Vụ hơn 80 trẻ mầm non nhập viện nghi ngộ độc: Chưa tìm ra nguyên nhân
Gần 100 cháu ở Trường Mầm non Thụy Liễu phải nhập viện, bước đầu xác định là do ngộ độc, nhưng từ thực phẩm gì và ở đâu thì vẫn chưa xác định được.
Khoảng 80 bé của trường Mầm non Thụy Liễu đang phải điều trị với các triệu chứng đau bụng, nôn, sốt. Ảnh: Dân Việt
Infonet đưa tin, chiều 17/9, ông Nguyễn Tân Sơn – Trưởng phòng GD&ĐT Cẩm Khê (Phú Thọ) cho biết, có gần 100 trẻ của Trường mầm non Thụy Liễu nghi ngộ độc thức ăn và đã có hơn 30 cháu được ra viện với tình trạng sức khỏe ổn định.
Ngoài ra, ông Nguyễn Tân Sơn cũng thông tin thêm: “Những trường hợp còn ở viện là bởi gia đình muốn tiếp tục theo dõi. Về cơ bản, tình hình sức khỏe của các cháu đã ổn định, chắc trong một đến hai ngày nữa sẽ được ra viện”.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, lãnh đạo Trung tâm y tế huyện Cẩm Khê cho biết, bắt đầu từ ngày 14/9, một số học sinh của Trường mầm non Thụy Liễu đã phải đến Trung tâm y tế huyện Cẩm Khê để điều trị, cấp cứu. Tất cả vào viện điều trị tích cực, sốt, một vài cháu đi ngoài nôn… nghi do ngộ độc thức ăn.
“Chúng tôi rất hoang mang, lo lắng không hiểu nguyên nhân từ đâu. Cháu nhà tôi nhập viện sau, hiện sức khỏe đã ổn định. Gần nhà tôi có nhiều bé đi được 2 hôm rồi nhưng vẫn chưa ra viện”, một phụ huynh lo lắng chia sẻ với PV báo Dân Việt.
Trước sự việc nghiêm trọng trên, Sở Y tế Phú Thọ đã chỉ đạo khẩn trương thực hiện cấp cứu, chăm sóc điều trị các bệnh nhi đang nằm điều trị tại trung tâm. Đội ngũ y tế thôn bản rà soát, động viên gia đình có trẻ bị sốt cao, nôn đang tự chăm sóc tại nhà đến Trung tâm để được điều trị kịp thời.
UBND huyện Cẩm Khê chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm tra các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của bếp ăn tập thể trường Mầm non Thụy Liễu và đơn vị cung cấp thực phẩm bán trú cho nhà trường, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, động viên các gia đình yên tâm, phối hợp tốt với cơ sở y tế trong việc điều trị cho bệnh nhi.
“Bây giờ chưa rõ nguyên nhân, tuy nhiên sau khi cơ quan chức năng chỉ ra được nguyên nhân thế nào thì chúng tôi sẽ có giải pháp khắc phục”, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Cẩm Khê Nguyễn Tân Sơn nhấn mạnh trên báo Infonet.
Hiện, nguyên nhân vụ việc đang được tiếp tục được các cơ quan chức năng huyện Cẩm Khê và tỉnh Phú Thọ điều tra, làm rõ.
Mộc Miên
Video đang HOT
Theo ĐSPL
Vụ hơn 100 người nghi ngộ độc ở Điện Biên: 92 người được mời đến trạm y tế để "trấn an"?
Sau cỗ mừng tân gia của nhà anh Lò Văn Phênh ở bản Lói 2, xã Mường Lói, huyện Điện Biên (Điện Biên) được tổ chức hôm 4/9, khoảng 100 người đã có biểu hiện bất thường.
Qua 5 ngày xác minh, Trung tâm Y tế huyện Điện Biên đã xác định chỉ có 5 người bị "rối loạn tiêu hóa", còn 92/97 người "được mời đến để... "trấn an".
Sáng 6/9, khoảng 30 người vẫn nằm la liệt ngoài sân Trạm Y tế xã Mường Lói.
"Trấn an" người lành?
11h trưa ngày 4/9, cơm mừng tân gia của vợ chồng anh Lò Văn Phênh ở bản Lói 2 được tổ chức tưng bừng. Có 60 mâm cỗ được tổ chức ăn đồng loạt. Thành phần dự cỗ mừng là bà con dân bản cùng anh em, bạn bè thân thích của vợ chồng anh Phênh.
Trong bữa cơm có sử dụng 7 món ăn bao gồm: Ngan luộc, thịt lợn nướng, thịt bò xào, rau nộm, măng luộc, canh tiết bò và rượu gạo tự nấu.
Sáng ngày hôm sau, nhiều người đã có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng nhiều lần. Họ phải đến Trạm Y tế xã để kiểm tra.
Chị Lò Thị Dung là người đến nhập Trạm sớm nhất, lúc 6 giờ sáng 5/9 với biểu hiện đau bụng, đi ngoài phân lỏng 4 lần, kèm theo mệt mỏi. Chị Dung được chẩn đoán là bị rối loạn tiêu hóa.
Sau 5 ngày điều tra, xác minh, hôm 10/9 Trung tâm Y tế huyện Điện Biên đã có báo cáo số 406/BC-TTYT về vụ rối loạn tiêu hóa do thức ăn chế biến còn sống tại bản Lói 2, xã Mường Lói, huyện Điện Biên.
Báo cáo này khẳng định: Sau trường hợp chị Dung nhập Trạm, "để đảm bảo an toàn và phòng có sự việc ngộ độc do thực phẩm nên cán bộ trạm đã đề nghị gia đình cho thông báo để khách mời dự bữa cơm trưa ngày 04/9 để đến khám và nắm bắt tình hình.
Trong tổng số 97 người được mời đến trạm có 5 người có triệu chứng của rối loạn tiêu hóa bao gồm: Đau bụng, đi ngoài phân lỏng, buồn nôn nhưng không nôn, người hơi mệt, không đau đầu, không sốt.
Còn 92 người cùng ăn thì không có các triệu chứng nêu trên nhưng do người dân đã được mời đến trạm do vậy cán bộ trạm và đoàn công tác xã cũng phải có động tác can thiệp để trấn an và động viên đồng thời cấp cho một liều thuốc kháng sinh đường ruột để uống dự phòng".
Các bệnh nhân lần lượt được khám và điều trị.
Báo cáo trên cũng nêu rõ, qua điều tra sơ bộ trong 97 người dự bữa cơm trưa hôm 4/9, trong tổng số 7 món ăn được sử dụng thì có món thịt lợn nướng chưa chín. Các món khác mọi người đều ăn và ăn cả bữa chiều đều không bị rối loạn tiêu hóa.
"Tất cả 97 bệnh nhân đến khám và xử trí sau 3 tiếng đều ổn định và xuất viện, về đi làm nương rẫy như bình thường".
Tiền - hậu bất nhất?
Theo ghi nhận của Báo GD&TĐ, báo cáo 406/BC-TTYT của TTYT huyện Điện Biên đang có nhiều điểm mâu thuẫn so với thực tế.
Anh Lò Văn Phênh khẳng định, trong số những người ăn cỗ mừng tân gia, có người chỉ ăn thịt ngan hoặc chỉ ăn thịt bò không cũng có biểu hiện đau bụng và tiêu chảy.
"Có người chỉ ăn thịt ngan thôi cũng bị đau bụng, tiêu chảy. Có người chỉ ăn thịt lợn thôi cũng bị như thế. Chứ còn nói bảo thịt bò thì không phải vì nhà tôi đánh tiết canh ăn từ chiều hôm trước (3/9) nhưng có sao đâu", anh Phênh khẳng định.
Thiếu giường bệnh, nhiều người phải nằm đất.
TTYT huyện Điện Biên khẳng định 97 bệnh nhân đến khám và sau khi được "xử trí" khoảng 3 tiếng sau mọi người đều ổn định, xuất viện trở về nhà sinh hoạt như bình thường, thế nhưng theo khảo sát của Báo GD&TĐ, đến giữa trưa ngày 6/9 tại Trạm Y tế xã Mường Lói, vẫn còn khoảng 30 người nhăn nhó,nằm la liệt trên giường bệnh, dưới sàn nhà và cả ngoài sân để khám và điều trị.
Chị Lò Thị Pâng khẳng định, trong số 30 người đang có mặt ở thời điểm đó hầu hết là những người mới đến. Chỉ có chị Pâng và một vài người đã đến từ hôm 5/9 nhưng Trạm hết thuốc nên hôm sau khi có thuốc vào mới đến.
Ông Phạm Duy Tùng - Phó trưởng Trạm Y tế xã Mường Lói cho biết, riêng ngày 5/9, Trạm đã thăm khám, cấp thuốc, truyền giải độc cho 97 người dân tộc Lào ở các bản Lói 1, Lói 2.
Do số người đến khám và điều trị tăng đột biến nên Trạm đã báo cáo TTYT huyện và đề nghị hỗ trợ.
Trong ngày 5/9, TTYT huyện đã điều động 10 người từ TTYT huyện, Trạm Y tế xã Pu Luông, Trạm Y tế xã Mường Nhà và cán bộ y sĩ Đồn Biên phòng Mường Lói sang hỗ trợ tiếp nhận, điều trị.
Cán bộ Trạm Y tế ở đây cho biết, trong ngày 5/9 và sáng 6/9, Trạm Y tế Mường Lói đã sử dụng hết gần 300 chai dung dịch Ringer lactat để truyền cho những người đã đến khám và điều trị.
Theo chỉ định, dung dịch Ringer lactat được dùng trong trường hợp người bị mất nước (chủ yếu mất nước ngoài tế bào) nặng, không thể bồi phụ được bằng đường uống (người bệnh hôn mê, uống vào nôn ngay, trụy mạch); Giảm thể tích tuần hoàn nặng, cần bù nhanh (sốc phản vệ, sốc sốt xuất huyết...); Nhiễm toan chuyển hóa (dùng Ringer lactat có glucose).
Như vậy, câu hỏi đặt ra là với 5/97 người bị "rối loạn tiêu hóa" sau cỗ mừng tân gia như TTYT huyện Điện Biên kết luận thì họ đã làm gì để hết gần 300 chai dung dịch Ringer lactat loại 500ml (tương đương hơn 150 lít dung dịch) trong một ngày rưỡi?
TTYT huyện Điện Biên khẳng định cán bộ y tế đã thông báo, "mời" bà con đến cơ sở y tế để "trấn an", còn chính quyền xã khẳng định họ thấy khoảng 100 người có biểu hiện bất thường, xã đã báo cáo để cán bộ y tế can thiệp. Có hay không chuyện bưng bít thông tin bởi căn bệnh "thành tích"?
Minh Thịnh
Theo GDTĐ
Thanh Hóa: Hơn 20 người ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh khúc ở tiệc tân gia Sáng 9/9, ông Phạm Văn Tân, Chủ tịch UBND xã Nga Điền, huyện Nga Sơn xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm khiến nhiều người phải nhập viện. Nhiều người bị ngộ độc thực phẩm phải nhập viện (Ảnh người dân cung cấp) Theo ông Tân, gần trưa ngày 8/9, nhiều người dân xã Nga Điền (huyện...