Vụ Huyền Như lừa đảo: Ai phải bồi thường 1.085 tỉ đồng?
Trong quyêt đinh tra hô sơ, toa yêu câu xác định tội danh của Huyền Như và ai se la ngươi co trách nhiệm bồi thường hang ngan ti đồng mà Huyền Như đã chiếm đoạt.
Toa, Viên bât nhât quan điêm
TAND TP HCM vưa tra hô sơ điêu tra bô sung “đại án” kinh tế Huỳnh Thị Huyền Như (sinh năm 1977, nguyên Phó phòng Quản lý rủi ro Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) – chi nhánh TPHCM) trong việc lừa đảo chiếm đoạt trên 1.085 tỷ đồng của 5 công ty.
Huyên Thi Huyên Như tai phiên toa sơ thâm.
Trươc đo, vào thang 1/2014, Huỳnh Thị Huyền Như bị TAND TPHCM tuyên an tu chung thân cho cả hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (sô tiên gân 4.000 ti đông) và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Tháng 2/2015, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TPHCM đã tuyên hủy một phần bản án nêu trên để điều tra lại nhằm làm rõ hành vi tham ô tài sản của Huyền Như trong việc chiếm đoạt 1.085 tỉ đồng.
Tòa phúc thẩm cho rằng số tiền 1.085 ty đồng là do Huyền Như tham ô của VietinBank chứ không phải lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng gửi tiền vào ngân hàng.
Theo kêt luân điêu tra bô sung, Huyền Như đã lợi dụng chức vụ quyền hạn, dùng nhiều thủ đoạn gian dối để chuyển hơn 1.085 tỷ đồng cua 5 công ty ra khỏi hệ thống gửi tiền của Vietinbank rồi chiếm đoạt.
Video đang HOT
Quá trình điều tra lại, cơ quan điều tra (CQĐT) xác định: Qua xem xét đầy đủ yếu tố lỗi của 5 công ty khi thực hiện thoả thuận trái pháp luật với Như trong việc gửi tiền hưởng lãi suất vượt trần trái quy định nhà nước, lỗi trong quá trình thực hiện giao dịch gửi tiền vào Vietinbank, lỗi không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của chủ tài khoản trong việc quản lý, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi trái pháp luật của Như; đồng thời xem xét lỗi của Vietinbank trong việc giám sát, quản lý tiền gửi của khách hàng thì xét cả quá trình từ khi Như hình thành ý thức chiếm đoạt đến khi tội phạm hoàn thành, xuyên suốt vụ án Huyền Như là hành vi lừa đảo chiêm đoat tai san.
Vì vậy, theo CQĐT không có căn cứ để thay đổi tội danh từ lừa đảo chiêm đoat tai san sang tham ô tai san đối với Như như bản án phúc thẩm đặt ra.
Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Sau khi Viện KSND tối cao kết thúc điều tra bổ sung, ngày 15/5/2017, TAND TPHCM thụ lý lại vụ án. Qua nghiên cứu hồ sơ, cơ quan này lại tiếp tục có quyết định đề nghị Viện KSND tối cao điều tra bổ sung.
Đây là lần thứ hai cơ quan này hoàn trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung làm rõ một số tình tiết của vụ án. Quyết định trả hồ sơ lần 2 thể hiện do vụ án có một số thiếu sót về tố tụng cần phải khắc phục. Những vấn đề này rất quan trọng và không thể bổ sung tại tòa. Vì vậy, TAND TPHCM đề nghị Viện KSND tối cao làm rõ.
Trước đó, TAND TPHCM cũng đã có quyết định trả hồ sơ lần thứ nhất đề nghị Viện KSND tối cao định lại tội danh của Huỳnh Thị Huyền Như.
Theo quyết định này, hành vi này đã phạm vào tội tham ô tài sản (tội phạm và hình phạt được quy định tại điều 278 Bộ luật hình sự) chứ không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như Viện KSND tối cao đã truy tố.
Từ đó, TAND TPHCM cũng đề nghị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xác minh tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với số tiền các đơn vị gửi tại Vietinbank đã bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt.
Tai quyêt đinh tra hô sơ lân nay, toa yêu câu lam ro trach nhiêm bôi thương 1.085 tỉ đông. Theo án sơ thẩm thì Như phạm tội lừa đảo và có trách nhiệm bồi thường số tiền trên cho công ty. Ban an sơ thâm tuyên thì 1.085 tỉ đồng VietinBank có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng là 5 công ty, còn Như phải trả cho VietinBank số tiền này.
Tuy nhiên, theo ban an phuc thâm lai nhận định VietinBank phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ số tiền 1.085 tỉ đồng này cho 5 công ty, bởi Như lấy tiền của VietinBank, không phải chiếm đoạt tiền của 5 công ty. Theo HĐXX câp phuc thâm, bản án sơ thẩm xác định sai tội danh, sai tư cách tham gia tố tụng của các đơn vị. Theo đó, 5 công ty là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (sơ thẩm coi là nguyên đơn dân sự), còn VietinBank là nguyên đơn dân sự.
Xuân Duy
Theo Dantri
Huyền Như tiếp tục bị xem xét tội Tham ô hơn 1.000 tỷ
Xác định Huyền Như có dấu hiệu tham ô hơn 1.000 tỷ đồng chứ không phải "lừa đảo" như truy tố, Tòa yêu cầu điều tra bổ sung.
Dự kiến đưa đại án ra xét xử đầu năm nay, song TAND TP HCM lần thứ hai trả hồ sơ điều tra bổ sung Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank chi nhánh TP HCM) và đồng phạm về hành vi tham ô hơn 1.000 tỷ đồng của 5 công ty.
Theo tòa, trong giai đoạn 2 điều tra vụ án, VKSND Tối cao tiếp tục truy tố Như và các đồng phạm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chưa đầy đủ, hành vi của các bị can có dấu hiệu của tội Tham ô.
Huỳnh Thị Huyền Như tiếp tục bị xem xét tội Tham ô. Ảnh: H.D.
Hồ sơ vụ án thể hiện, khoảng năm 2009, Như đầu tư chứng khoán và bất động sản nhưng bị thua lỗ nặng. Biết các công ty: Cổ phần chứng khoán Phương Đông, Cổ phần chứng khoán SaigonBank Berjara (SBBS), Bảo Hiểm Toàn Cầu, Hưng Yên và An Lộc muốn gửi tiền vào ngân hàng, Như nảy sinh ý định chiếm đoạt để trả nợ.
Huyền Như lợi dụng danh nghĩa quyền trưởng phòng giao dịch, huy động vốn cho Vietinbank chi nhánh Nhà Bè. Cô ta thỏa thuận với nhân viên, lãnh đạo các công ty sẽ trả lãi suất và chi ngoài cao đến 36% một năm.
Như sau đó làm giả hợp đồng tiền gửi giữa các công ty với Vietinbank chi nhánh Nhà Bè; giả chữ ký, hồ sơ chuyển tiền và chiếm đoạt 1.085 tỷ đồng của 5 đơn vị.
Theo tòa, việc mở tài khoản của 5 công ty này là hoàn toàn có thật, hợp pháp, đúng quy định. Tiền được chuyển vào tài khoản của các công ty và được Vietinbank hạch toán cụ thể vào sổ sách. Nhà băng phải có trách nhiệm quản lý nhưng lại để Như chiếm đoạt. Đây cũng là lý do tòa đề nghị cơ quan điều tra xem xét ngân hàng này phải có trách nhiệm bồi thường.
Quá trình điều tra bổ sung lần đầu, VKSNS Tối cao truy tố thêm 10 bị can nguyên là lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng Navibank (hiện là Ngân hàng TMCP Nam Việt) về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Họ bị cho là đã để nhân viên đứng tên gửi 1.500 tỷ đồng và Vietinbank thông qua Như và để cô ta chiếm đoạt 200 tỷ.
Khi hồ sơ được chuyển qua, TAND TP HCM nghiên cứu vu an thấy tất cả các bị can đều kêu oan, thời gian gia hạn điều tra lại quá ngắn, không đảm bảo khách quan của vụ án. Từ đó, tòa đề nghị cơ quan điều tra tách hành vi của 10 người này để điều tra, xử lý riêng vì độc lập với vụ án Huyền Như.
Với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt 4.000 tỷ đồng của nhiều khách hàng, đầu năm 2014, TAND TP HCM xử sơ thẩm, tuyên phạt Huỳnh Thị Huyền Như tù chung thân về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
Một năm sau, TAND Tối cao tại TP HCM xử phúc thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm điều tra lại đối với Huyền Như và đồng phạm về hành vi chiếm đoạt tiền của 5 công ty. Theo HĐXX phúc thẩm, hành vi của Huyền Như và đồng phạm có dấu hiện tội Tham ô tài sản.
Ngoài ra, TAND Tối cao cũng kiến nghị xem xét trách nhiệm của các lãnh đạo Vietinbank chi nhánh TP HCM gồm ông Nguyễn Văn Sẽ (nguyên giám đốc), Trương Minh Hoàng và Nguyễn Thị Minh Hương (đều là nguyên phó giám đốc) liên quan đến việc để Như chiếm đoạt hơn 1.400 tỷ đồng của 4 công ty khác.
Hải Duyên
Theo VNE
Bắt khẩn cán bộ ngân hàng chiếm đoạt hơn 123 tỷ đồng Lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, một cán bộ tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk) đã làm giả hồ sơ khách hàng, qua đó chiếm đoạt hơn 123 tỷ đồng. Chiều ngày 17/5, Thượng tá Bùi Trọng Tuấn - Trưởng phòng Tham mưu, Công an tỉnh Đắk...