Vụ kế toán bất ngờ tử vong : Biên lai phiếu thu được kế toán sử dụng như thế nào?
Trao đổi với Tiền Phong, ông Hoàng Văn Duy, Phó trưởng phòng Tài chính kế hoạch, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cho biết: Trong vụ việc nữ kế toán bất ngờ tử vong sau khi thu nhiều tiền đấu giá quyền sử dụng đất, biên lai phiếu thu mà kế toán UBND xã Hoằng Ngọc sử dụng để thu tiền đấu giá quyền sử dụng các lô đất tại địa phương từ các hộ dân là sai quy định.
Cụ thể, ông Hoàng Văn Duy giải thích: Theo hướng dẫn thì hàng năm, căn cứ vào nhu cầu sử dụng, các xã đăng ký với phòng tài chính kế hoạch huyện hoặc trực tiếp đăng ký với Sở Tài chính số lượng các quyển biên lai phiếu thu để sử dụng cho hoạt động thu, chi ngân sách tại địa phương.
Vì theo quyết định số 94/2005 của Bộ Tài Chính ủy quyền cho các Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc in, phát hành biên lai phiếu thu theo mẫu có đầy đủ thông tin quyển số, mã số. Từ năm 2014, Sở Tài chính Thanh Hóa đã có công văn hướng dẫn số 1723 hướng dẫn biên lai phiếu thu để phục vụ cho việc thu các loại quỹ, các khoản huy động đóng góp tại địa phương, như: Quỹ phòng chống thiên tai, Quỹ an ninh quốc phòng và các loại khoản thu huy động được phép theo quy định. Biên lai phiếu thu trên được giao cho kế toán và UBND xã quản lý.
Quy trình thu như sau: liên 1 là gốc lưu trữ; liên 2 giao cho tổ chức, cá nhân nộp tiền; liên 3 cho kế toán hạch toán. Trong quá trình sử dụng biên lai phiếu thu nếu biên lai nào bị ghi nhầm hoặc hư hỏng phải thì gạch chéo, có báo cáo lý do nhầm, hỏng. Biên lai này chỉ có phần người thu và người nộp. Người thu ở đây là cán bộ xã được giao nhiệm vụ thu, có đóng dấu treo khi thực hiện thu các khoản thu. Nếu ủy quyền cho tổ chức hoặc cá nhân khác để thu các khoản tại thôn thì phải bàn giao số quyển, số biên lai bằng văn bản theo quy định.
Các biên lai phiếu thu trong vụ kế toán bất ngờ tử vong
Trong trường hợp kế toán của UBND xã Hoằng Ngọc sử dụng biên lai này để thu tiền đấu giá quyền sử dụng đất là không đúng theo quy định. Do đó, biên lai ghi nhận số tiền đấu giá quyền sử dụng đất mà kế toán đã thu của các hộ dân là không có giá trị.
Ngoài ra, ông Duy cho biết thêm: Theo quy định, UBND các xã không được trực tiếp thu khoản tiền đấu giá quyền sử dụng đất mà có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp các khoản tiền (theo thông báo của đơn vị thu thuế) tại Kho bạc Nhà nước. Sau khi nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước, các tổ chức, cá nhân mang chứng từ nộp tiền về nộp cho cán bộ địa chính để cán bộ địa chính đưa vào hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hàng năm, vào dịp cuối năm, thời điểm các xã quyết toán các khoản thu vào ngân sách, phòng chức năng của huyện kiểm tra mới kiểm tra thực hiện việc sử dụng các biên lai phiếu thu. Việc các xã chưa sử dụng hết biên lai phiếu thu năm nay thì có thể tiếp tục sử dụng cho năm sau.
Video đang HOT
Nhiều người dân hoang mang, lo lắng trước nguy cơ mất số tiền lớn
Về việc một số biên lai phiếu thu người dân nộp tiền cho kế toán ở xã Hoằng Ngọc có dấu của UBND xã thì hiện cơ quan công an đang tiến hành điều tra, hiện chưa có kết luận xác minh là dấu này ai đóng và đóng vào thời điểm nào?
Về việc này, ông Nguyễn Hữu Dũng, chủ tịch UBND xã Hoằng Ngọc cho biết: Việc bà Hòa tự ý đứng ra thu tiền mua đất rồi nộp vào kho bạc cho các hộ dân tôi hoàn toàn không biết, mãi khi người dân lên xã phản ánh mới nắm được. Hiện vụ việc phải chờ đến kết luận của cơ quan chức năng chúng tôi mới có hướng xử lý, giải quyết”.
Trước đó, theo đơn phản ánh của nhiều hộ dân xã Hoằng Ngọc, huyện Hoằng Hóa cho biết sau khi trúng đấu giá đất, các hộ dân được bà Vũ Thị Hòa, kế toán của UBND xã Hoằng Ngọc điện thoại thông báo đến UBND xã bàn giao tiền để bà Hòa nộp vào kho bạc. Tổng số tiền bà Hòa thu gần 8 tỷ đồng (theo đơn của 11 hộ dân xã Hoằng Ngọc).
Vì tin tưởng bà Hòa là cán bộ xã, khi thu tiền có biên lai thu tiền nên mọi người không nghi ngờ gì. Khi nghe tin bà Hòa tử vong, người dân hốt hoảng chạy lên xã hỏi thì mới biết biên lai phiếu thu các hộ dân đã nộp tiền không có giá trị pháp lý.
Ông Đỗ Xuân Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Ngọc, huyện Hoằng Hóa xác nhận: Bà Vũ Thị Hòa, công chức kế toán xã bất ngờ tử vong vào ngày 18/10. Sau khi bà Hòa tử vong, rất nhiều người dân địa phương và một số người ở địa phương khác (trúng đấu giá các lô đất các mặt bằng tại địa phương) đã kéo đến trụ sở UBND xã xuất trình các biên lai thu tiền (do sở Tài chính Thanh Hóa phát hành, có dấu treo của UBND xã) được bà Hòa lập để thu tiền của người dân trúng đấu giá.
Vụ việc hiện đang được cơ quan Công an tỉnh Thanh Hóa điều tra, xử lý.
HOÀNG LAM
Theo tienphong
Cần Thơ: Sở đã xử lý sai phạm của Hiệu trưởng sau 9 tháng bận việc
Cuối tuần qua, ông Nguyễn Phúc Tăng - Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.Cần Thơ đã đến Trường THPT Phan Văn Trị (H.Phong Điền, TP.Cần Thơ) để triển khai quyết định xử lý kỷ luật đối với những sai phạm tại trường này mà báo điện tử Một Thế Giới đã phản ánh.
Trường THPT Phan Văn Trị nơi xảy ra vi phạm - Ảnh: Thanh Nguyên
Theo đó, ông Nguyễn Hoàng Minh - Hiệu trưởng Trường THPT Phan Văn Trị bị kỷ luật với hình thức khiển trách vì có vi phạm một số quy định về quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn, tổ chức các dịch vụ trong nhà trường...
Ông Nguyễn Quang Huân - Phó hiệu trưởng, nhận hình thức kỷ luật khiển trách vì vi phạm một số quy định về bố trí, phân công giờ dạy, công tác kiểm tra đánh giá quá trình học tập của học sinh.
Bà Lâm Thị Khoảnh, kế toán trường bị hình thức kỷ luật khiển trách vì không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của kế toán, thiếu tinh thần trách nhiệm trong quản lý tài chính. Ông Nguyễn Hữu Nhã và bà Trần Ngọc Thiền (cả 2 nguyên là Phó hiệu trưởng Trường THPT Phan Văn Trị), bị kiểm điểm rút kinh nghiệm về những vi phạm của mình.
Sau những bài viết phản ánh hàng loạt sai phạm của Trường THPT Phan Văn Trị, một số giáo viên trong trường này tiếp tục cung cấp cho phóng viên một số thông tin và những bức xúc liên quan đến kết luận nội dung tố cáo mà Sở GD-ĐT Cần Thơ đã ban hành vào ngày 23.1.2019.
Theo đó, trong 3 năm học từ 2015 đến 2018, khoản tiền ôn thi THPT quốc gia nhà trường đều thu đều đặn mỗi năm, nhưng khi trả thù lao cho giáo viên lại không công khai rõ ràng. Điều này đã được Thanh tra Sở GD-ĐT Cần Thơ chỉ rõ trong kết luận.
Theo đó, năm học 2016-2017, ông Nguyễn Hoàng Minh tổ chức thực hiện thu trên 334 học sinh lớp 12 với số tiền là hơn 267 triệu đồng. Năm học 2017-2018, với số học sinh 12 là 416 em, số tiền thu được là hơn 395 triệu đồng, trung bình mỗi học sinh đóng khoảng 950.000 đồng. Cũng trong năm học, nhà trường bị tố cáo thu 1.450.000 đồng đối với 1 học sinh đăng ký bài thi Khoa học xã hội và 1.550.000 đồng đối với 1 học sinh bài thi Khoa học tự nhiên và điều này được kết luận là không có cơ sở.
Năm học 2018-2019, ông Nguyễn Hoàng Minh dự kiến thu 1.400.000 đồng/học sinh đăng ký thi ban Khoa học tự nhiên và 1.200.000 đồng/học sinh thi ban Khoa học xã hội. Tuy nhiên khi đoàn thanh tra đến xác minh thì nhà trường chưa tổ chức thu. Sau đó mức tiền được giảm xuống 880.000 đồng/học sinh đối với bài thi Khoa học tự nhiên và 660.000 đồng/học sinh đối với bài thi Khoa học xã hội.
Việc thu tiền ôn thi THPT quốc gia này, Hiệu trưởng có trao đổi và thống nhất với Ban đại diện cha mẹ học sinh. Định mức thu tiền ôn thi các môn dựa trên số tiết ôn thi, số tiền thu được sẽ dùng chi trả cho giáo viên giảng dạy và một phần trích cho quản lý. Việc này phải tuân theo Hướng dẫn số 681/HD-SGDĐT năm 2013 của Sở GD-ĐT Cần Thơ.
Cụ thể, đối với hoạt động dạy và học thêm trong nhà trường sử dụng từ 75-80% tiền thu học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên (căn cứ vào hợp đồng làm việc). Sử dụng từ 5-7% để chi trả cho công tác quản lý. Phần còn lại dùng để chi trả điện nước, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa cơ sở vật chất. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hoàng Minh không làm đúng như vậy.
Thanh tra đã làm rõ, năm học 2016-2017, trường đã trích cho quản lý là hơn 19% (hơn 52 triệu đồng). Năm 2017-2018 trích hơn 23% (hơn 92 triệu đồng) cho quản lý.
Giáo viên trong trường cho biết số tiền trích cho quản lý thực tế là trích cho ban giám hiệu nhà trường, kế toán, thủ quỹ. Số tiền thực nhận của giáo viên không đáng kể trong khoản thu được. Như năm học 2015- 2016, mỗi tiết ôn thi THPT quốc gia, giáo viên sẽ nhận được 65.000 đồng, năm học 2016-2017 là 70.000 đồng/tiết, và năm học 2017-2018 là 80.000 đồng/tiết.
Từ kết luận nội dung tố cáo, chỉ cần làm một phép tính đơn giản, đã có thể thấy giáo viên phải chịu thiệt thòi như thế nào. Như năm học 2016-2017, nhà trường phân công cho 35 giáo viên phụ trách các lớp tăng tiết ôn thi THPT quốc gia. Số tiền chi cho giáo viên là hơn 209 triệu đồng. Tính trung bình, mỗi giáo viên chỉ nhận được gần 6 triệu đồng, còn quản lý nhận được hơn 52 triệu đồng.
Và năm học 2017-2018, với 39 giáo viên được phân công thì mỗi giáo viên nhận trung bình là hơn 7,5 triệu đồng. Trong khi đó, số tiền chi cho quản lý năm học 2017-2018 này là hơn 92 triệu đồng.
Điều làm các giáo viên bức xúc còn ở chỗ do nhà trường phân công giảng dạy không hợp lý, khiến nhiều giáo viên dư tiết dạy, lại có giáo viên thiếu tiết dạy. Do đó, khi nhận thù lao ôn thi THPT quốc gia sẽ có sự thiệt thòi.
Việc số tiền thu được từ công tác ôn thi THPT quốc gia các năm qua không được Hiệu trưởng công khai minh bạch, điều này khiến cho giáo viên được phân công giảng dạy bức xúc.
Với những vi phạm và hình thức kỷ luật khiển trách đối với ông Nguyễn Hoàng Minh, một số giáo viên trong trường không đồng tình. Các giáo viên này cho biết, sẽ có đơn khiếu nại lên lãnh đạo Sở và UBND TP.Cần Thơ.
Thanh Nguyên
Theo motthegioi
Trường học thiếu nhân viên y tế: TP.HCM đã kiến nghị nhiều lần Bộ GD&ĐT có nhiệm vụ chủ trì rà soát để chỉnh sửa về vị trí việc làm và số lượng người làm việc chuyên ngành cho phù hợp. Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16-3-2015 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm tại các trường mầm non công lập. Theo đó, các...