Vụ JTC hối lộ: Cựu Phó TGĐ Đường sắt Việt Nam bị truy tố tội “Lợi dụng chức vụ…”
Ông Trần Quốc Đông sẽ bị truy tố về tội danh Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cơ quan cảnh sát điều tra vừa thay đổi từ tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” sang tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” đối với Bị can Trần Quốc Đông, nguyên Phó tổng giám đốc Đường sắt Việt Nam, nguyên Giám đốc RPMU.
Trước đó, báo chí Nhật Bản đã đưa tin ông Tamio Kakinuma, Chủ tịch Tập đoàn tư vấn giao thông Nhật Bản ( JTC), thừa nhận JTC đã chi khoảng 80 triệu yen (782.640 USD) cho các quan chức ĐSVN trong dự án trị giá 4,2 tỉ yen (41 triệu USD).
Ông Trần Quốc Đông
Sau đó phía Nhật Bản đã cung cấp một số thông tin liên quan cho phía Việt Nam để tiến hành điều tra vụ việc này. Cụ thể, dự án ODA mà JTC hối lộ quan chức Việt Nam có liên quan đến dự án Đường sắt đô thị trên cao. Đồng thời, trên website chính thức của JTC, cũng thống kê các dự án mà JTC thực hiện tại Việt Nam bao gồm 5 dự án từ 1993 đến nay. Đáng chú ý là Dự án Đường sắt đô thị trên cao của Hà Nội – được triển khai từ năm 2008 dựa trên vốn ODA Nhật Bản, trong đó JTC đóng vai trò là Tư vấn Thiết kế kỹ thuật. Dự án này đã qua giai đoạn 1 và chuẩn bị bước vào giai đoạn 2.
Ở các dự án này, ông Trần Quốc Đông giữ chức Giám đốc Ban Quản lý các dự án đường sắt, (RPMU) từ ngày 1/10/2009. Trước khi về làm giám đốc RPMU ông Đông là Trưởng ban Ban Quan hệ Quốc tế của ĐSVN.
Việc bắt ông Đông diễn ra tại trụ sở Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vào tháng 5. Ngoài ông Đông, cơ quan điều tra còn bắt giữ và khởi tố ông Phạm Hải Bằng, 45 tuổi, nguyên là Phó Giám đốc RPMU; ông Phạm Quang Duy, 39 tuổi, nguyên Phó Giám đốc RPMU; ông Nguyễn Nam Thái, 36 tuổi, Trưởng phòng Dự án 3, RPMU; ông Trần Văn Lục, 56 tuổi, nguyên Giám đốc RPMU và ôngNguyễn Văn Hiếu, nguyên Giám đốc RPMU.
Video đang HOT
Lê Tú
Theo dantri
Nghi án hối lộ ODA:Nhật xử, Bộ GTVT chưa có thông tin
Đó là khẳng định từ phía Bộ GTVT trước thông tin Nhật Bản đã truy tố các cá nhân, công ty liên quan vụ hối lộ 16 tỷ đồng.
Chia sẻ thông tin với Đất Việt, ngày 11/7, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết: "Chúng tôi vẫn chưa nhận được thông tin chính thức từ đường ngoại giao của Nhật Bản, nên phải đợi nguồn thông tin chính thức mới đưa ra việc làm tiếp theo".
Nghi án hối lộ ODA: Nhật xử, Việt Nam đang điều tra
Bên cạnh đó, ông Đông cũng cho biết thêm: "Hiện nay, Thủ tướng đang giao cho bên Bộ công an thực hiện chức năng điều tra nên Bộ GTVT không nắm rõ thông tin điều tra đang được tiến hành đến đâu".
Còn về phía Bộ GTVT, theo ông Đông chia sẻ, hiện nay Bộ vẫn tiếp tục thanh tra các dự án của đường sắt, nếu bên cơ quan điều tra Bộ công an cần thì Bộ vẫn sẵn sàng cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc.
Cựu giám đốc Tamio Kakinuma đang đối mặt với mức án 5 năm.
Trong khi đó, hãng tin Kyodo, ngày 10/7, đưa tin Nhật Bản đã truy tố Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (gọi tắt là JTC) và 3 cựu lãnh đạo của công ty vì hối lộ các quan chức đường sắt Việt Nam để nhận hợp đồng tư vấn dự án xây dựng đường sắt nội đô với nguồn vốn ODA do chính phủ nước này hỗ trợ.
Ba người này gồm Tamio Kakinuma (65 tuổi) - cựu Chủ tịch, Tatsuro Wada (66 tuổi) - cựu Giám đốc điều hành và Koji Ikeda (58 tuổi) - cựu thành viên HĐQT JTC.
Asahi Shimbun trích thông báo của Viện Kiểm sát Tokyo và một số nguồn tin khác cho biết Wada và Ikeda đã đưa tổng cộng 69,9 triệu yen (hơn 690.000 USD) tiền mặt cho một số quan chức Đường sắt Việt Nam trong thời gian tháng 12/2009 - 2/2014. Còn Kakinuma bị kết tội phê duyệt 6 triệu yen trong số này.
Vụ hối lộ bị phanh phui sau khi Văn phòng thuế khu vực Tokyo tiến hành thanh tra thuế và phát hiện các khoản chi bất hợp pháp với tổng trị giá 130 triệu yen (khoảng 1,3 triệu USD) của JTC, được chi thành 40 lần bắt đầu từ tháng 2/2008 đến tháng 2/2014 liên quan đến 5 hợp đồng dự án ODA tại 3 nước Việt Nam, Uzbekistan, Indonesia.
Nghi án hối lộ: Công an làm việc với lãnh đạo ĐSVN
Trong số 130 triệu yen, JTC hối lộ 80 triệu yen (782.640 USD) cho các quan chức Việt Nam để giành lấy hợp đồng dự án ODA trị giá lên đến 4,2 tỉ yen (41 triệu USD), hối lộ 30 triệu yen cho các quan chức Indonesia và 20 triệu yen cho các quan chức Uzbekistan.
Tại Văn phòng công tố Tokyo, ông Tamio Kakinuma đã thừa nhận công ty này từng chi tiền lại quả cho 5 quan chức nước ngoài trong đó có Việt Nam để đổi lại các dự án ODA. Tại Nhật, tội hối lộ công chức nước ngoài bị xử tối đa 5 năm và phạt 5 triệu yen.
Chưa có thông tin điều tra vụ án hối lộ 16 tỷ đồng quan chức đường sắt
Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với 4 cán bộ thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Theo đó, ông Trần Quốc Đông, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam bị khởi tố về hành vi "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo điều 285 Bộ luật hình sự (BLHS).
Ông Phạm Quang Duy, Phạm Hải Bằng (đều là Phó Giám đốc Ban quản lý các dự án đường sắt), Nguyễn Nam Thái (Trưởng phòng dự án 3), bị khởi tố về hành vi "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo điều 281 BLHS.
Khẳng định 4 cán bộ ngành đường sắt bị tạm giam chắc chắn có liên quan tới vụ nhận hối lộ từ Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC), trao đổi với phóng viên, một vị lãnh đạo của Bộ Giao thông vận tải cho hay, đến nay Bộ Công an chưa có bất kỳ thông báo nào gửi tới Bộ GTVT về việc này.
Trước đó, ngày 5/5, ông Trần Ngọc Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên ĐSVN, cho biết, đến thời điểm này ĐSVN đã đình chỉ công tác 5 cán bộ để phục vụ việc điều tra của cơ quan công an.
Đến tháng 6, Nhật Bản đã tuyên bố sẽ tạm ngưng ODA cho Việt Nam để chờ kết quả điều tra vụ hối lộ.
Thanh Huyền
Theo_Báo Đất Việt
Lộ diện người thứ sáu trong nghi án nhận hối lộ JTC Ngày 9/5, Cơ quan CSĐT - Bộ CA cho biết, họ đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Hiếu (SN 1962), Giám đốc Ban Quản lý các dự án Đường sắt thuộc Tổng công ty Đường sắt VN. Ông Nguyễn Văn Hiếu là bị can thứ 6 liên quan đến nghi án nhận hối lộ của công ty JTC...