Vụ “iPhone và iPad theo dõi vị trí địa lý người dùng”: Steve Jobs “bênh” iPhone, “đẩy tội” cho Android
“Thuyền trưởng” của Apple, Steve Jobs, vừa chính thức đăng đàn để đưa ra lời giải thích cho việc các sản phẩm iPhone và iPad bị tố cáo theo dõi vị trí người dùng.
“Vị cha già” của Apple, Steve Jobs đang “cố gắng” cứu vãn tình thế về lòng tin của người dùng đối với iPhone và iPad – Ảnh minh họa: Internet
Theo đó, trong một email có nội dung ngắn gọn gửi trả lời câu hỏi của một người dùng từ chính iPhone của Steve Jobs – vốn vẫn đang trong giai đoạn điều trị y tế, ông nhấn mạnh rằng “Apple không làm thế (dò “dấu vết” người dùng).”, và không quên xoay mũi dùi sang kỳ phùng địch thủ Android của Google, khi “nhắc nhở” rằng: “Còn họ thì có”.
Toàn văn e-mail trao đổi giữa một độc giả ẩn danh của trang MacRumors và Steve Jobs. Độ xác thực của chúng đã được công nhận là hoàn toàn đáng tin: Độc giả này gửi cho Jobs một thư điện tử, hỏi: “Xin ông vui lòng giải thích về lý do xuất hiện của tính năng dò tìm vị trí người dùng, vốn được cài sẵn trong chiếc iPhone của tôi? Thật đáng sợ khi biết rằng vị trí chính xác của bản thân lại được ghi lại mọi lúc. Có lẽ ông nên khai sáng cho tôi trong chuyện này, trước khi tôi chuyển sang một chiếc Droid (điện thoại dùng hệ điều hành Android). (Vì) Chúng không theo dõi người dùng.” Toàn văn hồi đáp của Jobs: “Ồ, chúng (điện thoại Android) có (dò theo dấu vết người dùng) chứ. Còn chúng tôi (Apple) không làm thế. Các thông tin tràn ngập mấy ngày hôm nay là sai cả đấy. ” Gửi từ chiếc iPhone của tôi.”
Đúng là điện thoại cài đặt hệ điều hành Android có chức năng dò tìm vị trí người dùng, nhưng Google đã khẳng định, tất cả người sử dụng đều được chức năng này thông báo trước khi quyết định thông qua chương trình. Hơn nữa, lượng thông tin dạng này được lưu trữ trong hệ thống của Google là rất giới hạn, và chúng không bao giờ bị gửi đến một máy vi tính.
Ngược lại, điện thoại iPhone có vẻ như đã thu thập một lượng gần như không-giới-hạn thông tin dạng này, dưới một dạng hình thái có thể được tiếp cận một cách dễ dàng bởi bất cứ ai sử dụng chiếc điện thoại.
Apple cũng đã xác nhận trước Quốc hội Hoa Kỳ rằng, sản phẩm iPhone và iPad của họ chỉ thu thập dữ liệu và thông tin khi được sự đồng ý của người sử dụng. Cần lưu ý rằng, “nằm khuất đâu đó” trong thỏa thuận bản quyền dài lê thê của dịch vụ iTunes Store (dùng để đồng bộ hóa dữ liệu) là một đoạn văn bản dài vỏn vẹn 86 chữ, nói rõ rằng Apple có quyền được… tiếp cận dữ liệu về vị trí người dùng, vốn được thu thập bởi… thiết bị của họ.
Tuy nhiên, tất cả những dữ liệu đó đều ở dạng ẩn danh, nó không kèm theo bất cứ chi tiết cá nhân nào của người sử dụng, cũng như địa chỉ nhà của họ.
Chi tiết “những thông tin tràn ngập là sai cả” thật khó mà phân tích, vì Jobs không nói cụ thể đó là những “thông tin” nào. Chỉ biết rằng đã có hàng trăm người dùng đã đăng tải những bản đồ trực tuyến cho thấy những chiếc iPhone và iPad đã theo dõi họ ra làm sao.
Video đang HOT
Chức năng dò tìm vẫn hoạt động ngay cả khi bị vô hiệu
Ngoài ra, sau khi vụ việc về iPhone thu thập dữ liệu người dùng bị phanh phui. Wall Street Journal đã tiến hành một nghiên cứu độc lập khác, cho thấy điện thoại iPhone sẽ vẫn tiếp tục thu thập và lưu trữ thông tin về vị trí và địa điểm (của người dùng) ngay cả khi những dịch vụ dò tìm địa điểm bị tắt đi.
Hành trình đươc-ghi-lại của một người dùng iPhone giữa hai thành phố New York và Washington – Ảnh minh họa: Tumblr.com
Dữ liệu về vị trí có vẻ như được thu thập bằng cách dùng những tháp thu phát tín hiệu di động và điểm truy cập Wi-Fi gần điện thoại người dùng, và (có vẻ như) không bị gửi ngược lại cho Apple. Hiện Apple chưa đưa ra bình luận nào về kết quả cuộc nghiên cứu này.
Các phóng viên công nghệ của WSJ đã tắt các dịch vụ địa điểm (vốn luôn mặc định ở chế độ mở) rồi ngay lập tức ghi lại các dữ liệu vừa được thu được trước đó (trước khi dịch vụ bị tắt). Sau đó họ cầm chiếc điện thoại đến các địa điểm mới, rồi quan sát sự di chuyển của dữ liệu. Kết quả thật bất ngờ: nhiều tiếng đồng hồ sau khi các ứng dụng dịch vụ địa điểm bị tắt cũng như sau khi chiếc điện thoại bị cầm đi lòng vòng nhiều nơi, nó vẫn tiếp tục thu thập thông tin về các địa điểm mà những phóng viên vừa đặt chân đến.
Các dữ liệu nói trên bao gồm tọa độ vị trí và mốc thời gian. Nhà nghiên cứu bảo mật độc lập Ashkan Soltani đã xác nhận cuộc điều tra của phóng viên tờ WSJ.
Theo Tuổi Trẻ
Apple, Google thừa nhận dùng "phần mềm gián điệp"
Ngày 22-4, Google tuyên bố hãng từng thu thập thông tin từ các điện thoại chạy hệ điều hành Android. Trong khi trước đó Apple thừa nhận có thu thập thông tin về vị trí điện thoại iPhone mỗi 12 giờ nhằm xây dựng cơ sở thông tin dữ liệu.
Ông Trần Mạnh Hiệp đã dùng phần mềm giải mã các vị trí của một người bạn được lưu lại trong file consolidated.db trên chiếc iPad
Tờ Wall Street Journal hôm 22-4 dẫn các nguồn thông tin và tài liệu cho biết những chiếc iPhone của Apple và điện thoại chạy hệ điều hành Android của Hãng Google thường xuyên gửi thông tin của người dùng về hãng. Cụ thể, từ 21-6-2010, tức sau phiên bản hệ điều hành iOS4 cho iPhone được tung ra, những chiếc điện thoại sành điệu này bắt đầu thu thập thông tin về vị trí người dùng và lưu vào một tập tin trong máy.
Theo dõi "đường đi nước bước"
iPhone 5 sẽ chạy mạng kép Hãng Verizon (Mỹ) vừa lên tiếng xác nhận mẫu điện thoại iPhone 5 của Apple do Verizon phân phối sẽ chạy được cả hai mạng GSM và CDMA. Như vậy iPhone 5 có thể được sử dụng trên toàn cầu. Mặc dù phiên bản 4 của điện thoại vẫn đang được nhiều người dùng tìm mua nhưng giới công nghệ luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho iPhone 5. Thậm chí có website công nghệ còn tung nhiều thông tin đồn về iPhone 6. (electronista)
Đối với iPhone, việc thu thập được thực hiện thông qua tập tin consolidated.db nằm ẩn trong hệ thống của những chiếc iPhone, iPad chạy hệ điều hành iOS 4. Khi có kết nối 3G hoặc WiFi, tập tin sẽ ghi lại toàn bộ những địa điểm người dùng đi qua. Nội dung tập tin liệt kê chi tiết tọa độ và thời gian di chuyển tương ứng của người dùng.
Các nhà nghiên cứu chưa có bằng chứng rõ ràng về việc thông tin trên có được chuyển về Apple hay không. Tuy nhiên, trong một bức thư của Apple gửi nghị sĩ Mỹ Edward Markey hồi năm ngoái, hãng này thừa nhận có thu thập thông tin về vị trí điện thoại iPhone mỗi 12 giờ nhằm xây dựng cơ sở thông tin dữ liệu.
Đối với Google, chuyên gia an ninh Samy Kamkar đưa ra kết quả nghiên cứu cho thấy một chiếc điện thoại HTC chạy hệ điều hành Android tự gửi thông tin vị trí của nó cũng như dữ liệu về các trạm phát sóng WiFi gần đó về cho Google ít nhất vài lần mỗi giờ. Trước đó hãng này cũng đã cho thu thập thông tin mạng lưới WiFi song ngưng lại hồi năm ngoái. Dù vậy, hôm 22-4 Google tuyên bố hãng có thu thập thông tin từ các điện thoại chạy hệ điều hành Android, nhưng phủ nhận thực hiện lén lút và không có sự chấp thuận của người dùng.
Phản ứng trái chiều
Thông tin này khiến những người đang sử dụng iPhone và những điện thoại chạy hệ điều hành Android hoang mang về khả năng những thông tin riêng tư bị rò rỉ. Tại Việt Nam, kỹ sư L.T.K. - làm việc tại Công ty Viễn thông điện lực đang sử dụng iPhone 4 - lo lắng: "Sự kiện này có thể sẽ buộc tôi phải đổi sang sử dụng điện thoại thương hiệu khác". Bởi theo anh K., việc người khác có thể kiểm tra và biết mình đã ở đâu, vào thời điểm nào thật khó chịu.
Ngược lại, ông Q.H. - một chủ cửa hàng bán điện thoại di động ở Cần Thơ - cho biết việc này không ảnh hưởng đến các khách hàng của ông bởi không ai quan tâm đến chiếc điện thoại có tập tin gì và tiết lộ việc đã đi đâu, vào thời điểm nào. Bản thân ông H. cũng đang sử dụng iPhone 4 và ông cho rằng chỉ cần tắt 3G và chức năng GPS trên máy là xong.
Trong khi đó, ông Trần Mạnh Hiệp - quản trị diễn đàn công nghệ Tinh Tế - nhấn mạnh Apple có ghi rõ trong điều khoản sử dụng dịch vụ như sau: "Để cung cấp dịch vụ địa điểm trên sản phẩm của Apple, Apple cùng các đối tác và các bên được cấp phép của chúng tôi có thể thu thập, sử dụng và chia sẻ dữ liệu chính xác vị trí của bạn, bao gồm vị trí địa lý trong thời gian thực trên máy tính hoặc thiết bị của bạn". Không chỉ Apple, smartphone của Google (chạy hệ điều hành Android) và cả RIM cũng làm điều tương tự - ông Hiệp khẳng định.
Đáng lưu ý, một chuyên gia về viễn thông cho biết thực tế ở VN, người dùng iPhone/iPad hầu như đều jail break (bẻ khóa hệ điều hành iPhone) nên không đồng bộ hóa được với kho dữ liệu iTunes trực tuyến của Apple. Vì vậy, tập tin này chủ yếu được lưu trên máy tính cá nhân của chủ điện thoại. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hữu Quỳnh - quản trị diễn đàn Handheld Việt Nam - khẳng định khi thiết bị iPhone hoặc iPad kết nối Internet qua 3G hoặc WiFi, dữ liệu người dùng đã được gửi về Apple.
Ai được lợi? Một số ý kiến cho rằng việc thu thập sẽ giúp định vị nhanh chóng hơn, tiết kiệm băng thông... Còn theo Wall Street Journal, việc thu thập thông tin sẽ giúp Google và Apple xây dựng cơ sở dữ liệu khổng lồ, giúp họ tham gia thị trường dịch vụ định vị béo bở dự kiến bùng nổ trong một vài năm tới. Một lý do khác được đưa ra là các nhà quảng cáo sẽ hưởng lợi từ thông tin các địa điểm mà khách hàng thường hay lui tới nhằm phục vụ việc tiếp thị. Ngay cả cảnh sát cũng có thể sử dụng những thông tin này để truy tìm nghi can trong các vụ án. Ông Nguyễn Hữu Quỳnh đánh giá so với các đối thủ như Google, hiện nay Apple thu thập rất nhiều thông tin của khách hàng, nhưng có thể chỉ do mục đích thương mại như xây dựng chiến lược marketing theo địa điểm chứ không phải mục đích nào khác.
Ông Trần Mạnh Hiệp (quản trị diễn đàn công nghệ Tinh Tế):
Có thể tự giải mã
Về nguyên lý, iPhone hay iPad sẽ thu thập vị trí người dùng qua mạng điện thoại, tức dựa vào vị trí các cột phát sóng điện thoại của nhà mạng và cập nhật liên tục. Nó dựa vào ba cột phát sóng gần vị trí của điện thoại hay iPad 3G để xác nhận vị trí chứ không thông qua GPS, do đó vị trí định vị không chính xác chi tiết như GPS. Các thông tin này được lưu trong iPhone hay iPad và lưu vào máy tính mỗi lần chúng ta đồng bộ hóa iPhone, iPad với máy tính. Bằng một phần mềm đơn giản, có sẵn trên Internet có thể giải mã các thông tin đó trên bản đồ và có cả thời gian. Người dùng có thể tải phần mềm giải mã này về tại petewarden.github.com/iPhoneTracker/.
Phần mềm này chạy trên máy tính MAC, khi cài vào máy sẽ tự tìm các thông tin trong máy tính và đưa thông tin đó lên bản đồ. Để một người khác xem được thông tin này, phải vào được máy tính có sync (đồng bộ hóa) với chiếc iPhone/iPad. Tập tin consolidated.db không thể chép đi máy khác. Rất khó để người khác có thể lấy các thông tin này, trừ khi họ lấy được cả máy tính hoặc điện thoại của một người.
Ông Võ Đỗ Thắng (giám đốc Trung tâm đào tạo và an ninh mạng Athena):
Hạn chế cập nhật để tự bảo vệ
Việc Apple thu thập thông tin liên quan đến người dùng thông qua định vị vệ tinh có thể là nhằm theo dõi bản quyền, hỗ trợ người dùng cập nhật phần mềm mới... giống như tính năng hỗ trợ người dùng từ xa. Tuy nhiên, nó cũng đồng thời có thể là công cụ giám sát người dùng một cách bất hợp pháp: theo dõi hoạt động người dùng, thu thập các thông tin cá nhân... vi phạm quyền tự do cá nhân của người sử dụng. Đó là chưa kể tính năng đồng bộ hóa với máy tính, nếu hacker có thể xâm nhập được iPhone thì cũng có thể xâm nhập máy tính của họ.
Trước mắt, người dùng có thể chủ động tự bảo vệ mình bằng cách hạn chế hoạt động cập nhật thông tin của điện thoại iPhone. Thông thường điện thoại sẽ được thiết lập ở tình trạng cập nhật khoảng vài phút/lần. Người dùng có thể tắt hoặc hạn chế tính năng này.
Theo Thanh Niên
Kiwi PC - Máy tính để bàn của người cao tuổi Sống trong một thế giới công nghệ phát triển hàng ngày, trẻ con cũng có nhu cầu sử dụng máy vi tính thì không có lý gì mà người cao tuổi không thể sử dụng chúng. Kiwi PC - cỗ máy để bàn được thiết kế riêng cho người cao tuổi đã chính thức xuất hiện. Chúng ta biết rằng người cao tuổi...