Vụ IS tấn công khủng bố ở Iran sẽ tái định hình khủng hoảng Trung Đông như thế nào
Vụ nổ mạnh đã giết chết 84 người và làm 211 người bị thương vào ngày 3/1, khiến các nhà quan sát đặt ra câu hỏi, liệu nó có thể định hình các vấn đề Trung Đông như thế nào trong tương lai gần.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lên án 2 vụ tấn công ở Iran IS thừa nhận tiến hành vụ tấn công khủng bố ở Iran khiến gần 100 người thiệt mạng Toàn cảnh vụ tấn công khủng bố gần mộ tướng quân đội Iran khiến hơn 100 người thiệt mạng
Thi thể nạn nhân trong 2 vụ nổ gần nghĩa trang thành phố Kerman (Iran) ngày 3/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Trung Đông đã sôi sục trong vài tháng qua, với cuộc tấn công của nhóm Hamas vào Israel vào ngày 7/10/2023, kéo theo cuộc chiến của Israel ở Dải Gaza khiến hơn 20.000 người thiệt mạng và các cuộc tấn công từ phiến quân Houthi nhằm vào tàu thuyền ở Biển Đỏ kể từ tháng 11. Trong bối cảnh đó, vụ đánh bom chết chóc ở Iran có ảnh hưởng gì đến khu vực.
Theo đài Sputnik, hai vụ nổ xảy ra trong đám rước di chuyển về phía mộ của cố chỉ huy lực lượng Quds thuộc Vệ binh Hồi giáo Cách mạng Iran, Tướng Qasem Soleimani ở thành phố Kerman của Iran hôm 3/1, đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 84 người và khiến hàng trăm người khác bị thương.
Vụ nổ đầu tiên xảy ra vào khoảng 3 giờ chiều. Khi đám đông tìm cách tháo chạy, một quả bom khác phát nổ 20 phút sau đó gần Nhà thờ Hồi giáo Saheb al-Zaman. Chính phủ Iran tuyên bố hầu hết nạn nhân thiệt mạng trong vụ đánh bom thứ hai, giữa cảnh hỗn loạn từ vụ nổ đầu tiên.
Hãng thông tấn Tasnim của Iran dẫn nguồn tin thông thạo cho biết có hai túi đựng bom dường như được kích nổ bằng điều khiển từ xa.
Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ngày 4/1 đã nhận trách nhiệm về vụ đánh bom này, theo một bài đăng trên tài khoản Telegram của nhóm. Tờ New York Times chỉ ra rằng lời thừa nhận của IS “phù hợp với các đánh giá của tình báo Mỹ” vốn chỉ ra rằng những người Hồi giáo dòng Sunni hoặc IS có khả năng đứng sau vụ tấn công khủng bố.
Ban đầu, chính quyền Iran cho rằng vụ đánh bom có thể liên quan đến cuộc tấn công của Israel vào Gaza, ám chỉ Tel Aviv hoặc Washington có thể đứng sau vụ này.
Tuy nhiên, tờ Wall Street Journal khẳng định Israel đã nói với các đồng minh rằng họ không liên quan đến vụ tấn công, trong khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matt Miller cũng nhấn mạnh với báo chí rằng Washington “không có lý do gì để tin rằng Israel có liên quan đến vụ nổ này”. Ông Miller nói thêm rằng Mỹ cũng không nhúng tay vào vụ nổ.
Video đang HOT
Về phần mình, cựu quan chức tình báo Israel và nhà phân tích khu vực Avi Melamed cho rằng một số nhóm chiến binh trong khu vực có thể đã dàn dựng các vụ nổ: “Không thiếu những yếu tố bên trong Iran muốn tấn công [chính phủ Iran]. Và để kể tên một số, chúng ta có lực lượng người Kurd hoạt động ngầm, có quân nổi dậy ở Tây Nam Iran, có phiến quân Baluchistan.”
Tác động lên khu vực
Ông Mahjoob Zweiri, Giáo sư về chính trị và lịch sử đương đại Trung Đông tại Đại học Qatar, nhấn mạnh rằng người ta nên trả lời câu hỏi “cui bono” (“vì lợi ích của ai”) khi tìm kiếm thủ phạm của vụ tấn công khủng bố.
Ông Zweiri nói với Sputnik: “Tôi nghĩ toàn bộ sự việc dường như có một lý do chính, về cơ bản là ‘trộn quân bài’”.
Ông tin rằng chính phủ Israel có thể được hưởng lợi từ sự nhầm lẫn đang diễn ra xung quanh hiện trạng chính trị của khu vực. “Có vẻ như có mong muốn chính phủ Benjamin Netanyahu mở rộng cuộc xung đột ra ngoài Gaza. Người Mỹ và những người châu Âu khác có thể can thiệp và về cơ bản chuyển toàn bộ cuộc xung đột ở Gaza thành một cuộc xung đột toàn cầu”.
Hiện trường vụ đánh bom ở nghĩa trang tại Kerman, Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Vụ tấn công ở Kerman trùng với ngày kỷ niệm 4 năm Tướng Soleimani bị ám sát ở Baghdad, Iraq bởi một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ. Ban đầu, Washington phủ nhận có liên quan đến vụ tấn công này. Tuy nhiên, vào tháng 2/2020, Nhà Trắng đã đưa ra một báo cáo biện minh cho vụ ám sát vị tướng này. Đặc biệt, chính phủ Tổng thống Trump lập luận rằng mục đích của cuộc tấn công là để “ngăn chặn Iran tiến hành hoặc hỗ trợ các cuộc tấn công tiếp theo chống lại các lực lượng và lợi ích của Mỹ” và “làm suy giảm khả năng tiến hành các cuộc tấn công của lực lượng dân quân được Quds và Iran hậu thuẫn”.
Đồng thời, Giáo sư Zweiri bày tỏ nghi ngờ rằng Tehran sẽ vội vàng trả đũa sau vụ đánh bom Kerman mà thay vào đó sẽ tập trung vào việc thúc đẩy lệnh ngừng bắn ở Gaza.
“Tôi không chắc chắn rằng sẽ có bất kỳ hình thức mở rộng nào về chiến tranh và hiện trạng. Một lần nữa, có vẻ như cả Iran và Hezbollah đều không muốn đáp trả vào lúc này. Tôi nghĩ họ sẽ quan sát tình hình ở Gaza và xem xét để chứng kiến một lệnh ngừng bắn lâu dài”, ông Zweiri nói.
Sau vụ đánh bom hôm 3/1, Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đã cam kết “phản ứng gay gắt” với những kẻ đứng sau vụ này.
Vụ tấn công được thực hiện chỉ một ngày sau khi Saleh al-Arouri, phó thủ lĩnh chính trị Hamas, bị giết trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở miền nam Beirut. Vụ ám sát Al-Arouri được nhiều người cho là do Israel thực hiện, mặc dù Tel Aviv không nhận trách nhiệm về vụ việc.
Theo tờ Indian Express, hiện có nhiều bên khác nhau trong khu vực có liên quan đến cuộc xung đột Israel-Hamas, do sự liên kết và cạnh tranh giữa khu vực, tôn giáo và sắc tộc đã tồn tại từ lâu. Ví dụ, tổ chức chiến binh Hezbollah có trụ sở tại Liban đã hỗ trợ Hamas. Cả Hamas và Hezbollah được cho là được hậu thuẫn bởi Iran, quốc gia đối địch với Israel trong nhiều thập kỷ.
Hãng tin Reuters đưa tin, trong bài phát biểu tại Beirut hôm 3/1, thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah nói rằng nhóm này “không thể im lặng” sau vụ sát hại ông al-Arouri. Hôm 2/1, máy bay không người lái đã tấn công một văn phòng của Hamas ở phía Nam Beirut, một thành trì của Hezbollah, giết chết phó thủ lĩnh Hamas và một số quan chức khác. Ông Nasrallah cho biết lực lượng vũ trang mạnh mẽ của ông sẽ chiến đấu đến cùng nếu Israel mở rộng chiến tranh sang Liban.
Iran cũng được biết là bên ủng hộ cho người Houthi ở Yemen chống lại cái mà họ coi là sự can thiệp của phương Tây vào khu vực. Điều đó khiến nước này mâu thuẫn với Mỹ và đồng minh Saudi Arabia. Kết quả là, các vụ tấn công trong khu vực lân cận có khả năng mở rộng xung đột đang diễn ra, với các nhóm và quốc gia khác hoặc kéo dài xung đột.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nói với các phóng viên hôm 3/1: “Chúng tôi vẫn vô cùng lo ngại, như chúng tôi đã luôn lo ngại ngay từ đầu cuộc chiến này (cuộc chiến Gaza), về nguy cơ xung đột lan sang các mặt trận khác”.
Quan điểm của Italy về các cuộc xung đột trên toàn cầu
Italy nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ Ukraine nhằm duy trì "cân bằng" trên chiến trường và cảnh báo việc leo thang xung đột hơn nữa ở Trung Đông có thể gây ra "hậu quả không thể tưởng tượng được".
Thủ tướng Italy đặt sự phát triển của châu Phi và AI vào trọng tâm nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên G7. Ảnh: ANSA
Theo kênh truyền thông CGTN (Trung Quốc) ngày 5/1, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cho biết chính phủ nước này sẽ tập trung vào châu Phi và trí tuệ nhân tạo (AI) trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên G7 của Rome trong năm nay.
Bà Meloni cho biết tại cuộc họp báo ở Rome: "Tôi vô cùng lo ngại về tác động của [AI] đối với thị trường lao động".
Italy đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên của G7 (gồm Mỹ, Canada, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh và Italy) vào đầu tháng 1 năm nay.
Chính phủ nước này đã thông báo rằng hội nghị thượng đỉnh hàng năm của các nhà lãnh đạo G7 sẽ diễn ra ở miền Nam Italy vào tháng 6 tới. Thủ tướng Meloni cũng cho biết bà muốn tổ chức một hội nghị thượng đỉnh riêng biệt tập trung đặc biệt vào AI.
Quan điểm của Italy về xung đột toàn cầu
Năm 2024, các nhà lãnh đạo G7 nỗ lực tìm cách ứng phó với cuộc xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine và cuộc chiến của Israel với Hamas ở Dải Gaza. Thủ tướng Meloni nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ Ukraine nhằm duy trì "cân bằng" trên chiến trường.
Về cuộc chiến ở Trung Đông, nhà lãnh đạo Italy lặp lại khẳng định rằng Israel "có quyền tự vệ". Tuy nhiên, bà cũng kêu gọi Chính phủ Israel bảo vệ mạng sống dân thường ở Gaza và cần phải tìm ra giải pháp lâu dài hơn cho vấn đề Palestine.
Bên cạnh đó, bà cảnh báo rằng việc leo thang xung đột hơn nữa ở Trung Đông có thể gây ra "hậu quả không thể tưởng tượng được".
Khởi động lại quan hệ thương mại với Trung Quốc
Italy đã rút khỏi Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc vào cuối năm ngoái, nhưng Thủ tướng Meloni cho biết bà có ý định "tái khởi động" quan hệ thương mại với Bắc Kinh vào năm 2024.
Italy trở thành quốc gia G7 đầu tiên và duy nhất tham gia BRI vào năm 2019 nhưng bà Meloni cho biết tư cách thành viên đã dẫn đến cán cân thương mại "kém thuận lợi" hơn cho quốc gia châu Âu này.
Về vấn đề di cư, một ưu tiên chính trị quan trọng của chính phủ liên minh cánh hữu ở Italy do bà Meloni lãnh đạo là cần các quy định mới tốt hơn của EU so với hệ thống trước đó. Tháng trước, các nhà lãnh đạo châu Âu đã đạt được thỏa thuận lịch sử nhằm cải cách chính sách di cư của EU.
Tuy nhiên, bà Meloni nói thêm rằng thỏa thuận sẽ "không giải quyết" những thách thức do di cư đặt ra và kêu gọi "đầu tư chiến lược" vào châu Phi.
Thủ tướng Meloni nêu rõ: "Điều tôi nghĩ cần phải làm ở châu Phi không phải là từ thiện mà là xây dựng sự hợp tác và các mối quan hệ chiến lược nghiêm túc và bình đẳng nhằm thúc đẩy nền kinh tế và mức sống của người châu Phi để ngăn cản những người di cư đến châu Âu".
Theo dữ liệu của Liên hợp quốc, hơn 150.000 người di cư đã đến Italy bằng đường biển vào năm ngoái, con số hàng năm cao nhất kể từ năm 2016.
Anh 'không còn gì' trong kho dự trữ quân sự sau khi gửi vũ khí cho Ukraine? Nhiều chính phủ phương Tây đang ký kết các hợp đồng lớn để bắt đầu xây dựng lại kho dự trữ đạn dược sau khi gửi lượng lớn vũ khí cho Kiev, vào thời điểm xung đột Israel - Hamas và các cuộc tấn công của lực lượng Houthi vào các tàu ở Biển Đỏ đang tạo ra nhiều bất ổn hơn. Xung...