Vụ Hứa Thị Mộng Hoa “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”: Cơ quan điều tra đề nghị truy tố hoàn toàn đủ căn cứ
Cuối tháng 5-2019, TAND TP Đà Nẵng đưa ra xét xử vụ án “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với bị cáo Hứa Thị Mộng Hoa (1967, trú Q. Hải Châu, Đà Nẵng).
Liên quan đến vụ án này, các bị cáo từng công tác tại Ngân hàng SeABank Đà Nẵng, gồm: Thái Trần Thông (1975, cựu Giám đốc ngân hàng), Nguyễn Ẩn (1982, nhân viên ngân hàng) và Hoàng Hiếu Trung (1983, chuyên viên khách hàng ngân hàng) bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Kết thúc phiên xét xử, TAND TP tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung làm rõ những vấn đề mới phát sinh không thể làm rõ tại phiên tòa. Hiện quá trình củng cố hồ sơ, hoàn tất điều tra bổ sung đang được tiến hành, riêng việc đề nghị truy tố Hứa Thị Mộng Hoa về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Cơ quan CSĐT khẳng định: Hoàn toàn đủ căn cứ…
Cơ quan CSĐT đọc lệnh bắt một số cán bộ ngân hàng trong vụ án.
Diễn biến vụ việc
Tài liệu của cơ quan điều tra và cáo trạng nêu phiên tòa thể hiện, bà Hứa Thị Mộng Hoa (1967) là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Cty TNHH Gia Bảo (số 300- Ông Ích Khiêm, TP Đà Nẵng) từ tháng 12-2003. Ngành nghề kinh doanh của Cty này chủ yếu là mua bán các ĐTDĐ, sim số, thẻ cào ĐTDĐ, linh kiện viễn thông… Ngoài ra, bà Hoa còn làm Giám đốc Cty TNHH Điện tử viễn thông Nam An (trụ sở tại 22-Hoàng Diệu, Đà Nẵng) với ngành nghề kinh doanh tương tự Cty Gia Bảo.
Video đang HOT
Quá trình làm ăn kinh doanh, năm 2007, Cty Gia Bảo phát sinh quan hệ tín dụng với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) chi nhánh Đà Nẵng. Cụ thể, năm 2007 SeABank đã cấp hạn mức tín dụng 120 tỷ đồng cho Cty Gia Bảo, hợp đồng hạn mức có giá trị từ ngày 27-11-2007 đến 27-11-2008. Trong đó, Cty Gia Bảo thế chấp các loại tài sản tại ngân hàng gồm bất động sản và hàng hóa tồn kho luân chuyển gồm thẻ cào, SIM card, điện thoại và linh phụ kiện điện thoại để làm tài sản đảm bảo. Phương án của SeABank đưa ra là phải chỉ định thủ kho độc lập để quản lý số hàng hóa tồn kho luân chuyển nói trên. Thời điểm đó, Thái Trần Thông làm Phó Giám đốc Chi nhánh SeABank Đà Nẵng (sau này là Giám đốc) đã ký hợp đồng bảo vệ kho hàng ba bên theo phê duyệt của Hội sở ngân hàng SeABank. Tuy nhiên, Thông không chỉ định thủ kho độc lập nên đã không quản lý được kho hàng, dù lúc đó kho hàng của Cty Gia Bảo là tài sản thế chấp, dẫn đến tình trạng Cty này khai khống, sau đó bán số hàng hóa trong kho mà SeABank không hề biết.
Riêng Hoàng Hiếu Trung (khi đó là chuyên viên tín dụng của chi nhánh) và Nguyễn Ẩn (chuyên viên hỗ trợ tín dụng), CQĐT cũng đã làm rõ những vi phạm. Cụ thể, đây là 2 cán bộ được giao nhiệm vụ phải kiểm tra kho định kỳ và quản lý hàng tồn kho, nhưng cả hai không kiểm tra kho, không thực hiện đối chiếu giữa số liệu thực tế báo cáo tồn kho của Cty Gia Bảo với số hàng thực tế tồn kho đã dẫn đến việc SeABank không quản lý được hàng trong kho. Chính sự quản lý lỏng lẻo, vô trách nhiệm với số hàng mà Cty Gia Bảo thế chấp của “bộ 3″ tại chi nhánh SeABank này, ngày 24-12-2008 (thời điểm Cty Gia Bảo quá hạn), không trả được SeABank mới tiến hành kiểm tra kho thì hàng trong kho không đủ như báo cáo của Cty Gia Bảo.
Kết quả điều tra của CQĐT cho thấy, tính đến ngày 24-12-2008, Cty Gia Bảo đã nợ quá hạn 100 tỷ đồng. Từ kiểm tra mục đích thu hồi thì trong kho chỉ có 14,5 tỷ tiền hàng, trong khi đó Cty này báo cáo tới 184 tỷ đồng. Để “sửa sai”, SeABank liên tục có những yêu cầu buộc Hứa Thị Mộng Hoa nộp tiền giảm nợ, đồng thời tiến hành việc phát mãi, bán thanh lý toàn bộ tài sản bất động sản để thu hồi vốn, nhưng do lượng tiền khai khống từ số hàng trong kho quá lớn, nên bà Hoa chỉ khắc phục được hơn 45 tỷ đồng, còn lại hơn 55 tỷ đồng không thu hồi được.
Đủ căn cứ để truy tố
Tại phiên tòa diễn ra cuối tháng 5-2019, bà Hoa đã liên tục kêu oan và cho rằng, nội dung cáo trạng của VKSND là không đúng sự thật. Theo bà, sau khi đàm phán với SeAbank, phía SeAbank đồng ý tại Công văn số 64, biên bản họp ngày 11-3-2009 và các tài liệu khác cũng đã ghi nhận nội dung: Ngân hàng đồng ý việc bà yêu cầu giảm lãi, phí đồng thời cấp tín dụng mới kèm theo các điều kiện giao 5 bất động sản theo giá đã định và các điều kiện khác về phương án trả nợ. Việc ngân hàng thu phí và lãi vượt nhiều trái quy định, không đúng thỏa thuận tín dụng chỉ có 0.98%, bà đã xuất trình được tài liệu thu vượt quá.
Bà Hoa còn trình bày và cung cấp tài liệu thể hiện việc bị cáo bị ép đưa 5 tài sản kèm theo thỏa thuận nhưng ngân hàng không thực hiện, hiện nay ngân hàng còn chiếm giữ một số tài sản của bà, hiện bà đang khởi kiện ở TAND Q. Hải Châu (Đà Nẵng)… vấn đề này cũng cần được làm rõ. Ngoài ra, bà Hoa khai một trong những nguyên nhân dẫn đến không trả được nợ là do bị cáo mất hàng trị giá 47 tỷ đồng vào tháng 12-2008, và việc mất hàng bị cáo có thông báo cho chi nhánh ngân hàng và trụ sở ngân hàng, cũng như có báo cáo với cơ quan chức năng tại TP Hồ Chí Minh, nhưng cũng chưa được điều tra làm rõ.
Sau 3 ngày xét xử, VKSND TP thấy còn nhiều vấn đề cần làm rõ như: Nội dung vụ án lớn, tài liệu nhiều, thấy rằng trong phần thẩm vấn bị cáo đã đưa ra tài liệu chứng cứ chứng minh ngân hàng tự thu phí lãi 55 tỷ đồng nhưng chưa được đối chiếu. Bên cạnh đó, những nội dung bị cáo cung cấp là những nội dung có ý nghĩa định tội, nhưng không thể bổ sung được, vì vậy Viện đề nghị HĐXX xem xét quyết định hoãn phiên tòa, trả hồ sơ cho VKS để trả cho cơ quan điều tra làm rõ những vấn đề mới phát sinh không thể làm rõ tại phiên tòa. HĐXX cũng nhận thấy tài liệu ngân hàng cung cấp, tài liệu do cơ quan điều tra cung cấp liên quan đến tổng số tiền lãi, các khoản phí ngân hàng thu về vẫn chưa trùng khớp, có mâu thuẫn, nên cần phải điều tra bổ sung làm rõ số tiền lãi và các loại phí mà Cty Gia Bảo đã trả cho ngân hàng.
Trao đổi với phóng viên ngày 26-6, đại diện Cơ quan CSĐT CATP Đà Nẵng khẳng định: Trong quá trình điều tra, đã xác định rất rõ bà Hoa có hành vi gian dối trong việc nâng khống hàng trên sổ sách để thế chấp. Minh chứng cho điều này là giám định của cơ quan chuyên môn dựa trên báo cáo thuế và các chứng từ, tài liệu có liên quan. Cơ quan điều tra cũng xác định, trong vụ án bà Hoa còn 1 tài sản, tuy nhiên tài sản đó thế chấp ở 2 ngân hàng… Về việc VKS trả hồ sơ yêu cầu làm rõ những vấn đề mới phát sinh, Cơ quan CSĐT cho hay đang được điều tra bổ sung để làm sáng tỏ, điển hình như việc mất hàng mà bà Hoa trình bày. Đối với các nội dung khác cần làm rõ như: Ngân hàng có vi phạm về lãi suất cho vay theo quyết định của ngân hàng nhà nước hay không? Ngân hàng không thực hiện một số cam kết? Cơ quan CSĐT cho rằng, cũng chỉ là tình tiết để xem xét toàn diện vụ án, chứ các nội dung này không làm thay đổi bản chất của vụ án. Vì vậy, việc Cơ quan CSĐT đề nghị truy tố bà Hoa về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hoàn toàn đủ căn cứ.
CÔNG HẠNH
Theo cadn.com.vn
Nữ quái chuyên lừa tài xế Grab để trộm xe máy bị hiệp sĩ tóm gọn
Với thủ đoạn đặt xe ôm Grab, rồi vờ mượn xe, Trang đã chiếm đoạt nhiều xe máy của tài xế GrabBike, sau đó mang sang Campuchia tiêu thụ. Khi cô ả đang tiến hành thực hiện tiếp phi vụ mới thì bị các hiệp sĩ bắt giữ.
Ngày 26/6, thông tin từ đội hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải cho biết, đội vừa bàn giao đối tượng Nguyễn Thị Ngọc Trang cho Công an phường Tương Bình Hiệp (TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) để điều tra xử lý về hành vi Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, đội hiệp sĩ nhận được tin báo từ anh Nguyễn Văn T. (SN 1990, quê tỉnh An Giang, hiện tạm trú tại xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, TP.HCM) trình báo về việc, ngày 27/5, anh nhật được cuộc gọi đặt Grab của một khách hàng, yêu cầu anh chở từ bến xe An Sương (quận 12, TP.HCM) đi tỉnh Bình Dương.
Sau khi chốt đơn hàng, tài xế T. chở cô gái này đi Bình Dương. Khi đi đến địa phận phường Tương Bình Hiệp (TP.Thủ Dầu Một), cô gái này kêu anh T. vào quán cà phê nghỉ ngơi. Sau đó, vị khách này bảo anh T. ngồi chờ và cho cô ta mượn xe máy BKS: 83P3 - 001.67 để cô ta đi lấy đồ, tý nữa quay ra sẽ tiếp tục để anh T. chở quay về TP.HCM. Toàn bộ chi phí xe ôm là 300 nghìn đồng.
Tuy nhiên, sau một thời gian chờ đợi nhưng không thấy cô gái kia mang xe trả lại, tài xế T. gọi vào số điện thoại mà khách hàng sử dụng đặt xe lúc nãy nhưng không liên lạc được. Biết mình bị lừa đảo nên anh T. đến công an phường trình báo trình báo, đồng thời gọi đội hiệp sĩ nhờ giúp đỡ.
Nữ quái (mũ đỏ) bị các hiệp sĩ bắt giữ.
Đến ngày 26/6, trên đường tuần tra trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đội hiệp sĩ gồm các anh Trần Hoàng Anh, Phan Văn Tú, Lê Quốc Nhã, Nguyễn Trực, Phạm Tấn Thanh phát hiện đối tượng có đặc điểm nhận dạng giống như cô gái mà tài xế T. mô tả nên âm thầm theo dõi.
Khi đến địa phận xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn (TP.HCM), cũng với thủ đoạn tương tự như với tài xế T., đối tượng này tiếp tục lừa một tài xế khác, nhằm chiếm đoạt tài sản. Lập tức các hiệp sĩ áp sát, yêu cầu đối tượng về trụ sở Công an phường Tương Bình Hiệp để làm việc.
Trên đường đi, đối tượng khai tên Nguyễn Thị Ngọc Trang (SN 1976, ngụ phường Tân An, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).
Trang khai, với thủ đoạn đặt xe Grab sau đó vờ mượn xe, Trang đã chiếm đoạt xe anh T. rồi mang sang Campuchia bán 6 triệu đồng. Hôm nay, khi cô ả đang tiến hành thực hiện tiếp phi vụ mới thì bị các hiệp sĩ bắt giữ.
Hiện Công an phường Tương Bình Hiệp đã bàn giao đối tượng Trang cho đội Điều tra tổng hợp Công an TP.Thủ Đầu Một, điều tra, xử lý theo quy định.
Theo Danviet
Núp bóng công ty giới thiệu việc làm, giám đốc lừa tiền người đi XKLĐ Công ty của Chính chỉ được cấp phép hoạt động tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm. Tuy nhiên, Chính "nổ" có thể đưa người đi XKLĐ sang Đức, Hàn Quốc, Séc để chiếm đoạt tiền của các nạn nhân. Bị cáo Phan Đình Chính tại phiên tòa. Ngày 25/6, TAND tỉnh Nghệ An xét xử sơ thẩm vụ...