Vụ hơn 14 nghìn điện thoại bị theo dõi: Đang xem xét xử lý hình sự?
Chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn/ tháng, khách hàng có thể xem trộm tin nhắn, ghi âm cuộc gọi, định vị vị trí điện thoại… của đối tượng mình cần theo dõi. Hành vi của doanh nghiệp kinh doanh phần mềm này đã vi phạm vì lưu giữ thông tin cá nhân của trên 14 nghìn điện thoại tại máy chủ của công ty.
Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC 50 – CAHN) kết hợp với Sở Sở Thông tin truyền thông Hà Nội đã tiến hành thanh tra và phát hiện tại công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng (địa chỉ tại tầng 4, toà nhà 110 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) kinh doanh phần mềm ptracker có chức năng theo dõi, giám sát trái phép người sử dụng điện thoại di động.
Quá trình kiểm tra, đoàn thanh ra đã phát hiện công ty này đang kinh doanh hai phần mềm, trong đó phần mềm Ptracker giám sát theo dõi cá nhân được rất nhiều người sử dụng. Qua đó, khách hàng có thể xem tin nhắn, danh bạ, ghi âm cuộc thoại, ghi âm môi trường xung quanh, định vị vị trí điện thoại, quay phim, chụp ảnh, bật (tắt) 3G/GPRS của điện thoại bị giám sát.
Ảnh minh họa
Hành vi đột nhập điện thoại khách hàng sẽ bị xử thế nào?
Toàn bộ dữ liệu lấy được từ điện thoại bị giám sát, sau đó sẽ gửi về máy chủ Server của công ty. Hàng tháng, người đăng ký trả 400 ngàn/tháng (hoặc 900 ngàn/3 tháng) cho công ty thông qua tài khoản ngân hàng Vietcombank, Techcombank hoặc Agribank để được xem những thông tin mà mình muốn theo dõi bất kì đâu, bất cứ lúc nào chỉ bằng một cú pháp tin nhắn để yêu cầu. Thời gian cài đặt phần mềm diễn ra trong vòng từ 3-5 phút, phụ thuộc vào tốc độ đường truyền Internet.
Để mở rộng kinh doanh, công ty Việt Hồng đã công khai quảng cáo dịch vụ trên trang web ***.vn. Trong nội dung quảng cáo, công ty Việt Hồng khẳng định họ là “nhà cung cấp giải pháp và dịch vụ theo dõi đối tượng sử dụng điện thoại di động bằng công nghệ không dây chuyên nghiệp…”.
Ngoài ra, phần mềm này còn có chức năng “Khoanh vùng đối tượng”, theo đó chức năng này giúp khách hàng khoanh vùng đối tượng cần theo dõi. Phần mềm ptracker cũng được công ty Việt Hồng phân thành ba phiên bản: Cài đặt bình thường; cài đặt nâng cao từ xa và cài đặt nâng cao vĩnh viễn.
Trong đó, đối với phiên bản cài đặt từ xa, phần mềm này sẽ loại bỏ chức năng gỡ bỏ của hệ điều hành Android. Máy điện thoại cài đặt phần mềm sẽ không thể xóa khỏi máy điện thoại trừ khi thực hiện khôi phục cài đặt gốc. Với phiên bản cài đặt nâng cao vĩnh viễn, việc cài đặt phải được nhân viên kỹ thuật của công ty cài đặt trực tiếp và phần mềm sẽ không thể xóa khỏi máy kể cả khi cài đặt lại dữ liệu của nhà sản xuất. Phí dịch vụ cho cài đặt này là: 1,500.000 đ/lần.
Vụ 14.000 điện thoại bị nghe lén: Phần lớn liên quan đến đời tư
Video đang HOT
Khó có thể xử lý…
Trao đổi với PV, Đại diện Đội 5 – PC50 cho biết, phần mềm này được phát triển từ tháng 6/2013 và quảng cáo trên trang web của công ty và facebook. Hiện Sever để lưu trữ thông tin cá nhân cho phần mềm Ptracker hiện đã được phong tỏa. Tuy nhiên đáng lưu ý, hành vi bán phần mềm ptracker của công ty Việt Hồng hiện vẫn chưa có quy định xử lý.
Công ty chỉ bị xử phạt vì lưu giữ thông tin cá nhân trên máy chủ. Ngoài ra, phần mềm dành cho doanh nghiệp để giám sát, chấm công nhân viên (hiện vẫn còn quảng cáo, hoạt động) vẫn có thể dùng đề theo dõi, giám sát như phần mềm ptracker. Chỉ cần nộp 3 triệu là có thể làm đại lý của công ty. Hiện có khoảng 5 đại lý liên kết với công ty Việt Hồng để sử dụng phần mềm này.
Vụ việc hiện đã được chuyển sang cơ quan điều tra để xem xét xử lý hình sự./.
Theo Pháp luật Việt Nam
"Bóng ma" Ptracker và vụ án nghe lén điện thoại đầu tiên ở Việt Nam
Ptracker - phần mềm nghe lén điện thoại đầu tiên vừa bị cơ quan Công an phát hiện - đang trở thành "bóng ma" ám ảnh nhiều người, nhiều nhà. Ptracker còn gây nên nỗi ám ảnh, sự nghi kỵ và thậm chí cả những lời rủa xả...
Nghe lén điện thoại tưởng đâu chỉ là... chuyện bên Mỹ nhưng hóa ra không phải. Mới vài tháng trước, dân Việt mình còn cười khì khì trước tin nữ Thủ tướng Đức hay Ngoại trưởng Anh phải "điên cái đầu" khi nghi ngờ có thể điện thoại di động của mình bị nghe lén thì bây giờ, nghe lén đã trở thành "chuyện trong mỗi nhà" mất rồi khi mà con số thống kê ban đầu cho thấy, hơn 1,4 vạn thuê bao điện thoại di động ở Việt Nam có thể đã bị nghe lén...
Hình minh họa: Nghe lén điện thoại đã trở thành nỗi lo âu ở Việt Nam
Vụ nghe lén 14.000 điện thoại: Thủ đoạn cài đặt và cách phát hiện
Phạm luật: Rõ rồi!
Thông tin chính thức cho biết, Công an TP.Hà Nội đã khởi tố vụ án nghe lén, giám sát hơn 14.000 thuê bao điện thoại mà thủ phạm là Công ty TNHH Việt Hồng (trụ sở tại phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội). Đã có 4 đối tượng bị tạm giữ để điều tra làm rõ về hành vi "đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet", được quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, từ tháng 6/2013, Công ty Việt Hồng đã phát triển, cung cấp cho khách hàng dịch vụ phần mềm có chức năng giám sát điện thoại di động, bao gồm hai gói. Gói dành cho cá nhân tên là Ptracker và gói dành cho doanh nhân tên là PtrackerERP.
Khi người sử dụng có nhu cầu sử dụng phần mềm, công ty này sẽ cài chế độ cho dùng thử trong 24 tiếng. Người dùng cầm máy điện thoại giám sát và tải theo địa chỉ trang web, hoặc soạn tin theo cú pháp DV, gửi đến 8189 để lấy đường link tải phần mềm về. Khi phần mềm được tải về, người dùng thử tự cài đặt phần mềm, sau đó hệ thống của Công ty Việt Hồng sẽ trả về tên truy cập là 7 số cuối của IMEI điện thoại cần giám sát và mật khẩu mặc định ban đầu là vhc.vn.
Mọi dữ liệu như danh bạ, tin nhắn các cuộc gọi đi và đến, âm thanh ghi âm xung quanh, hình ảnh, thống kê lịch sử truy cập trang web, lộ trình di chuyển, vị trí hiện tại của máy điện thoại bị giám sát sẽ được phần mềm lưu lại và đẩy lên máy chủ sau khi nhận tín hiệu từ 5-10 phút. Sau 24 tiếng, nếu người dùng muốn sử dụng dịch vụ này thì tùy chọn các mức 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng hoặc là gói vĩnh viễn chỉ với điều kiện là phải nộp 400.000đ/tháng.
Từ khi cung cấp gói phần mềm trên, Cty Việt Hồng đã có tới 14.140 tài khoản từng sử dụng phần mềm Ptracker; hiện vẫn còn 7.447 tài khoản lưu trong máy chủ; 600/14.140 tài khoản còn thời hạn sử dụng phần mềm.
Vụ 14.000 điện thoại bị nghe lén: Phần lớn liên quan đến đời tư
Trách nhiệm quản lý: Ai và ở đâu?
Người dùng điện thoại, trước hết, chỉ đơn giản là... người dùng. Chưa bàn đến khía cạnh người dùng yêu cầu mua mà cài đặt thì Ptracker mới hoạt động, ở đây hãy chỉ nói đến trách nhiệm của nhà quản lý.
Sự ra đời và phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đưa đến nhiều tiện ích cho người tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng, mạng thông tin viễn thông, bên cạnh nhiều tiện ích cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và đó là lý do ra đời khái niệm "an ninh mạng". An ninh mạng không đơn thuần chỉ là đảm bảo đường truyền thông suốt, có đi có đến mà còn có cả việc đảm bảo bí mật thông tin, chống xâm hại, lợi dụng, chia sẻ thông tin cá nhân...
Không phải bây giờ dư luận mới giật mình vì phần mềm nghe lén mà lâu rồi, những người cẩn thận đã ít khi bàn chuyện quan trọng qua điện thoại. Chỉ cần lên mạng internet, gõ các từ khóa như "phần mềm gián điệp" chẳng hạn, người ta dễ dàng tìm ra hàng loạt địa chỉ nhận cung cấp, thực hiện dịch vụ giám sát nhưng... trái pháp luật tương tự Ptracker. Vậy, các cơ quan chức năng có trách nhiệm bảo vệ an ninh mạng đã làm gì (hay có làm gì không) mà để đến nỗi phần mềm gián điệp nảy nở như nấm sau mưa?
Để đạt con số người dùng tới trên 1,4 vạn người, Công ty Việt Hồng cần thời gian chưa tới 1 năm nhưng thật khó hiểu khi trong thời gian ấy, cơ quan bảo vệ an ninh mạng hình như không có bất cứ phát hiện nào đáng kể chứ đừng nói tới chuyện kiểm tra, nhắc nhở và xử lý? Phải chăng chỉ đến khi báo chí lên tiếng cảnh báo, chỉ rõ từng mẩu quảng cáo bán "phần mềm gián điệp", thậm chí cử người thâm nhập mua dùng thử thì Ptracker mới bị vạch mặt. Liệu sau vụ Ptracker sẽ không còn ai dám liều mà viết, mua bán phần mềm gián điệp? Chưa chắc, và nếu vẫn còn tác phong giám sát, kiểm tra hời hợt như hiện nay, sau Ptracker sẽ còn nhiều "bóng ma" khác?
Ptracker - xuất lộ nhiều câu hỏi
Công nghệ thông tin vào Việt Nam chưa lâu nhưng tại đây, đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của nó. Chỉ trong một thời gian ngắn, những chiếc bốt điện thoại dựng ven đường bị dẹp bỏ. Không lâu sau đó, đến lượt những chiếc máy điện thoại cố định cũng trở nên... thừa khi mỗi người có sẵn vài chiếc điện thoại di động. Và vài ba năm nay, khi smarphone, máy tính bảng trở nên thông dụng và rẻ tiền, thì máy tính để bàn hay laptop cũng đã bắt đầu thời kỳ thoái trào.
Nhưng phát triển thật nhanh ở Việt Nam dường như lại không tương thích với việc đảm bảo an ninh, an toàn công nghệ thông tin, tương tự như mở rộng đường, tăng đầu xe nhưng hệ thống tín hiệu cảnh báo, chỉ dẫn lại chưa đầy đủ. Cách đây ít năm, khi theo dõi một kỳ họp Quốc hội xem xét sửa đổi Bộ luật Hình sự, thấy có vị đại biểu tỏ ý không đồng tình lắm với việc phải nhanh chóng hoàn thiện các tội danh vi phạm hình sự liên quan tới công nghệ cao.
Rất mừng là sau đó, Quốc hội đã cân nhắc và "đi tắt đón đầu" bằng việc biểu quyết thông qua Bộ luật Hình sự sửa đổi, trong đó, sửa rất kỹ những quy định đối với tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông. Theo đó, tội "tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình vi rút tin học" (Điều 224) được sửa tên điều luật thành "Tội phát tán vi rút, chương trình tin học có tính năng gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số"; tội "vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính điện tử" (Điều 225) được sửa tên điều luật thành "Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số"; tội "sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính" (Điều 226) được sửa tên điều luật thành "Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet".
Tuy luật đã quy định rất rõ ràng, cụ thể và hơn thế còn có những chế tài rất nghiêm khắc khi xử lý song về cơ bản, những điều luật hình sự liên quan tới tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông còn ít được phổ biến, ít được biết đến. Công nghệ phát triển nhanh, số đầu thiết bị có khả năng truy cập và truyền dẫn thông tin rất đa dạng và tích hợp nhiều chức năng đang đòi hỏi cơ quan chức năng phải có thêm nhiều hơn các biện pháp giám sát, ngăn ngừa từ xa, từ trước chứ không đơn giản là "hậu kiểm" mà hiện cũng đồng nghĩa với xảy ra "hậu họa" mà vụ Ptracker là một ví dụ điển hình.
Dù sao, việc mua và cài đặt một phần mềm gián điệp hẳn có người còn "chưa hiểu" mà cho rằng hơi mông lung, thiếu cụ thể theo kiểu "mắt thấy tay sờ". Hiện trên thị trường, vẫn còn hàng loạt những thiết bị số "nhạy cảm" vẫn đang được chào bán công khai như camera theo dõi bí mật với đủ mọi loại hình thức nguỵ trang, còn hàng loạt thông tin, bài viết chỉ dạy cách bẻ khóa tài khoản, chiếm quyền điều khiển máy tính, xâm nhập và tải thông tin từ mạng nội bộ... mà bất cứ ai muốn dùng đầu có thể tìm được và thỏa mãn nhu cầu.
Nói như thế để thấy rằng, câu hỏi lớn nhất đặt ra từ vụ "bóng ma" Ptracker là làm cách nào để đón lõng, ngăn ngừa được tối đa những cách thức, thủ đoạn phạm tội, gây ảnh hưởng đến an ninh, an toàn công nghệ thông tin và viễn thông chứ không phải là "chạy đuổi sau" khi tội phạm đã gây án và làm thiệt hại cho xã hội.
Đặc biệt, chính các cơ quan bảo đảm an toàn, an ninh công nghệ thông tin và viễn thông phải có nhiều hơn nữa những hoạt động chủ động điều tra, tìm hiểu tình hình; có cách thức cảnh báo liên tục và nhanh chóng trước các thủ đoạn phạm tội mới; có sự phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan khác nhất là báo chí trong việc phát hiện, đấu tranh chống tội phạm công nghệ cao; có sự tuyên truyền, nói rõ những quy định pháp lý cùng các chế tài, hình thức xử lý nghiêm khắc một khi cố tình có các hành vi xâm hại đến an ninh, an toàn công nghệ thông tin và viễn thông, gây thiệt hại cho công dân, cơ quan, tổ chức nhà nước...
"Bóng ma" Ptracker rồi đây sẽ được xử lý theo đúng các quy định của pháp luật; bên cạnh cái "giật mình" khi chiếc điện thoại thân thiết rất có thể từ lâu đã "phản chủ" thì Ptracker cũng có tác dụng như một lời cảnh báo: Hãy thận trọng với các thiết bị số và đừng để các thiết bị số "bắt giữ làm nô lệ" chỉ bởi sự cả tin, thiếu hiểu biết...
Theo Pháp luật Việt Nam
Bị nghe lén điện thoại: Đại tá Công an chỉ cách phòng ngừa Người dân bàng hoàng và lo lắng trước sự thực thông tin cá nhân đã và đang bị xâm hại khi cán bộ chiến sĩ Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Hà Nội (PC50) phát hiện vụ hơn 14.000 thuê bao di động bị cài đặt phần mềm nghe lén Ptracker. Sự kiện này có sức lan...