Vụ húc xe cứu hỏa chạy ngược chiều: Xe khách chạy tốc độ bao nhiêu?
Bước đầu cơ quan điều tra xác định, xe khách tông vào xe cứu hỏa chạy trong khoảng tốc độ cho phép.
Hiện trường vụ tai nạn.
Ngày 20/3, Công an huyện Thường Tín (Hà Nội) đang phối hợp với Công an TP.Hà Nội điều tra làm rõ vụ tai nạn giữ xe khách và xe cứu hỏa Phòng Cảnh sát PCCC Số 12 Hà Nội trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ (huyện Thường Tín, Hà Nội) làm một chiến sĩ cảnh sát PCCC tử vong.
Trao đổi với PV về vụ tai nạn, một lãnh đạo Công an huyện Thường Tín cho biết, sau khi xảy ra vụ tai nạn, tài xế xe khách cũng bị thương nhẹ nên cơ quan chức năng đã đưa vào viện. Cơ quan điều tra đang thu thập lời khai của lái xe khách, các nhân chứng trong vụ tai nạn.
Lãnh đạo Công an huyện Thường Tín cho biết thêm: Cơ quan điều tra chưa có quyết định tố tụng nào liên quan tới vụ tai nạn bởi đang thu thập, đánh giá tài liệu chứng cứ.
Tuy nhiên, bước đầu cơ quan điều tra xác định, xe cứu hỏa là xe ưu tiên được phép đi ngược chiều trên cao tốc. Về phần xe khách, tài xế có giấy phép lái xe đầy đủ và thời điểm xảy ra tai nạn, chiếc xe khách chạy trong khoảng tốc độ cho phép trên cao tốc, dưới 100 km/h.
Trong khi đó, một lãnh đạo của Tổng cục Đường bộ cho hay, qua trích xuất dữ liệu thiết bị giám sát hành trình cho thấy: Xe khách 29B-078.43 (xe khách trong vụ tai nạn với xe cứu hoả) trước khi tai nạn chạy tốc độ 88 km/h. Trong khi, cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ được lưu thông tối đa 100 km/h ở tất cả các làn, trừ làn khẩn cấp.
“Do vụ tai nạn có liên quan tới cán bộ công an nên Công an huyện đang phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự công an thành phố điều tra”, lãnh đạo Công an huyện Thường Tín nói.
Video đang HOT
Liên quan đến vụ tai nạn, Cảnh sát PCCC Hà Nội, cho biết, khoảng 16h28 ngày 18/3/2018, Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội nhận được tin báo từ Trung tâm cứu thương 115 về việc trên tuyến đường Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đoạn gần Trạm thu phí Vạn Điểm – Đỗ Xá hướng Hà Nam – Hà Nội xảy ra vụ va chạm giao thông giữa xe ôtô khách và xe tải làm một số người bị thương, mắc kẹt trong xe, cần cứu nạn, cứu hộ khẩn cấp.
Nhận được tin báo Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội đã điều động Phòng Cảnh sát PC&CC Số 12 phụ trách địa bàn gần nhất xuất 1 xe chỉ huy, 1 xe chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (CC&CNCH) biển kiểm soát 29A-02307 cùng 7 cán bộ chiến sĩ đến hiện trường thực hiện công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Do vị trí xảy ra tai nạn nêu trên và tình trạng giao thông đang ùn tắc phía sau, nên để tiếp cận hiện trường nhanh nhất xe CC&CNCH chỉ có thể thực hiện quyền ưu tiên cho đi vào đường ngược chiều và kích hoạt các thiết bị loa, đèn, còi,… của xe chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo Luật Giao thông đường bộ.
Tuy nhiên, khi ngược chiều vào đường cao tốc nơi gần trạm thu phí xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội, xe cứu hỏa đã bị xe khách biển kiểm soát 29B-07843 đâm vào cửa sau bên trái của đầu xe, làm 5 người trên xe khách và 6 cán bộ chiến sĩ của Phòng Cảnh sát PC&CC số 12 bị thương.
Do bị thương nặng, trung sĩ Chử Văn Khánh (SN 1993, chiến sĩ nghĩa vụ Đội CC&CNCH) đã hy sinh vào ngày 19/3.
Theo Danviet
Vụ xe khách đâm xe cứu hỏa: Có phần lỗi của cả 2 tài xế?
Theo một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu về an toàn giao thông đường bộ, có nhiều giả thiết dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT) giữa xe cứu hỏa và xe khách trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ chiều 18.3, có thể có những phần lỗi của cả 2 tài xế.
Có phần lỗi của cả 2 tài xế?
Chuyên gia nêu quan điểm, xe cứu hỏa là xe được ưu tiên được quy định trong Luật Giao thông. Trong quá trình đi cứu nạn chiều 18.3, xe cứu hỏa đã bật đèn tín hiệu thực hiện quyền ưu tiên khi từ đường dẫn nhập vào cao tốc, điều này có nghĩa là xe cứu hỏa được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào.
Hình ảnh xe khách tông trực diện xe cứu hỏa (ảnh cắt từ clip)
Từ hình ảnh video về vụ TNGT, chuyên gia này phân tích, xe khách đã không có dấu hiệu giảm tốc độ hoặc động thái kiểm soát tình huống nguy hiểm cận kề. Nói cách khác, tài xế lái xe khách đã không quan sát để xử lý kịp thời xung đột giao thông, vì thế đã tông trực diện vào chiếc xe cứu hỏa, gây ra TNGT nghiêm trọng.
"Luật giao thông quy định, khi thấy tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường, không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên. Trường hợp này, xe khách đã vi phạm Luật giao thông." - chuyên gia cho hay.
Xe cứu hỏa có trách nhiệm tiếp cận hiện trường vụ việc để cứu hộ, cứu nạn một cách nhanh nhất, vì thế việc sử dụng quyền ưu tiên để chọn lưu thông ngược chiều không phải là điều khó hiểu trong trường hợp này. Tuy nhiên, một giả thiết được chuyên gia giao thông đặt ra là tại sao tài xế không lựa chọn làn đường trong cùng bên trái - nơi có lượng xe ít hơn? Vì sao làn đường người lái xe cứu hỏa hướng tới để tiếp cận lại là làn có lượng phương tiện lưu thông nhiều nhất và chạy tốc độ cao nhất?
Vị chuyên gia này cũng đặt vấn đề, khi tham gia giao thông thì tài xế lái bất kỳ loại xe nào, kể cả xe ưu tiên cũng phải có ý thức quan sát tốt nhất và có trách nhiệm kiểm soát nguồn nguy hiểm cao độ có thể xảy ra, phải đảm bảo an toàn giao thông.
"Xe khách sai vì gây cản trở đối với hoạt động của xe ưu tiên và gây tai nạn, nhưng người lái xe cứu hỏa dường như cũng bị hạn chế quan sát. Tôi cho rằng ở đây có lỗi hỗn hợp của cả 2 tài xế. Để có được những đánh giá đầy đủ nhất về vụ TNGT cần có trích xuất dữ liệu từ hộp đen của xe khách và kết luận của cơ quan điều tra."- chuyên gia giao thông nói.
"Xe ưu tiên cũng không được phép chạy ẩu!"
Dưới góc độ độc giả, nhiều bạn đọc báo Dân trí đã bày tỏ ý kiến trái chiều về vụ TNGT giữa xe cứu hỏa và xe khách trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Nhiều người cho rằng vụ TNGT có lỗi của cả 2 phương tiện, dù xe cứu hỏa là xe ưu tiên
Anh Bùi Tuấn (ở Hà Nội) nêu quan điểm: "Đồng ý là xe khách phải nhường đường cho xe cứu hỏa, nhưng ở đây xe cứu hỏa phải chạy vào làn đường khẩn cấp mới đúng. Ngoài ra, cần xem lại việc nhiều thực tế có nhiều người tham gia giao thông không có ý thức về làn đường khẩn cấp và cố tình cho xe chạy vào làn đường này, làm mất tác dụng của làn đường khi thực hiện cứu hộ, cứu nạn".
Bạn đọc Hoangha nêu quan điểm: "Xe khach đi âu, không quan sat đương. Đa thây xe ưu tiên la phai nhương đương chư".
Tuy nhiên, bạn đọc Lê Văn Lãng lại có quan điểm khác: "Dù xe cứu hỏa có được ưu tiên thì tài xế cũng phải quan sát, không thể chạy ẩu, tính mạng con người đâu phải chuyện ngồi tranh luận đúng, sai. Nay người chết thì ai chịu trách nhiệm đối với gia đình họ?".
Đưa ra phân tích về lỗi vi phạm giao thông, bạn đọc Hoang Anh Vu cho rằng: "Quy định nào đi chăng nữa cũng không được gây nguy hiểm cho tính mạng con người. Về mặt kỹ thuật, người lái xe trên đường cao tốc với tốc độ 100 km/h không thể phản ứng được với 1 chướng ngại vật cố định, chưa nói đến chướng ngại vật di chuyển ngược chiều".
Bạn đọc Hoang Anh Vu cũng cho rằng quy định xe nhường đường "về bên phải" trong trường hợp này là không phù hơp, khi xe ưu tiên đi bên phải (của xe phải nhường đường) mà xe nhường nép về bên phải (theo quy định) thì sẽ tai nạn... và tai nạn đã xảy ra.
Theo Châu Như Quỳnh (Dân Trí)
Ảnh: Hiện trường vụ tai nạn kinh hoàng giữa xe khách và xe cứu hỏa Vào khoảng 16h40 ngày 18.3, tại đường cao tốc QL 1B Pháp Vân- Cầu Giẽ (đoạn gần cầu vượt Thường Tín) đã xảy ra vụ va chạm giữa xe khách Thanh Hóa- Hà Nội 29B-07843 với xe cứu hỏa BKS 29A-02307. Vụ va chạm khá mạnh đã làm hai chiến sĩ cứu hỏa bị thương nặng. Vụ tai nạn xảy ra trên đoạn...