Vụ học sinh “ngồi nhầm lớp”: Bộ GD-ĐT “phê bình” Quảng Trị
Liên quan đến việc học sinh không biết chữ vẫn được nhà trường cho lên lớp tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), Bộ GD-ĐT đã có công văn yêu cầu Sở GD-ĐT Quảng Trị chỉ đạo khắc phục ngay tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp”, hiệu trưởng cần phải nghiêm túc kiểm điểm.
Bộ GD-ĐT cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin báo chí phản ánh tình trạng một số học sinh đang học tại trường Tiểu học A Túc và trường Tiểu học &Trung học cơ sở A Dơi thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị không biết đọc, biết viết…, Bộ GD-ĐT đã cử đoàn công tác vào làm việc và cùng với đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị và Phòng GD-ĐT huyện Hướng Hóa trực tiếp đến 2 trường này để xác minh và chỉ đạo.
Trường Tiểu học A Túc (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), nơi có nhiều học sinh không biết chữ. (Ảnh: Đăng Đức)
Qua trao đổi và làm việc trực tiếp với Ban giám hiệu, giáo viên, cha mẹ học sinh và kiểm tra thực tế đã khẳng định nội dung báo chí phản ánh là đúng sự thật. Cụ thể như sau, tại Trường Tiểu học A Túc: Ba em học sinh Hồ Văn Thế, Hồ Văn Quyền (học sinh lớp 5) và Hồ Văn Thùy (học sinh lớp 4) không đọc được, chỉ viết được một vài chữ đơn giản. Phòng khám khu vực vùng Lìa và Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa có giấy chứng nhận đây là ba học sinh khuyết tật; các em được học hòa nhập. Trong đó, em Hồ Văn Thùy và Hồ Văn Thế có vấn đề về thần kinh, ảnh hưởng đến học tập và em Hồ Văn Quyền bị điếc bẩm sinh, khó khăn về nói, thần kinh chậm phát triển – xếp loại sức khỏe loại 5.
Học sinh Hồ Xuân Luật, năm học 2013-2014 thực tế không bỏ học nhưng thường xuyên không đến trường. Tuy nhiên cuối năm học em Luật vẫn được nhà trường tặng giấy khen đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.
Tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở A Dơi: Ba em học sinh Hồ Văn Thăng, Hồ Văn Nhơ và Hồ Văn Hơn (học sinh lớp 7) khả năng đọc, viết, tính toán rất hạn chế, chỉ làm được những bài toán cộng, trừ đơn giản. Chưa đảm bảo được yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh ở trình độ lớp 7.
“Để xảy ra tình trạng trên, trách nhiệm trước hết thuộc về các giáo viên dạy và đánh giá học sinh qua từng năm học đã thiếu tinh thần trách nhiệm, không thực hiện đúng các quy chế chuyên môn, không báo cáo thật chất lượng giáo dục và trình độ của học sinh với Ban giám hiệu nhà trường, không có giải pháp khắc phục tình trạng yếu kém của học sinh” – Bộ GD-ĐT nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ GD-ĐT, qua trao đổi cũng thấy rõ Sở và Phòng GD-ĐT, Ban giám hiệu các trường buông lỏng quản lý chỉ đạo, thiếu sâu sát thực tế, không thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý chất lượng giáo dục: Trường Tiểu học A Túc không có hồ sơ giáo dục cá nhân cho học sinh khuyết tật, không có giải pháp riêng phù hợp với đặc điểm sức khoẻ và khả năng nhận thức của các em, cũng không có các biện pháp phối hợp với gia đình để theo dõi, giúp đỡ các em học sinh này.
Cả hai nhà trường đều không thực hiện việc nghiệm thu bàn giao chất lượng học sinh từ giáo viên dạy năm học trước (lớp dưới) cho giáo viên dạy năm học sau (lớp trên), từ tiểu học lên trung học cơ sở. Phòng GD-ĐT huyện Hướng Hóa, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng trị không chỉ đạo nghiêm túc việc này; Công tác thanh, kiểm tra hàng năm của các cấp quản lý giáo dục địa phương không phát hiện được hoặc đã bỏ qua những thiếu sót của giáo viên và nhà trường trong nhiệm vụ dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh.
Để từng bước khắc phục và không tái diễn tình trạng trên, Bộ GD-ĐT yêu cầu Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị khẩn trương chỉ đạo Trường Tiểu học A Túc và Trường Tiểu học & Trung học cơ sở A Dơi khắc phục ngay tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp”.
Hiệu trưởng hai trường cần nghiêm túc kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân liên quan, chấn chỉnh công tác quản lí chỉ đạo dạy và học của giáo viên, học sinh ; xây dựng kế hoạch cụ thể để giúp đỡ những học sinh đang “ngồi nhầm lớp”; bố trí giáo viên có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm tham gia phụ đạo, kèm cặp từng học sinh, bù đắp những kiến thức thiếu hụt, giúp các em sớm đáp ứng được yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng; cuối năm học tổ chức bàn giao chất lượng giáo dục theo đúng quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8 năm 2014 của Bộ GD-ĐT.
Phòng GD-ĐT huyện Hướng Hóa kiểm tra, đôn đốc và hỗ trợ các nhà trường trong việc tổ chức phụ đạo, kèm cặp, giúp đỡ những học sinh đang “ngồi nhầm lớp”. Định kỳ báo cáo cụ thể bằng văn bản về chất lượng giáo dục của các học sinh trên với Sở GD-ĐT.
Bên cạnh đó, chỉ đạo chặt chẽ công tác kiểm tra, đánh giá học sinh trong năm học, cuối học kỳ, cuối năm học; tất cả các trường trong tỉnh rà soát trình độ học sinh, phân loại và có biện pháp kịp thời giúp đỡ để học sinh đều có thể đạt yêu cầu theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, không để xuất hiện thêm những học sinh “ngồi nhầm lớp”.
Đồng thời, tiến hành các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao trách nhiệm và năng lực quản lý, chú trọng công tác kiểm tra và trách nhiệm giải trình của cán bộ các cấp quản lý giáo dục, của hiệu trưởng nhà trường; nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhà giáo đối với học sinh, nhất là với các em học sinh khuyết tật, học sinh người dân tộc thiểu số, thực hiện nghiêm túc những quy định của Bộ GD-ĐT về công tác quản lý dạy và học.
Video đang HOT
Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu Quảng Trị rút kinh nghiệm và triển khai các giải pháp nhằm tăng cường sự phối hợp thường xuyên giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị: Sẽ xem xét kiểm điểm từng cá nhân
Ngày 13/4, trao đổi với PV Dân trí xoay quanh việc nhiều học sinh tại một số trường học ở huyện Hướng Hóa không biết đọc và viết chữ, ông Hoàng Đức Thắm, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, sẽ xem xét kiểm điểm từng cá nhân liên quan trong việc để học sinh “ngồi nhầm lớp”.
Ông Hoàng Đức Thắm cho rằng: “Để xảy ra tình trạng học sinh không biết chữ, trách nhiệm lớn thuộc về các thầy, cô, nhà trường đã thiếu sự quan tâm sâu sát, không đánh giá đúng năng lực của từng học sinh. Thầy, cô biết năng lực học sinh chưa đạt yêu cầu nhưng vẫn che giấu. Cùng với đó, Hiệu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệm quản lý nhưng không phát hiện, báo cáo kịp thời để chấn chỉnh”.
“Có thể, do thầy, cô và nhà trường quá thương học sinh, không muốn các em nản chí rồi bỏ học nên mới giấu diếm để cho học sinh lên lớp mà không biết rằng việc làm ấy vô tình làm hại các em, khiến các em mất đi kiến thức căn bản. Bên cạnh đó, các thầy cô cũng chưa quan tâm kèm cặp, bồi dưỡng kiến thức cho các em” – ông Thắm thẳng thắn.
Nhiều học sinh được nhà trường cho lên lớp nhưng vẫn chưa biết đọc và viết chữ. (Ảnh: Đăng Đức)
Tuy nhiên, ông Thắm nói, đây chỉ là một số những học sinh cá biệt, trí tuệ phát triển chậm nhưng cha mẹ các em không muốn đưa vào trường hòa nhập vì sợ con mình không theo kịp bạn bè.
Nói về vấn đề cấp trên có đặt nặng về chỉ tiêu phổ cập, gây áp lực cho các trường phải cho học sinh lên lớp, ông Thắm cho rằng, Bộ GD-ĐT cũng như Sở không đề ra chỉ tiêu, nếu học sinh nào không đạt chuẩn kiến thức thì có thể cho ở lại lớp. Tiêu chí đạt phổ cập giáo dục là huy động được 80% số học sinh đến trường đúng độ tuổi. Việc đánh giá chất lượng học sinh là do giáo viên đứng lớp, và giáo viên tự chịu trách nhiệm về kết quả từng quá trình học của học sinh. Trong sự việc này, có thể do giáo viên sợ không hoàn thành nhiệm vụ, làm ảnh hưởng đến kết quả thi đua nên mới cho học sinh lên lớp.
“Trước mắt, Sở đã yêu cầu các trường phụ đạo, bồi dưỡng thêm cho các em để giúp các em tiếp cận với chuẩn kiến thức. Bên cạnh đó, chỉ đạo cho Phòng Giáo dục rà soát, thống kê lại chất lượng, học sinh nào không đáp ứng yêu cầu thì sẽ cho các em ở lại lớp. Tuy nhiên, việc này cần thực hiện từng bước” – Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Trị thông tin.
Nguyễn Hùng – Đăng Đức
Thông tin, bài viết đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!
Theo Dantri
Ngày đầu xử lý vi phạm không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em
Địa phương cùng nhà trường tổ chức tuyên truyền cho học sinh, phụ huynh nhận thức quy định của pháp luật đội mũ bảo hiểm với trẻ từ 6 tuổi
Xử phạt phụ huynh không đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi ngồi sau xe máy
Hôm nay (6/4) là ngày đầu tiên của Tuần lễ cao điểm tuyên truyền, tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm quy định của pháp luật về đội mũ bảo hiểm cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên.
Để nhắc nhở phụ huynh đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi đến trường, các đoàn kiểm tra liên ngành phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông, nhà trường tổ chức kiểm tra khu vực xung quanh cổng trường.
Do được nhà trường tuyên truyền từ những tuần trước nên sáng nay, tại một số trường học như tiểu học Lĩnh Nam, trung học cơ sở Mai Động (quận Hoàng Mai), trường THCS Vân Hồ (quận Hai Bà Trưng), Trường Tiểu Học Khương Thượng, Trường tiểu học Kim Liên (quận Đống Đa)... nhiều phụ huynh đưa con đi học bằng xe máy đã cho trẻ đội mũ bảo hiểm.
Chị Nguyễn Thị Kim Dung ở quận Hoàng Mai cho biết: "Tôi rất đồng tình với việc quy định khi chở con bằng xe máy phải đội mũ bảo hiểm. Vì đội mũ bảo hiểm không những bảo vệ an toàn cho con khi tham gia giao thông mà còn giúp dạy con từ nhỏ về ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông góp phần giảm thiểu vi phạm. Tôi cũng đã ký cam kết với nhà trường là đội mũ bảo cho con khi đi xe máy".
Học sinh Trường tiểu học Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai đội mũ bảo hiểm khi đến trường (Ảnh: Thu Hiền)
Với mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông trong các trường học, ngay từ giữa tháng 3, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các trường tăng cường tuyên truyền sâu rộng quy định pháp luật về đội mũ bảo hiểm tới từng học sinh.
Với thông điệp "Trẻ em cũng phải đội mũ bảo hiểm" hay "Đội mũ cho con, trọn tình cha mẹ", và "Nhớ lời thầy cô dặn: Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện", các trường đã triển khai nhiều hoạt động giáo dục về an toàn giao thông vào các hoạt động ngoại khóa, lồng ghép vào các tiểu phẩm tuyên truyền vào buổi chào cờ, giờ sinh hoạt... nhằm giúp các em hiểu và chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Học sinh Nguyễn Văn Mạnh, lớp 6 trường THCS Vân Hồ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết: "Qua những vở kịch thì cho con thêm những kiến thức khi tham gia giao thông. Con biết phải đội mũ đạt đúng tiêu chuẩn hợp quy và đeo đúng cách thì khi đó con và mọi người sẽ được an toàn khi tham gia giao thông. Con sẽ nhắc nhởbố mẹ con là khi tham gia giao thông nên phải đội mũ bảo hiểm. Tại vì có đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông thì mới an toàn được nhỡ chẳng may có tai nạn thì mũ bảo hiểm sẽ bảo vệ cho chúng ta, làm cho chúng ta an toàn và cả những người khác cũng như thế".
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà, Hiệu trưởng trường Tiểu học Khương Thượng, quận Đống Đa, trong những năm qua nhà trường luôn làm tốt việc tuyên truyền phụ huynh đội mũ bảo hiểm cho trẻ đến trường. Tuy nhiên do tâm lý chủ quan, một số phụ huynh nhà gần trường đưa con đi vẫn chưa thực hiện đúng quy định. Nhà trường đã tổ chức phổ biến và đề nghị tất cả cha mẹ học sinh ký cam kết tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi ngồi trên xe máy: "Chúng tôi phát động tới từng phụ huynh học sinh và giáo viên chủ nhiệm các lớp có trách nhiệm tuyên truyền tới các con và phụ huynh, để làm sao tất cả các bậc phụ huynh khi đưa con tới trường sẽ tham gia đội mũ bảo hiểm và đặc biệt là đội mũ đạt chuẩn. Chúng tôi cũng đưa ra một phong trào thi đua đối với các lớp và sẽ có Ban sao đỏ cũng như là cán bộ lớp sẽ nhắc nhở các bạn hỏi han xem là lớp có bao nhiêu bạn chưa đội mũ bảo hiểm khi đến trường. Đấy là một thống kê để chúng tôi nhắc nhở tới từng phụ huynh trong các buổi họp và tuyên truyền ở loa của nhà trường cũng như Tổng phụ trách Đội".
Để thói quen đội mũ bảo hiểm cho học sinh đi vào nề nếp, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã thành lập các đoàn kiểm tra lưu động. Nếu trường học nào để hiện tượng học sinh không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông thì Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Sở.
Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: "Toàn ngành đưa vào nhiệm vụ trọng tâm của năm học trong công tác học sinh sinh viên, trong công tác pháp chế chấp hành pháp luật gửi đến cho các đơn vị yêu cầu vào cuối năm nay. Nếu trường học nào còn để học sinh vi phạm luật giao thông, đội mũ bảo hiểm thì sẽ bị nhắc nhở, bị trừ điểm thi đua trong dịp cuối năm. Tại thời điểm này, đầu giờ buổi sáng và cuối giờ buổi chiều, chúng tôi phối hợp với Thành đoàn công an thành phố, Ủy ban an toàn giao thông thành phố đi kiểm tra ở một số điểm trường".
Tuần lễ cao điểm tuyên truyền, tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật về đội mũ bảo hiểm cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên bắt đầu từ hôm nay cho đến ngày 9/4. Trong tuần lễ cao điểm, các trường hợp vi phạm sẽ được lực lượng cảnh sát giao thông và lực lượng chức năng nhắc nhở , đồng thời gửi danh sách đến trường để tuyên truyền, giáo dục. Từ ngày 10/4, lực lượng chức năng sẽ tiến hành xử phạt hành chính đối với những học sinh không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, phương tiện xe hai bánh chạy bằng điện khi tham gia giao thông.
Quảng Ngãi: Ra quân xử lý lỗi vi phạm
Lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Ngãi ra quân xử lý hành vi chở trẻ em trên 6 tuổi đi xe mô tô, gắn máy tham gia giao thông nhưng không đội mũ bảo hiểm. Thượng tá Hồ Văn Thư, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trước mắt từ ngày 6 đến ngày 9/4 khi phát hiện trường hợp vi phạm chỉ nhắc nhở nhưng sau đó sẽ xử lý nghiêm: Chúng tôi ra quân ở các khu, các nơi trường học để nhắc nhở các em. Sau đó ngày 10 trở lên là chúng tôi sẽ xử lý nghiêm. Chúng tôi có lực lượng cảnh sát giao thông và các đơn vị chức năng sẽ quay camera kiểm tra, giám sát. Những ai là cán bộ, công nhân viên Nhà nước mà chở con ngồi phía sau sẽ mời và đưa giấy mời đến các cơ quan để làm việc. Trước tiên là báo cáo với thủ trưởng cơ quan kiểm điểm và sẽ xử lý nghiêm những hành vi như thế này.
Chấp hành tốt việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em
Tại Yên Bái, để việc thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ em trên địa bàn có hiệu quả, lực lượng cảnh sát giao thông công an tỉnh Yên Bái đang triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền đến người dân trên địa bàn trước khi tiến hành kiểm tra, xử lý các vi phạm. Những ngày này, có thể nhận thấy người dân miền núi tỉnh Yên Bái đã chấp hành tương đối tốt việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em.
Cảnh sát giao thông tuyên truyền cho phụ huynh
Trường tiểu học Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái có hơn 1.200 học sinh. Với mật độ vô cùng đông đúc mỗi giờ tan tầm, nhà trường đã phải có nhiều sáng kiến trong việc phân luồng, hướng dẫn các phụ huynh hết sức cụ thể để đảm bảo an toàn cho học sinh. Nhiều năm nay, cổng trường này vẫn là một trong những cổng trường an toàn giao thông bậc nhất của thành phố Yên Bái. Thực hiện việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em được các phụ huynh nắm tương đối rõ và thực hiện khá nghiêm túc, hiếm có trường hợp không đội mũ bảo hiểm cho con em mình. Theo các giáo viên nhà trường thì không phải khi có quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ em các bậc phụ huynh mới thực hiện, mà từ trước đó hầu hết các bậc cha mẹ đã rất quan tâm đến việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ.
Chị Nguyễn Thúy Vân, một phụ huynh cho biết: Bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em với tư cách một phụ huynh tôi hoàn toàn nhất trí. Các cháu còn bé nên việc đảm bảo an toàn cho con em mình là quan trọng hàng đầu. Việc giao dục ý thức chấp hành pháp luật, đặc biệt là Luật an toàn giao thông đối với học sinh ở lứa tuổi tiểu học cũng hết sức cần thiết. Chúng tôi cam kết là sẽ thực hiện nghiêm túc quy định về việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em".
Đối với nhiều nhà trường, việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cũng là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua nên các em học sinh tuân thủ rất nghiêm. Thực tế cho thấy, trong hơn một giờ đồng hồ có mặt tại cổng trường tiểu học Nguyễn Thái Học, phóng viên không phát hiện trường hợp nào không đội mũ bảo hiểm. Đây là điều cũng dễ nhận thấy tại các trường học khác trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Yên Bái.
Cô giáo Bùi Thị Hồng Như, hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Thái Học cho biết: "Đầu năm nhà trường đã thành lập một đội Sao đỏ. Hàng ngày, đến phiên trực thì các em ra cổng trường để quan sát, nhắc nhở những phụ huynh chưa mang mũ bảo hiểm cho con. Những tuần đầu thì nhắc nhở, những tuần tiếp theo thì các em ghi lại rồi kiểm điểm trong các lớp, nhắc nhở trong những giờ Chào cờ. Chính vì vậy mà đến nay chúng tôi có thể tự tin rằng 100% học sinh nhà trường có đầy đủ mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Về phía các phụ huynh thì thấy rằng việc làm này của nhà trường rất có lợi cho con em nên rất ủng hộ và nghiêm túc thực hiện".
Triển khai quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ em năm 2015, Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Yên Bái đã ban hành kế hoạch, phối hợp với các lực lượng chức năng khác thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn và kiểm tra, xử lý cụ thể, chi tiết. Theo đó, sẽ chủ động nhắc nhở và hướng dẫn cho các bậc phụ huynh về quy định cũng như sự cần thiết của việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em qua việc hướng dẫn trực tiếp tại các trường học, trên các tuyến giao thông hay tổ chức phát tờ rơi, tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh xã, phường và các cuộc họp tổ dân phố, thôn bản. Từ đó không chỉ tạo nên thói quen cho các em học sinh mà còn tạo thói quen cho chính các bậc phụ huynh, đặc biệt là phụ huynh khu vực nông thôn, vùng cao.
Trung tá Vũ Thanh Tùng, Phó trưởng phòng Phòng CSGT Công an tỉnh Yên Bái cho biết: Phòng CSGT đã tham mưu cho Ban Giám đốc Công an tỉnh xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện với mục đích là tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đối với các trường hợp tham gia giao thông có trẻ em thì thực hiện đúng quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm. Mục đích thứ hai là nâng cao tỷ lệ người tham gia giao thông có đội mũ bảo hiểm để đảm bảo sức khỏe và tính mạng. Từ ngày 6 đến ngày 9/4 chúng tôi tổ chức tuyên truyền và nhắc nhở các trường hợp vi phạm. Từ ngày 10/4 thì sẽ tổ chức cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, tập trung chính ở các khu vực trường học, các địa bàn, các tuyến đường mật độ giao thông đông đúc.
Tặng trên 300 mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho học sinh
Tại Lai Châu, từ đầu năm đến nay, Ban An toàn Giao thông tỉnh Lai Châu phối hợp với Phòng CSGT -Công an tỉnh Lai Châu và các nhà tài trợ tổ chức trao tặng trên 300 mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lai Châu. Việc trao tặng mũ bảo hiểm được tổ chức lồng ghép với nội dung tuyên truyền các kiến thức cơ bản của Luật an toàn giao thông đường bộ, nhằm nâng cao kiến thức của Luật Giao thông đường bộ cho học sinh, sinh viên và người dân trên địa bàn tỉnh.
Chú thích ảnh
Ông Nguyễn Vương Chiến, Chánh Văn phòng Ban an toàn Giao thông tỉnh Lai Châu cho biết: Đây là chương trình do Ban An toàn Giao thông tỉnh phát động đầu năm 2015 và mỗi tháng sẽ tổ chức tuyên truyền và trao tặng tại 4 trường học. "Mục đích của chương trình này là nhằm tăng tỷ lệ trẻ em đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với công tác đảm bảo an toàn giao thông, giáo dục cho trẻ em từ khi học tiểu học cho đến khi trưởng thành. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tặng 500 mũ bảo hiểm kết hợp với tuyên truyền trong trường học và 200 mũ cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại các huyện: Tân Uyên, Than Uyên, Sìn Hồ, Mường Tè và Phong Thổ" - ông Nguyễn Vương Chiến nói.
Theo VOV
Vụ đánh hội đồng bạn học: Lớp trưởng bị đuổi học 1 tuần Hội đồng kỷ luật trường đã ra quyết định kỷ luật đuổi học 1 tuần đối với lớp trưởng Dương Thị Thúy Vy, Nguyễn Thùy Dương và em Lâm Trần Bình Trọng (người cầm chồng ghế phang vào đầu em P)... Chiều 16.3, ông Nguyễn Thành Nguyện - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Trà Vinh đã chủ trì họp báo thông báo về...