Vụ học sinh uống Milo nhập viện: 2 loại sữa pha với nhau
Doanh nghiêp nôp hô sơ cung câp thưc uông miên phi duy nhất la Milo cho học sinh nhưng khi kiêm tra tại nơi pha sữa, canh sat phat hiên thêm môt loai khac.
Chiều 27.10, hàng trăm học sinh tiểu học ở phường Lái Hiếu và Hiệp Thành (thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang) đã được cha mẹ đưa về nhà sau khi bác sĩ tại các cơ sở y tế khám, cho thuốc uống để chống độc. Một vài trường hợp sức khỏe yếu do tiêu chảy được theo dõi và truyền dịch tại Bệnh viện đa khoa Ngã Bảy.
Đau bụng sau nửa giờ uống sữa
Thủy (tên đã thay đổi, học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Lái Hiếu) cho biết khoảng 7h45 cùng ngày, em uống sữa trong ly giấy nhỏ được vặn ra từ bồn inox. Hơn nửa giờ sau Thủy cảm thấy khó chịu và đau bụng.
“Khi đau quá con báo với thầy thì cũng nghe các bạn kêu đau bụng rồi ói. Tụi con sau đó được thầy, cô đưa vào bệnh viện”, học sinh này kể.
Nhiều học sinh nhập viện vì đau bụng sau khi uống sữa miễn phí. Ảnh: Nhật Tân
Trao đổi với Zing.vn, ông Lê Văn Khởi, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hậu Giang, cho biết khi thấy một số học sinh bị đau bụng, nôn ói, hàng trăm em không xuất hiện triệu chứng cũng được đưa đến bệnh viện để khám sàng lọc.
“Các em vào bệnh viện đông nhưng số đau bụng với nôn ói cần theo dõi điều trị tại bệnh viện là 39. Khám và theo dõi một lúc thì cho về, hiện, chỉ còn 2 em nằm lại bệnh viện”, ông Khởi nói.
Dấu hiệu gian dối
Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hậu Giang, trước khi phát sữa miễn phí cho học sinh, Công ty TNHH Dịch vụ quảng cáo M.C. (đơn vị được Công ty TNHH Nestle Việt Nam ủy quyền) trình giấy tờ cho Sở Y tế Hậu Giang là chỉ cho các cháu uống miễn phí duy nhất loại sữa Milo.
Tuy nhiên, qua kiểm tra kho hàng tại nơi pha sữa ở thị trấn Cây Dương (Phụng Hiệp, Hậu Giang), cảnh sát và lực lượng quản lý thị trường phát hiện thêm một loại sữa khác.
Một số em phải truyền dịch. Ảnh: Nhật Tân
“Tại nơi lưu trữ và pha sữa có hai loại, trong đó có một loại mình đâu cho phép nhưng họ lấy pha với Milo, còn hạn sử dụng thì ổn”, ông Khởi chia sẻ.
Theo ông Khởi, doanh nghiệp nói việc pha chế sữa diễn ra tại Cần Thơ rồi được xe chở xuống Hậu Giang. Tuy nhiên, qua kiểm tra thì cơ quan chức năng phát hiện công đoạn chế biến tại kho ở thị trấn Cây Dương, cách thị xã Ngã Bảy khoảng 10 km, chứ không phải Cần Thơ.
Sau khi pha Milo với một loại sữa khác, thức uống được cho vào bồn inox 30-40 lít có van vặn rồi chở đến trường học. Chiều cùng ngày, lực lượng chức năng đã thu giữ hàng chục thùng cho mỗi loại sữa tại kho của Công ty M.C., chờ xử lý.
4 nghi vấn khiến học sinh đau bụng
Theo lãnh đạo ngành y tế tỉnh Hậu Giang, việc hai loại sữa được Công ty M.C. pha trộn với nhau được cho là không ổn. Thứ hai, cơ quan chức năng nghi ngờ là có thể nước pha sữa đun sôi chưa đạt quy chuẩn nên còn hiện diện của vi sinh.
Thứ ba, có khả năng thời gian pha chế và thời gian đưa đến trường cách nhau quá xa, cộng với việc bảo quản không đúng cách đã dẫn tới sự việc.
Tiểu học Lái Hiếu là một trong hai trường có học sinh uống sữa miễn phí tại thị xã Ngã Bày, Hậu Giang. Ảnh: Nhật Tân
Công ty M.C. cung cấp sữa miễn phí cho trên 30 trường ở Hậu Giang, bắt đầu từ ngày 16.10. Theo kế hoạch đến 24.11, doanh nghiệp sẽ cho học sinh uống sữa tại 127 điểm trường tiểu học.
Để tránh xảy ra trường hợp tương tự, UBND tỉnh Hậu Giang yêu cầu Sở GD&ĐT ngừng ngay hoạt động này.
Bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng, Giám đốc Sở GD&ĐT Hậu Giang cho biết chương trình do Bộ Giáo dục phối hợp với công ty sữa.
“Chương trình này đã tổ chức ở nhiều năm, nhiều tỉnh, thành. Ở Hậu Giang cũng đã tổ chức được nhiều đợt, hơn 30 trường tiểu học đã uống sữa nhưng không sao cả. Thị xã Ngã Bảy là đợt thứ hai”, bà Hằng nói.
Theo bà Hằng, các em nhập viện do uống sữa được bệnh viện điều trị miễn phí.
Văn bản của Sở GD&ĐT Hậu Giang đề nghị các trường hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát sữa miễn phí. Ảnh: Nhật Tân
Trao đổi với Zing.vn, cán bộ người phụ trách đối ngoại của Công ty TNHH Nestle Việt Nam cho biết bà đã biết có vụ học sinh uống sữa rồi nhập viện ở Hậu Giang nhưng chưa nắm rõ thông tin.
“Chúng tôi ủy quyền cho họ phát sữa ở các điểm đã được đồng ý. Đơn vị này đã làm việc lâu với công ty. Hiện nay thông tin còn ‘nhiễu’ nên tôi chưa trả lời chính xác được. Họ thực hiện theo hoạt động phát sữa, mình trả phí dịch vụ thôi”, vị này nói.
Ba tuần trước, ngày 6.10, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hậu Giang Nguyễn Văn Hiền ký công văn gửi các phòng giáo dục huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh.Nội dung công văn kêu gọi tuyên truyền, cổ động cho giải bóng đá trong khuôn khổ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc năm 2018 và Công ty TNHH Nestle Việt Nam triển khai kế hoạch tặng sữa tại các trường tiểu học.Sau đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tạo điều kiện cho đại diện cho Công ty TNHH Dịch vụ quảng cáo M.C. (được Nestle Việt Nam ủy quyền) đến các trường tiểu học phát sữa từ 16.10 đến 24.11.
Theo Việt Tường (Zing)
Trạm BOT Biên Hòa bố trí điểm riêng thu tiền lẻ
Đồng Nai vừa chỉ đạo các cơ quan tổ chức các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự tại trạm thu phí BOT tuyến tránh Biên Hòa. Đề nghị chủ đầu tư bố trí khu vực riêng để thu tiền lẻ.
Ngày 26.10, UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản chỉ đạo các cơ quan, ban ngành của tỉnh tổ chức các biện pháp đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại trạm thu phí đặt trên quốc lộ 1 (xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom, Đồng Nai).
Tài xế trả phí qua trạm BOT tuyến tránh Biên Hòa vào sáng 26.10. Ảnh: Ngọc An
Tỉnh này đề nghị chủ đầu tư dự án là Công ty Đồng Thuận phối hợp với các cơ quan chức năng làm công tác tuyên truyền để tài xế biết về tính pháp lý của việc đặt trạm. Công khai tại trạm thu phí đối với những hành vi vi phạm và công khai hình thức xử lý theo luật định.
Tỉnh Đồng Nai đề nghị Công ty Đồng Thuận bố trí khu vực riêng ngoài trạm để tiếp nhận những tài xế trả tiền lẻ, tránh ùn tắc giao thông.
Nhân viên thu phí đặt bàn làm việc để những tiếp tài xế trả tiền lẻ ở khu vực ngoài trạm. Ảnh: Ngọc An
UBND tỉnh Đồng Nai cũng có ý kiến đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai chủ trì phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai và các cơ quan báo chí tuyên truyền đến tài xế, người dân.
Tỉnh này cũng yêu cầu các lực lượng liên quan xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra, không để người xấu lợi dụng kích động người dân tụ tập cản trở, gây ùn tắc giao thông.
Lực lượng cảnh sát cơ động trực tại trạm thu phí để đảm bảo an ninh. Ảnh: Ngọc An
Sáng 26.10, trạm BOT tuyến tránh Biên Hòa đã thu phí trở lại sau 20 ngày tạm ngưng. Hàng chục cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông, cảnh sát phòng cháy chữa cháy Đồng Nai được điều động đến khu vực trạm để đảm ảo an ninh.
Đến trưa cùng ngày, tình hình giao thông qua trạm ổn định, việc thu phí diễn ra bình thường. Trong buổi sáng, không tài xế nào trả tiền lẻ.
Trạm BOT tuyến tránh Biên Hòa do công ty Đồng Thuận làm chủ đầu tư. Trạm đặt trên quốc lộ 1 (xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom, Đồng Nai), hoạt động từ năm 2014.Cho rằng mức thu phí cao, vị trí đặt trạm không hợp lý nên từ đầu tháng 9, nhiều tài xế dùng tiền lẻ mua vé khiến khu vực trạm trở nên ùn tắc giao thông.Ngày 5.10, khi tài xế không chịu lái xe ra khỏi trạm, chủ đầu tư buộc ngưng thu phí cho đến nay để cùng các cơ quan chức năng giải quyết vụ việc.Cảnh sát giao thông cho rằng tài xế có hành vi cản trở giao thông ở khu vực trạm nên mời họ lên làm việc.
Cảnh sát siết chặt an ninh tại trạm BOT tuyến tránh Biên Hòa
Ngày trạm thu phí BOT tuyến tránh Biên Hòa (Đồng Nai) hoạt động trở lại, cảnh sát tổ chức lực lượng siết chặt an ninh, đảm bảo trật tự từ trong ra ngoài trạm.
Theo Ngọc An (Zing)
Robot, quân đội cùng cảnh sát diễn tập xử lý cháy hóa chất sau vụ rò rỉ khí độc ở SG Xe robot và hơn 1.000 lính cứu hỏa, lính phòng hóa được huy động để xử lý sự cố rò rỉ kho hóa chất trong buổi diễn tập vào sáng 21.10. Sáng nay tại Tân Cảng Cát Lái, quận 2, UBND TP.HCM phối hợp Quân khu 7 tổ chức diễn tập phòng thủ dân sự năm 2017. Tình huống giả định là cơn...