Vụ HS nhập viện sau khi súc miệng bằng Fluor: Kiểm điểm nhiều cán bộ
Liên quan đến việc hàng loạt học sinh Trường Tiểu học 1 Khánh Bình (xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) nhập viện sau khi súc miệng bằng dung dịch Fluor, ngày 22.2, bác sĩ Nguyễn Văn Thạnh – Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời xác nhận, đơn vị đã kỷ luật khiển trách 2 viên chức có liên quan.
Theo đó, 2 cá nhân bị kỷ luật khiển trách là y sĩ Trần Trọng Tiên (viên chức Trạm y tế xã Khánh Bình) và y sĩ Dương Công Hiếu (viên chức Trạm y tế xã Khánh Bình).
Riêng ông Phạm Hoàng Bắc – Trưởng Trạm y tế xã Khánh Bình bị kiểm điểm phê bình vì khi nhận tin báo của nhà trường có học sinh nôn ói sau khi súc miệng bằng Fluor, ông này đã không trực tiếp đến trường để xử lý mà giao cho y sĩ phụ trách chương trình xuống trường, nên chưa chủ động trong công tác xử lý cho các em học sinh. Ông Bắc còn thiếu kiểm tra, nhắc nhở cán bộ phụ trách chương trình xây dựng kế hoạch phối hợp với nhà trường trong việc triển khai cho học sinh súc miệng.
Các học sinh điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Trần Văn Thời. Ảnh: CTV
Chiều cùng ngày, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trần Văn Thời cho biết, ngành giáo dục sẽ tiến hành kiểm điểm đối với 3 người vào tuần tới, trong đó có ông Nguyễn Văn Hận – Hiệu trưởng Trường Tiểu học 1 Khánh Bình.
Như Dân Việt đã thông tin, ngày 11.1, Trường Tiểu học 1 Khánh Bình tổ chức cho các em học sinh súc miệng bằng dung dịch Fluor để phòng ngừa sâu răng. Sau khi súc miệng bằng dung dịch này, hầu hết các em học sinh có biểu hiện bị nôn ói, đau bụng, vật vã… nên các giáo viên của trường đã đưa các em vào bệnh viện địa phương để kiểm tra, điều trị.
Sau khi xảy ra sự cố, Ban giám hiệu nhà trường đã báo cáo ngay cho chính quyền địa phương và các ngành liên quan để tổ chức đưa học sinh đến các cơ sở y tế theo dõi, điều trị. Theo đó, có 89 học sinh ngậm dung dịch Fluor và có 84 học sinh nhập viện.
Video đang HOT
Nguyên nhân xảy ra sự cố được xác định là tại thời điểm súc miệng, các học sinh chưa được ăn uống nên dễ bị kích thích. Sau khi súc miệng xong không được giám sát nên các em uống nước liền, dẫn đến nuốt dung dịch Fluor.
Theo Danviet
'Tuần trăng mật' biển Tây, ngư dân kiếm bộn tiền
Bà con ngư dân miền Tây Nam bộ thường ra khơi vào cuối tháng Chạp để đầu tháng Giêng năm mới vào bờ. Sau chuyến biển Tết, đoàn tàu chở tôm cá và đón "tuần trăng mật" miền biển.
Ngư dân ăn Tết trên biển
Cửa biển Sông Đốc bắt đầu đón những con tàu vào bờ ngày đầu năm. Ông Nguyễn Minh Cảnh, Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời, Cà Mau) nhìn đoàn tàu, nói: "Phần đông bà con ngư dân cho tàu ra biển cuối tháng Chạp năm cũ đến đầu tháng Giêng năm sau khi thời tiết thuận lợi, tôm cá nhiều, thường trúng mùa hơn".
Lão ngư Nguyễn Tấn Biểu (Tư Biểu), ở khu vực 2, thị trấn Sông Đốc, làm chủ 13 chiếc tàu cào, lưới vây. Ông Tư Biểu kể: "Chuẩn bị cho chuyến biển Tết chi phí cao hơn, phải có bia lon, bánh mứt để anh em đón Giao thừa trên biển".
Cửa biển Sông Đốc tàu về sau chuyến biển
Anh Nguyễn Thanh Kỳ, 49 tuổi, con của ông Tư Biểu kể: "Tôi mới ở nhà ăn tết với vợ con được vài năm. Gần 25 năm, làm thuyền trưởng, quản lý cả đoàn tàu của cha mẹ, ăn Tết trên biển. Chuyến biển Tết kiếm được nhiều nhưng nhớ gia đình dữ lắm. Anh em cùng ra biển, tôi phải bồi dưỡng gấp đôi ngày thường".
Anh Trần Văn Son, 38 tuổi, ở khóm 7, thị trấn Sông Đốc đang quản lý 4 con tàu và trực tiếp làm thuyền trưởng con tàu lớn của gia đình. Gần 20 năm lênh đênh trên biển, anh nói: "Thực ra trên biển không ăn tết nhất gì, lo làm thôi. Đến giao thừa, anh em neo tàu gần nhau, bơi xuồng thúng gom lại, tổ chức ăn nhậu, hát hò cho vui, đỡ nhớ nhà"
Ông Tư Biểu cho hay, mỗi con tàu lưới, cùng 2 tàu con tết rồi thu được 700 - 800 triệu đồng, nhờ trúng cá chim, cá gộc,... "Năm nào cũng vậy, chuyến biển Tết được lộc đầu năm, tạo hứng để làm ăn khá giả suốt năm"- ông Tư Biểu tin như vậy.
Cảng cá Gành Hào (Đông Hải, Bạc Liêu) ngày đầu năm trở nên nhỏ hẹp, hàng trăm chiếc tàu đánh cá lần lượt trở về. Trên bến dưới thuyền, người, xe nhộn nhịp, rộn ràng. Hơn 10 vựa thu mua hải sản phải căng người ra làm ngày đêm, lựa chọn, phân loại, trữ đông rồi chuyển hàng cá, tôm, mực...theo xe tải tỏa đi về các chợ gần, xa khắp vùng.
Anh Nguyễn Văn Quyên, ở Gò Công (Tiền Giang) cập Cảng Gành Hào kể, cả hai tháng trước Tết đều trúng mùa. Chuyến biển tết càng khá hơn nên tài công thu 12-15 triệu đồng/chuyến, ngư phủ 7-8 hoặc 10 triệu đồng/chuyến tùy theo mức doanh thu, lợi nhuận.
Ông Liên Văn Lợi, chủ vựa cá Đức Lợi nói: "Mạng lưới tiêu thụ hải sản các tỉnh trong vùng, TPHCM thuận lợi, tôi đầu tư 4 tàu hậu cần nghề cá, thu mua trên biển 250-300 tấn/tàu. Xe bạn hàng chờ sẵn, lên xe đi liền, thuận tiện lắm".
"Tuần trăng mật"
Gia đình lão ngư Nguyễn Tấn Biểu ở Sông Đốc xây cất kiên cố 20 phòng trọ cho bạn ruột (những bạn đi tàu) miễn phí. Bà Trần Thị Dung - vợ ông Tư Biểu cho biết, ngư phủ đi trên 13 con tàu khoảng 180 người. Cũng từng ấy là vợ bạn làm thợ vá lưới.
Bà Dung, nói: "Vừa lo cho bạn ăn Tết trên biển, vừa hỗ trợ gia đình bạn ở đây gần đứt trăm triệu đồng. Thương bạn, lo cho bạn, mình mới làm ăn được bền".
Bên mâm cơm Tết muộn, chị Nguyễn Thị Tuyết Hồng, 38 tuổi, vợ ngư phủ Lưu Văn Út, ở khóm 6, thị trấn Sông Đốc, đỏ mặt, ấp a ấp úng: "Nhờ ảnh làm ngư phủ mà vợ chồng yêu nhau không biết cũ, lâu lâu mới được gần như mới!".
Chị Tuyết Hồng quê ở vùng biển Kiên Giang đến thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời, Cà Mau) vá lưới, thấy anh Út hiền, kết hôn gần 20 năm qua. Chưa nơi nào như cửa biển Sông Đốc, người dân khắp nơi đến làm thuê, làm mướn, rồi thành quê hương.
Căn nhà của vợ chồng chị Nguyễn Thị Thu Vân, 39 tuổi, ở khu vực 2, thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời, Cà Mau) vui vẻ khác thường. Chồng chị Vân- anh Nguyễn Văn Lâm, 52 tuổi, làm "chủ xị" với ngư phủ. Anh Lâm về gia đình sau chuyến biển Tết, chị Vân tạm nghỉ vá lưới, để được gần gũi chồng.
Anh Trần Ngọc Qúi, 50 tuổi và vợ là Nguyễn Thị Vân, 48 tuổi, ở Vĩnh Hòa Hiệp (Châu Thành, Kiên Giang) gặp nhau ở cửa biển Sông Đốc, xuống ca - nô về thăm quê sau tết. Chị Vân thêm vô câu chuyện ngư phủ: "Chồng làm biển cực, em phải ráng nuôi con khôn lớn, trồng trọt 10 công ruộng để phụ thêm. Đêm nghe gió thổi mạnh cũng lo, không ngủ được".
Chị Nguyễn Thị Tâm - vợ ngư phủ Lâm Văn Nam, nói: "Đời ngư phủ lênh đênh trên biển, mưa gió thất thường. Khi vào đất liền, có căn nhà ở với vợ con, ấm cúng, bù đắp phần nào".
Ngư dân Quảng Trị trúng mẻ cá 7 tỷ đồng
Sáng 11/2, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Chính cùng lãnh đạo tỉnh này có mặt tại cảng cá Cửa Việt để tặng hoa chúc mừng ngư dân Lê Văn Viện (SN 1979, thôn Xuân Tiến, xã Gio Việt, huyện Gio Linh) vừa trúng mẻ cá bè vàng 150 tấn trị giá hơn 7 tỷ đồng. Sáng 11/2 (Mồng 7 Tết) đã có 3 tàu chở 50 tấn cá vào cảng cá Cửa Việt để bán với giá 50.000 đồng/kg. Khoảng sáng 12/2 mới vận chuyển hết 150 tấn cá vào bờ.
H.THÀNH
Theo TPO
Cà Mau: Nhiều học sinh nhập viện sau khi súc miệng bằng dung dịch fluor Ngày 11/1, lãnh đạo Bệnh viện đa khoa huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) xác nhận, đơn vị vừa tiếp nhận nhiều em học sinh Trường Tiểu học Khánh Bình (huyện Trần Văn Thời) điều trị nghi do bị ngộ độc flour. Theo thông tin ban đầu, sáng ngày 11/1, Trường Tiểu học Khánh Bình (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau)...