ngoài ra, ICBM Topol-M sử dụng cơ cấu phóng thẳng đứng nguội giúp đơn giản hóa cơ cấu bệ phóng. Ở cơ cấu phóng này, hệ thống đẩy đạn tên lửa khỏi ống (giếng) phóng rồi tên lửa mới kích hoạt động cơ tự thân.
Tiếp đó, điểm mạnh của ICBM sử dụng nhiên liệu rắn như Topol-M có khả tăng tăng tốc nhanh hơn hẳn dòng ICBM nhiên liệu lỏng trước đó của Nga. Gia tốc của Topol-M lúc tăng tốc tối đa đạt 7.320m/s.
Sức mạnh “xuyên thủng”
Các chuyên gia Nga luôn khẳng định, ICBM Topol-M miễn nhiễm với lá chắn tên lửa của Mỹ. Điều này không phải không có cơ sở.
Do sử dụng nhiên liệu rắn, thời gian tăng tốc (phát nhiệt đặc thù) của ICBM Topol-M rất ngắn và mờ nhạt, vệ tinh viễn thám quân sự có rất ít thời gian để xác định và phân biệt được nó. Cũng vì thế không thể kịp cảnh báo trước cho hệ thống phòng thủ tên lửa để đánh chặn. Thực tế, ICBM dễ tổn thương nhất là ở giai đoạn tăng tốc do tên lửa cần lấy độ cao, không thể tự cơ động tránh né được.
Tiếp đó, ở pha cuối, khi tên lửa đã thả các đầu đạn con tự dẫn MIRV (thường là RS-24) và các thiết bị gây nhiễu, thì việc đánh chặn các vật thể nhỏ đang bay ở vận tốc vũ trụ cấp 1 (7,9km/giây) gần như là không thể.
Ngoài ra, hệ thống vỏ bọc của đầu đạn trang bị trên ICBM Topol-M được thiết kế cực kỳ chắc chắn mà chỉ có vụ nổ hạt nhân mới có thể phá hủy được nó, nên các phương thức gây nhiễu bằng công nghệ EMP hay quang điện đều vô hiệu. Khi tới điểm đã định, đầu đạn sẽ tự kích nổ ở độ cao 500m để phát huy tối đa khả năng hủy diệt.
Tên lửa đạn đạo: Mỹ, Nga đứng đầu, Trung Quốc “còn xa” Đây là kết luận khi so sánh 2 dự án tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Nga và Mỹ trong một bài phân tích đăng trên trang mạng Strategypage (Mỹ). Theo Strategypage, Nga và Trung Quốc đều tuyên bố sắp đưa tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) vào biên chế nhưng trên thực tế, vì nhiều vấn đề kỹ thuật, chỉ có Bulava của Nga là đạt được tiến độ, còn tên lửa JL-2 của Trung Quốc vẫn đang mắc kẹt. Hai loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Nga và Trung Quốc đều gặp phải những vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng trong quá trình thử nghiệm. Bulava cũng có 1 giai đoạn thử nghiệm liên tục thất bại đến nỗi dự án tưởng chừng bị hủy bỏ, tuy nhiên Nga cũng đã thành công vào ngày 23/12/2011 với tỷ lệ đạt 61% mặc dù vẫn phải khắc phục một số lỗi kỹ thuật nhỏ. Trong khi đó, JL-2 của Trung Quốc đã chậm kế hoạch đến 5 năm do gặp phải quá nhiều vấn đề kỹ thuật. JL-2 có trọng lượng phóng 42 tấn, tầm bắn 7000km, mỗi tàu ngầm 094 của Trung Quốc được thiết kế để mang theo 12 tên lửa loại này. Cho đến nay, mới chỉ có dấu hiệu cho thấy tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Tấn 094 bắt đầu tiến hành thử nghiệm ngắn hạn ở vùng biển gần. So sánh tương quan, người Mỹ cho rằng tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Mỹ là số 1, Nga đứng thứ 2. Còn Trung Quốc sẽ phải chờ rất lâu nữa để xây dựng một lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược.
Theo Báo Đất Việt
Tên lửa đầu đạn 650kg nhấn chìm mọi chiến hạm
Bắt đầu nghiên cứu từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX, Iran không ngừng dựa trên các thiết kế của Trung Quốc để phát triển các thế hệ tên lửa chống hạm và đã có những bước tiến vượt bậc, thậm chí có mặt đã vượt qua Trung Quốc.
Từ ngày 3-5/5 vừa qua, Israel đã liên tiếp tiến hành các cuộc không kích vào Syria để ngăn chặn các đoàn xe chở vũ khí cho lực lượng Hezbollah trên đất Lebanon. Thế nhưng, điều mà người Israel nhằm vào chính là kho tên lửa đạn đạo đất đối đất Conqueror-110 do Iran chế tạo.
Loại tên lửa đất đối đất tầm ngắn này được chế tạo trên cơ sở tên lửa Đông Phong-11 của Trung Quốc. Nó thuộc dạng tên lửa nhiên liệu rắn, có điều khiển, bắt đầu thử nghiệm năm 2002, hiện nay đã được Iran phát triển đến thế hệ thứ 4.
Tàu sân bay luôn là đối tượng tấn công của các loại tên lửa chống hạm khủng
Theo thông tin trên website của Tạp chí "Học giả ngoại giao" (The Diplomat) của Nhật Bản ngày 11/5, loại tên lửa đạn đạo chống hạm có uy lực cực lớn của Iran được đặt tên là Khalije Fars "Persian Gulf" cũng được chế tạo trên cơ sở của Conqueror-110. Theo các phương tiện truyền thông của Iran, loại tên lửa siêu âm đầu đạn 650kg này có khả năng đối phó với mọi phương tiện đánh chặn, có khả năng tấn công chính xác tuyệt vời.
Phiên bản cải tiến của loại tên lửa chống hạm này bắt đầu thử nghiệm đầu năm 2011, sau đó một thời gian ngắm Iran tuyên bố loại tên lửa này đã được sản xuất hàng loạt. Trong 1 vài lần phóng thử sau đó, quan chức quân sự Iran cho biết, khi tấn công các mục tiêu giả chiến hạm trên vịnh Ba Tư (Vịnh Persian), loại tên lửa này đã đạt hiệu suất chính xác tới 100%.
Trong 1 bản báo cáo của Viện nghiên cứu quốc phòng Anh năm 2011, từ rất lâu, Iran đã để tâm nghiên cứu các loại tên lửa chống hạm ưu việt. Bắt đầu nghiên cứu từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX, họ không ngừng dựa trên các thiết kế của Trung Quốc để phát triển các thế hệ tên lửa chống hạm và đã có những bước tiến vượt bậc, thậm chí có mặt đã vượt qua Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay Khalije Fars "Persian Gulf" của Iran
Tháng trước, Thứ trưởng Quốc phòng Iran Majid Bokaei tuyên bố: "Iran thiết kế và chế tạo loại tên lửa chống hạm khủng khiếp này trên cơ sở tên lửa đạn đạo đất đối đất. Sau khi phóng thử lần đầu tiên loại tên lửa này, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến các tàu chiến của hạm đội Mỹ rút lui khỏi Vịnh Persian".
Ông cho biết thêm rằng tên lửa vừa được phóng thử là một phiên bản cải tiến của tên lửa đạn đạo đất đối đất mà nước này đang sở hữu và được cho là một tên lửa "đạn đạo" chứ không phải là tên lửa "hành trình".
Tuy có một số chuyên gia quân sự hoài nghi về khả năng tấn công các mục tiêu cơ động của loại tên lửa này nhưng rõ ràng tên lửa chống tàu sân bay Persian đã có rất nhiều cải tiến vượt bậc so với thế hệ tên lửa chống hạm ban đầu. Ví dụ như tầm bắn cao hơn, sử dụng nhiên liệu rắn (hiện trên thế giới rất ít nước chế tạo được tên lửa chống hạm nhiên liệu rắn, mà chủ yếu là tên lửa đạn đạo), đặc biệt là nâng cao độ chính xác cao trên hành trình bay và điều khiển quán tính ở đoạn giữa.
Tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E1 của Nga
Tuy Iran không công bố mục tiêu nhằm vào của các loại tên lửa này nhưng rõ ràng loại tên lửa có đầu đạn nặng tới 650 kg này được chế tạo với mục đích chuyên trị những tàu sân bay khổng lồ của Mỹ, những tuần dương hạm hoặc tàu sân bay khoảng 4 vạn tấn còn quá "nhẹ ký" so với nó.
Quả thực, đầu đạn tên lửa Iran nặng gấp rưỡi trọng lượng đầu đạn của một số "sát thủ tàu sân bay" của một số nước khác như Hùng Phong-3 của Đài Loan (TQ), 3M-54E1 của Nga (đầu đạn 400 - 450kg). Với sức công phá này, những tàu sân bay khổng lồ lớp Nimizt có lượng giãn nước 90.000 tấn của Mỹ hoàn toàn có thể bị đánh đắm bởi chỉ 1 quả tên lửa.
"The Diplomat" cho biết thêm, để đối phó với những tình huống khẩn cấp, thời gian gần đây hải quân Mỹ đã tiến hành một loạt hoạt động quân sự ở khu vực này, ví dụ như cuộc diễn tập rà quét lôi quốc tế trên vịnh Persian ở khu vực duyên hải Bahrain với sự tham gia của 41 quốc gia.
Tên lửa hành trình chống hạm Hùng Phong - 3 của Đài Loan (TQ)
Để đáp trả lại, Iran cũng đã tiến hành một loạt các hành động trả đũa như liên tiếp phóng thử tên lửa chống hạm, đưa vào biên chế hệ thống rà quét lôi tiên tiên nhất trên chiến hạm... Sau các động thái đó, Iran đã nhiều lần trấn an các nước khác, đặc biệt là các nước láng giềng, rằng sức mạnh quân sự của họ không nhằm đe dọa các nước khác mà chỉ để tự vệ trước sự uy hiếp của Mỹ.
Theo vietbao
Những vũ khí Trung Quốc sao chép từ Nga Có đến 70% mẫu vũ khí do Trung Quốc sản xuất được sao chép từ Nga biến Trung Quốc trở thành công xưởng sao chép vũ khí lớn nhất thế giới. Nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc được hình thành dưới sự bảo trợ về mọi mặt từ Liên Xô tất nhiên không thể tránh khỏi những ảnh hưởng từ đường lối...