Vụ ‘Khai thác đá kiểu… hành dân’: Người dân tiếp tục dựng rào chặn xe
Cuộc họp giữa chính quyền địa phương với chủ các mỏ đá bàn phương án cải tạo con đường vẫn chưa tìm được lối ra.
Người dân tiếp tục dựng rào chắn chặn xe ben chở đá vào chiều 6.1 – Ảnh: Lê Lâm
Ngày 6.1, người dân ở ấp Tân Cang, xã Phước Tân, TP.Biên Hòa (Đồng Nai) tiếp tục lập rào chắn chặn xe ben chở đá trên đường Đinh Quang Ân, trong khi cuộc họp giữa chính quyền địa phương với chủ các mỏ đá bàn phương án cải tạo con đường vẫn chưa tìm được lối ra.
Cuộc họp có đại diện UBND TP.Biên Hòa và chủ các mỏ đá. Về phía người dân, UBND xã có phát thư mời cho 4 người đại diện nhưng không ai đến dự.
Nguy hiểm chết người
Video đang HOT
Lý do người dân đưa ra là trong thư mời, xã ghi mời họp để “giải quyết việc chặn đường”. Ông Trần Văn Tuyến, một trong bốn người được mời nói: “Nếu ghi là giải quyết việc làm đường thì tôi đi, còn ghi như vậy thì tôi không đi. Chúng tôi chặn đường vì bức xúc, cầu cứu chính quyền chứ có phải gây rối đâu”. Sau cuộc họp, Chủ tịch UBND xã Phước Tân – Mai Tấn Tài cho hay các bên liên quan vẫn chưa thống nhất được kinh phí làm đường cũng như thiết kế kỹ thuật cho tuyến đường.
Theo số liệu của Sở TN-MT Đồng Nai, đến nay trên địa bàn tỉnh có tổng cộng 35 mỏ đá, trong đó có 9 mỏ đã hết hạn khai thác. Đối với các mỏ đá hết hạn khai thác thì phải lập đề án đóng cửa trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên hiện chỉ mới đóng cửa được 6 mỏ, 3 mỏ còn lại đang lập thủ tục trình UBND tỉnh ra quyết định. Ông Lê Huy Lục – Trưởng phòng Khoáng sản (Sở TN-MT Đồng Nai), cho biết thủ tục đóng cửa mỏ đá ở đây chủ yếu là xây dựng tường bao và hàng rào kiên cố nhằm hạn chế tai nạn chết người. Còn hoàn thổ thì lấy đâu ra đất đá để lấp đầy các hố sâu sau khai thác? Theo quan sát, tại các mỏ đá khai thác xong (có độ sâu từ 40 – 80 m), các vách đá xung quanh dựng đứng rất nguy hiểm, dưới đáy thì tích nước. Đã có học sinh xuống hồ nước trong mỏ đá tắm và chết đuối thương tâm.
Tiền công ty nộp không đủ sửa đường hư
Đại diện Sở TN-MT Đồng Nai cũng cho biết thêm, các mỏ đá khi hoạt động phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước gồm, tiền cấp quyền khoáng sản, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường. Về phí cấp quyền khai thác, tùy theo mỏ đá mà số tiền khác nhau. Đơn vị khai thác mỏ đá phải chịu phí cấp quyền cao nhất là mỏ Thạnh Phú 1, thuộc Công ty BBCC với 9 tỉ đồng. Mỏ đá này được khai thác trong 11 năm với diện tích là 108,7 ha, tính ra 1 năm chưa tới 1 tỉ đồng.
Trước đó, một vị lãnh đạo HĐND tỉnh Đồng Nai từng phân tích: “Tính trung bình 1 mỏ đá đóng góp cho ngân sách khoảng 18 – 20 tỉ đồng. Số tiền này không đủ để bù vào chi phí sửa chữa đường sá hư hại, xuống cấp do hoạt động vận chuyển đá gây ra. Các hố sâu sau khai thác dùng để chứa nước, nhưng nước đó sử dụng vào mục đích gì, phục vụ công nghiệp hay nông nghiệp thì đến nay vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng”.
Đất lúa cũng không tha
Thời gian qua, hàng trăm hộ dân ở ấp 2, xã Bình Lợi, H.Vĩnh Cửu (Đồng Nai) đứng ngồi không yên vì cánh đồng Bầu Cật (rộng khoảng 100 ha) – nơi sản xuất chính của người dân, sắp bị thu hồi đất để khai thác đá. Ngoài việc lo sợ mất đất nông nghiệp canh tác lúa, những hộ dân nơi đây còn lo ngại những tác động xấu do mỏ đá gây ra như ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, nổ mìn gây nứt nhà cửa… Điều đáng nói, khi mỏ đá hình thành, với độ sâu 60 m, nó sẽ hút toàn bộ nguồn nước về hầm, làm khô cạn khu vực xung quanh, người dân không có nước để sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Theo người dân, cánh đồng này rất phì nhiêu, canh tác 2 – 3 vụ lúa năm (năng suất trên 5 tấn/ha). Lấy lý do đất lúa kém hiệu quả để hợp thức hóa cho việc khai thác đá, năm 2011 một chủ đầu tư đã vung tiền mua hơn 10 ha đất với giá cao rồi để cỏ mọc um tùm. Do vậy thông tin về cánh đồng này kém màu mỡ, dân bỏ hoang là hoàn toàn không chính xác.
Lê Lâm
Theo Thanhnien
Sẽ quan trắc môi trường tại các bãi rác tạm, khu chăn nuôi tập trung
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, năm 2016-2020, Sở sẽ bổ sung thêm vị trí quan trắc môi trường tại các bãi rác tạm, một số đoạn sông, suối đổ ra sông Đồng Nai, xây dựng các điểm quan trắc không khí ở khu đông dân cư, tại một số dự án lớn, khu chăn nuôi tập trung.
Một bãi rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng - Ảnh minh họa (Ảnh: Đậu Tất Thành - TTXVN)
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, năm 2016-2020, Sở sẽ bổ sung thêm vị trí quan trắc môi trường tại các bãi rác tạm, một số đoạn sông, suối đổ ra sông Đồng Nai, xây dựng các điểm quan trắc không khí ở khu đông dân cư, tại một số dự án lớn, khu chăn nuôi tập trung.
Ông Đặng Minh Đức, Phó Giám đốc Sở Tài nguuyên và Môi trường Đồng Nai cho biết cụ thể Sở sẽ xây dựng 535 vị trí quan trắc gián đoạn, định kỳ, đảm bảo việc quan trắc được thực hiện ở những vị trí quan trọng, có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Cùng với đó tỉnh sẽ tiếp tục vận hành 11 trạm quan trắc nước mặt tự động, 2 trạm quan trắc không khí tự động cố định và 1 xe quan trắc không khí tự động di động.Để công tác quan trắc môi trường mang lại hiệu quả cao, những năm tới, ngành tài nguyên, môi trường Đồng Nai tăng cường phối hợp với các sở, ngành, địa phương; đề ra cơ chế chia sẻ, công khai thông tin quan trắc đến mọi tầng lớp nhân dân.
Căn cứ kết quả quan trắc, Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai sẽ đề xuất, tham mưu cho UBND tỉnh Đồng Nai ban hành các chính sách quản lý, bảo vệ môi trường.Mạng lưới quan trắc môi trường tại Đồng Nai được xây dựng từ năm 2011.
Đến nay tỉnh đã có 324 vị trí quan trắc, bao gồm cả quan trắc gián đoạn, định kỳ và quan trắc tự động, liên tục. Việc xây dựng mạng lưới quan trắc giúp Đồng Nai đánh giá được diễn biến chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh; phục vụ đắc lực cho công tác quản lý Nhà nước về môi trường. Khi phát hiện chất lượng môi trường không đảm bảo, tỉnh đưa ra những cảnh báo cần thiết và đề ra giải pháp khắc phục. Qua công tác quan trắc, Đồng Nai đã xác định được một số vị trí có chất lượng môi trường thiếu ổn định, bị ô nhiễm như khu vực sông Cái, một số đoạn suối trước khi chảy ra sông Đồng Nai, một số khu vực khai thác đá, các nút giao thông./.
Theo Công Phong/TTXVN
Kẹt xe nghiêm trọng gần cầu Mỹ Thuận do sửa đường Kẹt xe nghiêm trọng kéo dài nhiều cây số trên đoạn đường qua địa phận Cần Thơ khiến hàng ngàn xe lưu thông hướng từ Cần Thơ về Vĩnh Long xếp hàng dài. Hàng ngàn phương tiện xếp thành hàng dài gần khu vực cầu Mỹ Thuận (hướng từ Cần Thơ về Vĩnh Long) - Ảnh: Thanh Chung Tình trạng kẹt xe nghiêm...