Vụ khánh kiệt vì án oan ở Hải Phòng: Chính quyền đổ tội cho cơ quan tố tụng
Báo Lao Động số ra các ngày 16 và 23.11 đăng bài Khánh kiệt vì đòi bồi thường án oan phản ánh vụ việc ông Nguyễn Hồng Cầu, SN 1964 (thôn Thủy Hưng, xã Đông Hưng, Tiên Lãng, Hải Phòng) bị ngồi tù oan. Suốt 17 năm qua ông Cầu dù khánh kiệt vẫn kiên trì khiếu nại đòi bồi thường tổn thất do cơ quan chức năng gây nên.
Sau TAND Tp Hải Phòng, đến lượt UBND xã Đông Hưng (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) có văn bản trả lời phỏng vấn của PV Lao Động và một số cơ quan báo chí. Tuy vậy, công văn trả lời của chính quyền cơ sở này vẫn một mực đổ lỗi cho cơ quan khác gây nên án oan cho ông Cầu.
Văn bản trả lời do ông Nguyễn Tiến Chinh – Chủ tịch UBND xã Đông Hưng ký. UBND xã khẳng định: “Sau khi sự việc xảy ra đối với ông Nguyễn Hồng Cầu, UBND xã Đông Hưng đã báo cáo toàn bộ sự việc lên Công an hyện Tiên Lãng và Công an huyện Tiên Lãng đã tiến nhận và xử lý theo thẩm quyền. Từ đó đến nay địa phương không nhận được thông tin gì có liên quan đến ông Nguyễn Hồng Cầu bị oan sai”.
Trong vụ việc này, UBND xã Đông Hưng chính là đơn vị đầu tiên có hàng loạt sai phạm từ việc tự ý thu hồi ruộng của ông Cầu một cách vô lý dẫn tới ông Cầu gặt lúa của người khác gieo trồng trên đất của mình, bị UBND xã bắt sau đó chuyển lên công an huyện xử lý, TAND tuyên phạm tội trộm cắp tài sản. Sau rất nhiều nỗ lực theo kiện, minh oan ông Nguyễn Hồng Cầu mới được TAND tối cao tuyên vô tội. Suốt 17 năm qua ông Cầu theo kiện đòi bồi thường ấy vậy mà UBND xã Đông Hưng không hề biết.
Video đang HOT
Như Lao Động đã khẳng định: Sau khi bắt giam ông Nguyễn Hồng Cầu, UBND xã Đông Hưng đã tổ chức một đoàn người đến tịch thu thóc của gia đình ông Cầu. Từ đó đến nay, dù được tuyên vô tội nhưng ông Cầu không được nhận lại một kg thóc nào từ phía UBND xã.
Trong văn bản trả lời, UBND xã Đông Hưng khẳng định “việc thu hồi thóc của nhà ông Cầu thuộc thẩm quyền của cơ quan tố tụng….Trách nhiệm thuộc thẩm quyền của các cơ quan tố tụng, địa phương không nhận được văn bản nào để giải quyết vụ án của ông Nguyễn Hồng Cầu”.
Khẳng định nội dung trên, UBND xã Đông Hưng cho rằng chính quyền địa phương “vô can” trong việc gia đình ông Cầu bị tịch thu thóc.
Tuy vậy, tại các bản án sơ thẩm và phúc thẩm cả TAND huyện Tiên Lãng và TAND Tp Hải Phòng đều khẳng định: Cùng với việc bắt ông Cầu, chính quyền xã Đông Hưng đã đưa lực lượng đến, chở 9 bao thóc với trọng lượng 261kg.
Câu trả lời của UBND xã Đông Hưng cho rằng địa phương không tịch thu thóc của ông Cầu, trong khi đó các phán quyết của TAND từ 17 năm trước khẳng định như trên, vậy đơn vị nào đúng?
Ông Nguyễn Hồng Cầu sau 17 năm ròng rã theo kiện ở các cấp nhưng UBND xã Đông Hưng không hề biết rằng ông Cầu đã được TAND tối cáo tuyên vô tội. Chỉ tới khi báo chí vào cuộc, họ mới “ồ thế à!”. Trả lời về trách nhiệm khi đẩy một công dân vào tù, họ một mực cho rằng mình vô can và “đá” quả bóng sang một cơ quan khác.
Với thái độ “thẳng thắn” như trên, có lẽ việc đòi bồi thường vụ án oan của ông Nguyễn Hồng Cầu còn lâu nữa mới được các cơ quan chức năng như vậy nhìn nhận, trả lời thấu đáo./.
Theo Laodong
Vụ khánh kiệt vì kiện đòi bồi thường án oan: Cán bộ gây ra án oan, được... thăng chức
Báo Lao Động số ra ngày 16.11 đăng bài "Khánh kiệt vì đòi bồi thường án oan" phản ánh hành trình 17 năm kháng cáo rồi sau đó kiện đòi bồi thường do án oan của ông Nguyễn Hồng Cầu ở xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng). Vụ án oan đã khiến một nông dân ngồi tù, gia cảnh khánh kiệt nhưng những người gây nên án oan thì chẳng ai bị xử lý.
Thực hiện bài viết này, PV Lao Động đã gõ cửa nhiều cơ quan liên quan đến vụ việc nhưng đa số đều nhận được sự im lặng. Duy nhất, TAND TP.Hải Phòng có văn bản trả lời Báo Lao Động về những câu hỏi liên quan đến việc khắc phục hậu quả vụ án oan đối với ông Nguyễn Hồng Cầu. Theo đó, TAND TP.Hải Phòng đã công khai xin lỗi ông Nguyễn Hồng Cầu trên 3 số báo liên tiếp của một tờ báo trung ương. Tuy vậy, từ đó tới nay, TAND TP.Hải Phòng chưa công khai xin lỗi ông Cầu tại địa phương như luật định.
Đối với câu hỏi "các cán bộ tố tụng gây oan sai cho ông Nguyễn Hồng Cầu đã bị xử lý kỷ luật như thế nào?", TAND TP.Hải Phòng cho biết: "Đã xem xét trách nhiệm của các thẩm phán xét xử oan sai đối với ông Nguyễn Hồng Cầu. Tuy nhiên, tại thời điểm đó các thẩm phán trong HĐXX đã nghỉ hưu nên TAND TP không xem xét, xử lý nữa".
Điều khiến nhiều người không khỏi băn khoăn là phiên Giám đốc thẩm, TAND Tối cao tuyên ông Nguyễn Hồng Cầu vô tội diễn ra từ năm 1998. Tuy vậy, đúng 10 năm sau (năm 2008), TAND huyện Tiên Lãng, sau đó là TAND TP mới mở các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm xử vụ ông Nguyễn Hồng Cầu kiện TAND TP "đòi bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng gây ra". Trong 10 năm đó, những người xử vụ án oan của ông Cầu đã kịp... nghỉ hưu.
Đối với những đơn vị trực tiếp tham gia, gây nên vụ án oan của ông Nguyễn Hồng Cầu là CA, Viện KSND, TAND huyện Tiên Lãng đều không bị xử lý.
Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Tiến Chinh - Chủ tịch UBND xã Đông Hưng - khẳng định, không nhớ các chi tiết vụ việc bắt oan ông Cầu. Khi hỏi về việc xử lý cán bộ gây nên án oan cho ông Cầu, ông Chinh từ chối với lý do: "Chúng tôi không còn hồ sơ". Câu trả lời của ông Chinh rất mâu thuẫn bởi theo hồ sơ thì vụ bắt ông Cầu cách đây 17 năm có sự tham gia của ông Chinh khi đó đang là Phó chủ tịch UBND xã. Cùng với ông Chinh, thời điểm đó "đoàn công tác" tiến hành bắt ông Cầu còn có ông Nguyễn Xuân Tuyệt - Chủ tịch UBND xã (nay là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã), ông Phạm Viết Văn - Trưởng CA xã. Đặc điểm chung của các cán bộ xã này cũng giống như các cán bộ huyện, TP.Hải Phòng là đều không bị xử lý sau khi đã bắt một người đi tù vô căn cứ.
Theo Laodong
Vụ nông dân bị tù oan: Cán bộ không bị xử lý vì đã... về hưu Liên quan đến việc một nông dân bị tù oan, 17 năm mang đơn đi kiện, PV Dân trí đã làm việc với TAND TP Hải Phòng đề nghị cung cấp thông tin về việc giải quyết hậu quả, đền bù, xử lý cán bộ gây oan sai cho nông dân này. PV Dân trí cùng một số PV báo bạn đã có...