Vụ Hứa Thị Phấn : Tách thành hàng loạt án con
Liên quan tới hành vi của bị can Hứa Thị Phấn, do có nhiều hành vi sai phạm phức tạp nên không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm. Do đó, cơ quan điều tra đã quyết địch tách ra thành nhiều vụ án, sự việc và đối tượng để điều tra tiếp trong thời gian tới.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra kết luận điều tra vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Tín (sau đó đổi tên thành ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam – VNCB, hiện nay là ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam – CB).
Bị can Hứa Thị Phấn
Theo kết luận điều tra, từ tháng 6/2010, vốn điều lệ của ngân hàng Đại Tín là 3.000 tỉ đồng, vốn pháp định là 1.000 tỉ đồng. Bị can Hứa Thị Phấn cùng công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Phú Mỹ và 14 người thân đứng tên (gọi tắt là nhóm Phú Mỹ) tham gia mua hơn 254 triệu cổ phần ngân hàng Đại Tín, tương đương hơn 2.500 tỉ đồng, chiếm gần 85% vốn điều lệ và giữ chức vụ cố vấn cao cấp HĐQT ngân hàng này.
Bị can Phấn đã lợi dụng việc nắm giữ gần 85% vốn điều lệ, là cổ đông lớn của ngân hàng để nắm quyền chi phối điều hành mọi hoạt động của ngân hàng Đại Tín, thâu tóm toàn bộ HĐQT, ban điều hành và cán bộ nhân viên 2 chi nhánh Sài Gòn, Lam Giang để lũng đoạn mọi hoạt động đầu tư, hoạt động tín dụng, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, vi phạm nhiều quy định để rút ruột, chiếm đoạt và sử dụng hơn 12.000 tỉ đồng.
Trong đó, thông qua 5 hành vi gồm: Nâng khống căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch bán cho ngân hàng Đại Tín, chiếm đoạt và gây thiệt hại hơn 1.105 tỉ đồng; Hạch toán, thu khống để bị can Phấn sử dụng trái pháp luật hơn 5.256 tỉ đồng; Thông qua 29 khoản vay của nhóm Phú Mỹ chiếm đoạt và sử dụng hơn 3.581 tỉ đồng; Chỉ đạo ngân hàng Đại Tín đầu tư trái pháp luật vào 4 dự án bất động sản, chiếm đoạt và sử dụng hơn 1.037 tỉ đồng và nâng khống 25 bất động sản khác bán cho ngân hàng Đại Tín để chiếm đoạt và sử dụng hơn 1.024 tỉ đồng.
Ngoài ra, Hứa Thị Phấn còn chỉ đạo nhiều cán bộ nhân viên ngân hàng Đại Tín thực hiện các hành vi gian dối để rút tiền ra khỏi ngân hàng này.
Video đang HOT
Đến nay, Cơ quan điều tra đã làm rõ và kết luận hành vi của Hứa Thị Phấn cùng các bị can đã gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho ngân hàng Đại Tín hơn 6.362 tỉ đồng, chưa tính khoản 5.643 tỉ đồng thiệt hại do 3 hành vi khác của bị can Phấn được tách ra điều tra tại giai đoạn 2 của vụ án.
Căn cứ vào điều 170 BLHS, cơ quan điều tra Bộ Công an tiếp tục tách các sự việc để tiếp tục điều tra làm rõ theo đơn thư tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố hình sự như sau: Tách hành vi Hứa Thị Phấn chỉ đạo một số cán bộ nhân viên ngân hàng Đại Tín nâng khống giá trị 25 bất động sản bán cho ngân hàng Đại Tín gây thiệt hại hơn 1.024 tỉ đồng. Tách hành vi Hứa Thị Phấn chỉ đạo ngân hàng Đại Tín trực tiếp đầu tư 1.037 tỉ đồng vào 4 dự án bất động sản do 3 công ty do Hứa Thị Phấn làm chủ đầu tư gây thiệt hại cho VNCB là 1.037 tỉ đồng. Tách nội dung bị can Hứa Thị Phấn tố cáo công ty Phương Trang chiếm đoạt 748 tỉ đồng từ 6 biên nhận từ Bùi Thị Kim Loan. Tách hành vi ký khống 4 giấy nộp tiền và 4 bảng kê thu của Hứa Xường gây thiệt hại cho VNCB 75 tỉ đồng.
Ngoài ra, cơ quan điều tra ban hành quyết định truy nã số 03/c46 – p10 đối với Hứa Xường (sinh năm 1952 tại Đồng Tháp, nguyên thành viên HĐQT ngân hàng Đại Tín).
Xuân Duy
Theo Dantri
Hứa Thị Phấn cùng 27 đồng phạm gây thất thoát và chiếm đoạt 6.362 tỉ đồng
Ngày 12/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã kết luận điều tra vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Tín (nay là Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam - VNCB).
Đồng thời Cơ quan CSĐT đề nghị truy tố bị can Hứa Thị Phấn, nguyên cố vấn cao cấp HĐQT Ngân hàng Đại Tín (TrustBank) và nguyên chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Phú Mỹ; Ngô Kim Huệ, nguyên phó TGĐ TrustBank, giám đốc Công ty TNHH Phú Mỹ; Bùi Thị Kim Loan, kế toán Công ty TNHH Phú Mỹ cùng về hai tội danh "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Bị can Lâm Kim Dũng, nguyên giám đốc Công ty TNHH Địa ốc Lam Giang bị đề nghị truy tố về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Còn 24 bị can khác bị đề nghị truy tố về tội "cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Bị can Hứa Thị Phấn
Theo kết luận điều tra, từ tháng 6-2010, vốn điều lệ của Ngân hàng Đại Tín là 3.000 tỉ đồng, vốn pháp định là 1.000 tỉ đồng. Bị can Hứa Thị Phấn cùng Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Phú Mỹ và 14 người thân đứng tên giúp (gọi tắt là nhóm Phú Mỹ) tham gia mua hơn 254 triệu cổ phần Ngân hàng Đại Tín tương đương hơn 2.500 tỉ đồng, chiếm gần 85% vốn điều lệ và giữ chức vụ cố vấn cao cấp HĐQT ngân hàng này.
Bị can Phấn đã lợi dụng việc nắm giữ gần 85% vốn điều lệ, là cổ đông lớn của ngân hàng để nắm quyền chi phối điều hành mọi hoạt động của ngân hàng Đại Tín, thâu tóm toàn bộ HĐQT, ban điều hành và cán bộ nhân viên 2 chi nhánh Sài Gòn, Lam Giang để lũng đoạn mọi hoạt động đầu tư, hoạt động tín dụng, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản vi phạm nhiều quy định để rút ruột, chiếm đoạt và sử dụng hơn 12.000 tỉ đồng.
Trong đó thông qua 5 hành vi gồm: Nâng khống căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch bán cho ngân hàng Đại Tín, chiếm đoạt và gây thiệt hại hơn 1.105 tỉ đồng; Hạch toán, thu khống để bị can Phấn sử dụng trái pháp luật hơn 5.256 tỉ đồng; thông qua 29 khoản vay của nhóm Phú Mỹ chiếm đoạt và sử dụng hơn 3.581 tỉ đồng; chỉ đạo ngân hàng Đại Tín đầu tư trái pháp luật vào 4 dự án bất động sản, chiếm đoạt và sử dụng hơn 1.037 tỉ đồng và nâng khống 25 bất động sản khác bán cho ngân hàng Đại Tín để chiếm đoạt và sử dụng hơn 1.024 tỉ đồng.
Kết luận điều tra nêu, sau khi nhóm Phú Mỹ sở hữu và nắm giữ gần 85% cổ phần Ngân hàng Đại Tín, Hứa Thị Phấn đã thông qua công ty riêng của mình và những người thân quen, họ hàng hoặc nhân viên dưới quyền đứng mua 26 bất động sản với tổng giá trị gần 3.590 tỉ đồng bằng 119% vốn điều lệ Ngân hàng Đại Tín để rút ruột và chiếm đoạt tiền của ngân hàng này... Trong 26 bất động sản này đã làm rõ việc bị can Hứa Thị Phấn nâng khống giá trị căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch để chiếm đoạt và gây thiệt hại cho ngân hàng Đại Tín hơn 1.105 tỉ.
Liên quan đến hành vi cố ý làm trái, theo kết luận điều tra, bị can Phấn lợi dụng việc nắm giữ gần 85% vốn điều lệ ngân hàng Đại Tín nắm quyền chi phối, điều hành hoạt động của ngân hàng đã thông qua Bùi Thị Kim Loan (kế toán của công ty Phú Mỹ, giúp việc cho Phấn) chỉ đạo một số cán bộ, nhân viên Ngân hàng Đại Tín chi nhánh Sài Gòn và chi nhánh Lam Giang thuộc phòng kế toán và phòng ngân quỹ thực hiện việc thu - chi khống không dùng tiền mặt, khi khách hàng phần lớn không đến ngân hàng thực hiện giao dịch, hạch toán khống trên hệ thống Smartbank, sau đó mới lấy chữ ký khách hàng để hoàn thiện thủ tục, giúp bị can Phấn thu khống, sử dụng bất hợp pháp số tiền hơn 5.256 tỉ đồng.
Bị can Phấn cũng đồng phạm đã lợi dụng Công ty Phương Trang là doanh nghiệp có quy mô, có nhiều bất động sản có giá trị lớn tại trung tâm các tỉnh, thành phố lớn, đang cần vốn để mở rộng để hoạt động kinh doanh; buộc công ty Phương Trang ký trước hồ sơ vay, chứng từ giải ngân và chứng từ nhận tiền mặt; phê duyệt cho vay và giải ngân không thông báo cho công ty Phương Trang; thông qua bị can Hứa Thị Phấn không giải ngân hoặc giải ngân không đủ tiền vay của công ty Phương Trang; đẩy dư nợ khống cho công ty Phương Trang thông qua các khoản vay với tổng số tiền hơn 5.526 tỉ đồng.
Đến ngày 15-11-2017, Công ty Phương Trang gồm 13 công ty và 13 cá nhân còn dư nợ gốc 46 khoản vay và 1 khoản phát hành trái phiếu là hơn 9.402 tỉ đồng, đến nay công ty Phương Trang chỉ thừa nhận thực nhận hơn 3.936 tỉ đồng và chỉ chịu trách nhiệm thanh toán số tiền này cho ngân hàng.
Bởi vậy ngân hàng Đại Tín (nay là Ngân hàng Xây dựng) không thu hồi được tổng dư nợ vay của công ty Phương Trang gây thiệt hại cho ngân hàng này là hơn 5.465 tỉ đồng. Trong đó bị can Phấn chỉ đạo thu khống để sử dụng bất hợp pháp hơn 5.256 tỉ đồng và phải chịu trách nhiệm chính về số tiền này.
Còn lại hơn 208 tỉ đồng, bị can Ngô Thị Ngân (cháu bà Phấn, thủ quỹ chính) phải chịu trách nhiệm vì nhận tiền mặt từ Ngân hàng Nhà nước không đem về nộp vào kho quỹ ngân hàng mà giao cho khách mà không ký chứng từ, đến nay không chứng minh được ai sử dụng số tiền này gây thiệt hại cho ngân hàng Đại Tín.
Việc bị can Phấn thông qua Bùi Thị Kim Loan chỉ đạo Ngân hàng Đại Tín 2 chi nhánh Sài Gòn và Lam Giang lập khống chứng từ thu, để giúp bị can Phấn thu khống 5.256 tỉ để sử dụng bất hợp pháp sau đó đẩy dư nợ cho công ty Phương Trang như trên là vi phạm các quy định của Nhà nước, của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Đại Tín. Hành vi sai phạm của bị can Phấn đã cấu thành tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", đồng phạm giúp sức cho Phấn còn có 21 bị can khác.
Trong đó 6 bị can thuộc nhóm Phú Mỹ gồm: Bùi Thị Kim Loan (kế toán giúp việc cho Phấn); Ngô Kim Huệ (cháu ruột của Phấn, nguyên phó TGĐ Ngân hàng Đại Tín); Ngô Nguyễn Đoan Trang (cháu ruột của Phấn, nguyên phó TGĐ Ngân hàng Đại Tín)... 15 bị can là cán bộ, nhân viên ngân hàng Đại Tín chi nhánh Sài Gòn và chi nhánh Lam Giang, trong đó có: Hoàng Văn Toàn (nguyên chủ tịch HĐQT); Vũ Thị Như Thảo (nguyên phó giám đốc phụ trách kế toán - nguồn vốn)...
Như vậy đến nay Cơ quan điều tra đã làm rõ và kết luận hành vi của Hứa Thị Phấn cùng các bị can đã gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho ngân hàng Đại Tín hơn 6.362 tỉ đồng chưa tính khoản 5.643 tỉ đồng thiệt hại ho 3 hành vi khác của bị can Phấn được tách ra điều tra tại giai đoạn 2 của vụ án.
Về hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, do vụ án đã hết hạn điều tra không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm, Cơ quan CSĐT đã tách các vụ án, sự việc và đối tượng để điều tra tiếp gồm: Tách vụ án hình sự "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" liên quan đến 29 khoản vay của nhóm Phú Mỹ của bị can Phấn ra khỏi vụ án hình sự số 05/HSST-QĐKTV ngày 9-9-2016 của HĐXX sơ thẩm giai đoạn 1 vụ án Phạm Công Danh, để tạm đình chỉ điều tra vụ án chờ kết quả xử giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh rồi xử lý sau.
Tách 2 hành vi của bị can Hứa Thị Phấn để điều tra theo thủ tục xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 gồm: hành vi Hứa Thị Phấn chỉ đạo ngân hàng Đại Tín đầu tư trực tiếp 1.037 tỉ đồng vào 4 dự án bất động sản cho 3 công ty của Phấn làm chủ đầu tư gây thiệt hại cho ngân hàng Đại Tín hơn 1.037 tỉ đồng; hành vi Hứa Thị Phấn chỉ đạo một số cán bộ, nhân viên ngân hàng Đại Tín nâng khống giá trị 25 bất động sản bán cho ngân hàng Đại Tín gây thiệt hại 1.024 tỉ; tách nội dung bị can Hứa Thị Phấn tố cáo công ty Phương Trang chiếm đoạt 748,2 tỉ theo 6 giấy biên nhận tiền từ Bùi Thị Kim Loan để tiếp tục điều tra.
Theo Đào Minh Khoa
Công an nhân dân
Bà Hứa Thị Phấn lại bị đề nghị truy tố Bà Hứa Thị Phấn cùng đồng phạm bị đề nghị truy tố vì liên quan đến hành vi gây thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín hơn 6.362 tỷ đồng. Ngày 12.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an đã chuyển hồ sơ, đề nghị VKSND cùng cấp truy tố bà Hứa Thị Phấn (61 tuổi, nguyên Cố vấn Cao cấp...