Vụ HSBC Thụy Sĩ bị phanh phui: 26 khách hàng Việt bị lộ
Theo một tài liệu bị rò rỉ hôm 8/2, ngân hàng tư nhân HSBC chi nhánh Thụy Sĩ bị cáo buộc nhắm mắt làm ngơ trước các hoạt động buôn bán vũ khí và kim cương máu bất hợp pháp cũng như giúp người giàu trốn thuế.
Trong danh sách 100.000 khách hàng, thuộc hơn 200 quốc gia đã mở tài khoản tại ngân hàng HSBC, chi nhánh Thụy Sĩ bị rò rỉ có 26 khách hàng liên quan đến Việt Nam với tổng tài sản 37,5 triệu USD.
Theo công bố gây sốc khắp toàn cầu của Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) hôm 8-2, chi nhánh HSBC Thụy Sĩ đã thu lợi nhuận đáng kể trong nhiều năm từ các tài khoản bí mật từ tội phạm rửa tiền, buôn bán vũ khí, ma túy và đóng vai trò tích cực giúp người giàu lách luật.
Tổng cộng 106.000 tài khoản khách hàng tại 203 quốc gia trong khoảng thời gian từ năm 2005-2007 bị rò rỉ với tổng giá trị tài lên tới hơn 100 tỉ USD. Các chủ tài khoản từ Thụy Sĩ chiếm số lượng lớn nhất với 11.235 người, sở hữu 31,2 tỉ USD. Có 26 khách hàng liên quan đến Việt Nam với tổng tài sản 37,5 triệu USD nằm trong danh sách, trong đó có 12% có hộ chiếu (hoặc quốc tịch) là Việt Nam và người có tài sản lớn nhất là 12,2 triệu USD.
Theo Bloomberg, một số cái tên rất đáng chú ý trong danh sách này đang nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ, trong đó có tỉ phú Nga Gennady Timchenko – người được cho là có quan hệ gần gũi với Tổng thống Nga Vladimir Putin và bị Mỹ đưa vào danh sách đen sau khi Nga tiến hành sáp nhập Crimea. Ông Anton Kurevin, người phát ngôn của tập đoàn Volga của tỉ phú Timchenko từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này.
Cựu nhân viên HSBC Herve Falciani lấy được một số tài liệu mật của ngân hàng – rò rỉ từ năm 2005-2007, trong đó có danh sách 106.000 khách hàng tại 203 quốc gia, sau đó chuyển các dữ liệu cho cơ quan quản lý thuế của Pháp vào năm 2008. Paris chia sẻ thông tin với chính phủ các nước, nơi HSBC đặt chi nhánh và mở cuộc điều tra.
Tờ báo Pháp Le Monde cũng có được một bản sao tài liệu và gửi tới Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) để tiến hành phân tích. Theo kết luận sơ bộ của ICIJ, chi nhánh HSBC Thụy Sĩ cho phép tội phạm mở tài khoản để rửa tiền, đóng vai trò tích cực giúp người giàu lách luật, che giấu một lượng lớn tiền bạc khỏi cơ quan chức năng.
“HSBC (Thụy Sĩ) liên tục trấn an khách hàng rằng tài khoản của họ sẽ không bị tiết lộ cho nhà chức trách, thậm chí nếu đó là tài khoản trốn thuế ở nước chủ nhà. Nhân viên ngân hàng cũng mách nước cho khách hàng tránh phải đóng thuế tại quốc gia của họ” – báo cáo của ICIJ nêu rõ.
Video đang HOT
HSBC chi nhánh Thụy Sĩ đang dính cáo buộc giúp người giàu trốn thuế. Ảnh: AP
Giáo sư Crawford Spence làm việc tại Đại học Warwick nhận định HSBC Thụy Sĩ đã đồng lõa trong việc trốn thuế và vi phạm pháp luật. Khách hàng của chi nhánh bao gồm nhiều nhà tài phiệt và chính trị gia đến từ Anh, Nga, Ukraine, Kenya, Ấn Độ, Mexico, Lebanon, Cộng hòa Dân chủ Congo, Zimbabwe, và Algeria.
Tại Anh, cục quản lý thuế quốc gia phát hiện 1.100 người Anh có tài khoản ở chi nhánh HSBC tại Geneva trốn thuế, thu lại 236 triệu USD nhưng chỉ có một người bị truy tố. Chủ tịch Ủy ban kiểm toán công Quốc hội Anh Margaret Hodge đề nghị làm rõ vai trò của cựu Chủ tịch HSBC Stephen Green.
Trong khi tại Pháp, nhà chức trách đưa 103 trường hợp trốn thuế ra vành móng ngựa. Một thẩm phán Bỉ cũng đang xem xét lệnh bắt giữ đối với một số cựu quan chức và hiện tại của HSBC nếu họ không hợp tác điều tra.
Giải thích về các tài liệu bị rò rỉ, HSBC nhấn mạnh các tài liệu này có từ cách đây 8 năm và ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách để tránh các cá nhân hoặc tổ chức lợi dụng trốn thuế và rửa tiền. Giám đốc điều hành HSBC Thụy Sĩ Franco Morra cho biết cấp dưới của mình “đã đóng các tài khoản không đáp ứng tiêu chuẩn của ngân hàng”, đồng thời lưu ý “đó là lời cảnh tỉnh về mô hình kinh doanh cũ của HSBC, chúng đã lỗi thời”.
Hiện HSBC đang phải đối mặt với cáo buộc hình sự ở Mỹ, Pháp, Bỉ và Argentina.
Theo Dantri
Việt Nam, Hội An trong danh sách các nước và thành phố đáng tham quan nhất 2015
Dựa theo số phiếu bình chọn của du khách, tạp chí du lịch nổi tiếng của Anh Wanderlust đưa Việt Nam và thành phố Hội An vào top các nước và thành phố đáng tham quan nhất trong năm 2015.
New Zealand - đảo quốc tại khu vực Tây Nam của Thái Bình Dương là điểm đến được nhiều du khách quan tâm
Hàng năm, tạp chí du lịch Wanderlust đều có những cuộc khảo sát thường niên dành cho độc giả để tìm ra những điểm đến hấp dẫn nhất, thành phố đáng tới thăm nhất, sân bay quốc tế ấn tượng nhất... Trong cuộc bình chọn cho năm 2015, kết quả được tổng hợp và công bố vào ngày 29/1 vừa qua. Theo đó, Việt Nam và thành phố Hội An đều có tên trong danh sách.
Quốc gia châu Phi Nambia đứng thứ hạng cao với 97.37%
Việt Nam có kết quả 94.56%
Với kết quả 94.56%, Việt Nam đứng vị trí số 10 trong Top các nước được nhiều du khách quan tâm nhất. Xếp vị trí quán quân là đại diện đến từ châu Úc New Zealand với 97.78%. Trong Top 10 xuất hiện nhiều quốc gia ở châu Phi như Nambia (97.37%), Ethiopia (97.27%), Zambia (96.36%). Đặc biệt, danh sách không có bất kỳ "gương mặt" tới từ châu Âu.
Phố cổ Hội An liên tục nằm trong "danh sách vàng" của các tạp chí du lịch
Trong khi đó, Hội An tỉnh Quảng Nam đứng vị trí thứ 5 trong top 10 thành phố được du khách yêu thích nhất với tỷ lệ 94.12%. Thành phố Luang Prabang đạt số phiếu cao nhất: 97.14% và dẫn đầu bảng. Tiếp đó là Bagan - Myanmar (95%); Stockholm - Thụy Điển (94,74%); Kyoto - Nhật Bản (94,29%); Hội An (94,12%); Vancouver - Canada (93,85%); Berlin - Đức (93,51%); Rome - Italy (93,13%); Vienna - Áo (92,86%) và Krakow - Ba Lan (92,5%).
Thành phố Luang Prabang của Lào
Ngoài ra, cuộc bình chọn còn tìm ra top 10 sân bay thế giới tốt nhất, top 10 hãng hàng không tốt nhất, top 10 tạp chí hướng dẫn du lịch tốt nhất....
Việt Hà
Theo Dantri/Wanderlust
Mỹ không nên đưa Triều Tiên vào lại danh sách bảo trợ khủng bố Hãng tin Yonhap ngày 25/1 dẫn báo cáo của CRS (Cơ quan nghiên cứu chính sách trực thuộc Quốc hội Mỹ) cho rằng Mỹ sẽ "mất nhiều hơn được" nếu đưa Triều Tiên trở lại danh sách các nước hỗ trợ khủng bố. Một tên lửa hạt nhân được diễu hành trong một buổi lễ ở Bình Nhưỡng (nguồn: AP) Trong báo cáo...