Vụ học sinh cấp 2 bị đưa lên xã vì nhặt giấy: Luật sư nói gì?
Theo luật sư Nguyễn Anh Tuấn, việc cán bộ UBND xã Hưng Thắng đưa cháu Nguyễn Thị N.A về trụ sở để làm việc, lấy lời khai mà không thông báo và mời đại diện gia đình cháu lên là trái quy định của pháp luật.
Khu vực trước cổng Trường Mầm non Hưng Thắng nơi cháu Nguyễn Thị N.A bị giữ lại.
Như Dân trí đã thông tin, theo trình bày của chị Nguyễn Thị Thủy (xã Hưng Thắng, Hưng Nguyên, Nghệ An), chiều ngày 13/12, con gái chị là cháu Nguyễn Thị N.A (sinh ngày 13/12/2002, học sinh lớp 9) đến Trường mầm non Hưng Thắng để đón 2 em. Đến khoảng 16h10, chị Thủy nhận được tin là con gái đang bị ông Phan Quang Mão – Chủ tịch UBND xã Hưng Thắng giữ lại trước cổng trường nên chạy lên.
Tại đây, ông Chủ tịch xã cho biết, con gái chị phát một số giấy tờ có nội dung lôi kéo, kích động phụ huynh Trường mầm non nghỉ học để phản đối những sai phạm về thu chi đầu năm của trường này. Sau đó cháu N.A được về trụ sở UBND xã Hưng Thắng nhưng gia đình không được thông báo về việc này.
Khi chị Thủy có mặt tại trụ sở UBND xã, thì thấy ông Mão, Phó Chủ tịch, Phó trưởng Công an xã đang làm việc với cháu A. Buổi làm việc được ghi vào biên bản ghi lời khai (biên bản này không có số, do ông Lê Đức Hòa – Phó trưởng CA xã lập và ghi). Khi Sau đó chị Thủy được đề nghị ký vào biên bản nên đã ký. Đến 18h cùng ngày cháu N.A được cho về nhà.
Sự việc diễn ra vào giờ học sinh tan học, với sự chứng kiến của nhiều phụ huynh đã gây bức xúc trong dư luận. PV Dân trí đã liên lạc với ông Phan Quang Mão để có câu trả lời của ông Chủ tịch UBND xã nhưng không nhận được sự hợp tác.
Biên bản ghi lời khai của Phó trưởng Công an xã Hưng Thắng đối với cháu Nguyễn Thị N.A, trong đó Chủ tịch Hội LHPN xã là người giám hộ, mẹ cháu A. là người chứng kiến.
Dư luận cho rằng, việc đưa một cháu bé mới 14 tuổi về trụ sở UBND xã và tổ chức lấy lời khai mà không thông báo cho gia đình, không mời đại diện gia đình làm người giám hộ hợp pháp cho cháu trong khi làm việc với cơ quan chức năng (cụ thể là công an xã) là vi phạm quy định của pháp luật.
Luật sư Nguyễn Anh Tuấn – Công ty Luật Đại Thành (TP Vinh, Nghệ An) cho biết: “Việc cán bộ UBND xã Hưng Thắng đưa cháu Nguyễn Thị N.A về trụ sở UBND để làm việc, lấy lời khai mà không thông báo và mời đại diện gia đình (bố, mẹ) cháu N.A lên là trái quy định của pháp luật. Cụ thể là trái quy định pháp luật về đại diện theo pháp luật”.
Video đang HOT
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 141 Bộ luật dân sự 2005 thì cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên. Điều 31 Luật chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em 2004 thì cha mẹ là người đại diện cho người chưa thành niên để bảo vệ các quyền dân sự.
“Căn cứ các quy định về xử phạt vi phạm hành chính và tố tụng hình sự thì nguyên tắc khi lấy lời khai của người chưa thành niên phải có đại diện của họ. Trường hợp này đại diện theo pháp luật như đã nói ở trên là bố mẹ cháu Nguyễn Thị N.A. Bố mẹ là đại diện đương nhiên của cháu Nguyễn Thị N.A, chỉ trường hợp theo Điều 61 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên và Điều 63 Bộ luật Dân sự 2005 về cử người giám hộ thì mới phải cử giám hộ cho cháu N.A.
Như vậy việc cán bộ UBND xã cử đại diện Hội Liên hiệp phụ nữ xã trong trường hợp này là chưa đúng theo quy định của pháp luật”, luật sư Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.
Điều 61, Bộ luật Dân sự 2005 quy định về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên:
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau:
1. Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thỏa thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ;
2. Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.
Điều 63. Cử người giám hộ
Trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Bộ luật này thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Chi hơn 70 tỉ đồng làm kỉ niệm chương: TKV không đấu thầu
Trao đổi với phóng viên, luật sư Lê Văn Thiệp cho rằng, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) là đơn vị 100% vốn nhà nước thì việc bỏ ra số tiền lớn như vậy để làm logo phải thông qua đấu thầu. Các vị nguyên đại biểu Quốc hội thì cho rằng, việc TKV chi hơn 70 tỉ đồng làm logo là quá lãng phí.
Chi hơn 70 tỉ đồng làm logo kỉ niệm chương, có bị đội giá?
Liên quan đến việc TKV bỏ ra trên 70 tỉ đồng để làm hơn 12 vạn kỉ niệm chương, mỗi chiếc trị giá 640 nghìn đồng, phóng viên Dân trí, đã đem những tấm logo kỉ niệm chương các công nhân được tặng nhân dịp 80 năm kỷ niệm ngành than đến một số cửa hàng bán hàng kinh doanh vàng bạc, đá quí trên địa bàn TP Hạ Long (Quảng Ninh) để tìm hiểu giá trị thực của nó.
Các cửa hàng vàng bạc cho rằng, chiếc logo kỉ niệm chương bằng bạc này có giá tối đa khoảng 300 nghìn đồng/chiếc.
Tại cửa hàng vàng bạc đá quý H.L. (đường Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long), nhân viên cửa hàng sau khi tiến hành cân đồng bạc có logo tên của công ty than Hà Lầm, đã xác định đồng bạc trên nặng 4,3 chỉ, hàm lượng bạc đạt 92%. Theo nhân viên cửa hàng, họ sẽ thu mua đồng bạc này với giá 170 nghìn đồng/tấm.
Cụ thể, chiếc logo của TKV có hàm lượng bạc 92%, cửa hàng sẽ mua với giá 40 nghìn đồng/chỉ. Còn với những logo hàm lượng bạc chỉ đạt 80% chỉ mua với giá hơn 30 nghìn đồng/chỉ. Công chế tác thì tùy thuộc vào nơi chế tác.
Còn theo cửa hàng kinh doanh vàng bạc L.C. (phường Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long), đồng bạc trên chỉ có thể thu mua với giá 160 - 170 nghìn đồng. Chủ cửa hàng L.C. còn cho hay, để chế tác ra đồng xu bạc có trọng lượng 4,3 chỉ, hàm lượng bạc 92% và có khắc tên TKV hay các công ty than như trên, nếu đặt từ 1.000 sản phẩm trở lên chỉ mất tối đa hơn 300 nghìn đồng/logo. "Thậm chí sản phẩm do thợ lành nghề của cửa hàng chế tác còn đẹp hơn những đồng bạc này rất nhiều", chủ cửa hàng nói.
Ông Vũ Xuân Trường, nguyên Đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định) nhận định, sản phẩm lưu niệm tặng cho các công nhân là món quà tặng ý nghĩa, tình cảm trân trọng của lãnh đạo công ty dành tặng mọi người. Nhưng nên cân đối mức chi phí cho hợp lý, đầy đủ ý nghĩa.
"Trong lúc đời sống cần phải thực hành tiết kiệm thì số tiền chi ra như vậy cũng lớn, sản phẩm mang giá trị tinh thần thì không nhất thiết phải quá đắt đỏ, xa hoa. Một tặng phẩm nhân ngày kỉ niệm ở giá trị hơn 600 nghìn đồng là cao. Nếu cân đối để số tiền chi cho việc chế tạo sản phẩm mang giá trị tinh thần này thấp hơn, số tiền thừa lo cho đời sống công nhân có hoàn cảnh khó khăn thì hợp lý hơn. Mọi cái chăm lo cho đời sống công nhân một cách thiết thực, trong đó có kinh tế sinh hoạt là việc nên làm. Đừng để một việc làm có ý nghĩa trở thành những câu chuyện không hay", ông Trường chia sẻ thêm.
Kỉ niệm chương 80 năm Ngày truyền thống công nhân ngành than của TKV đang bị dư luận lên án về sự lãng phí.
Cũng liên quan đến nội dung này, ông Nguyễn Bá Thuyền, nguyên Đại biểu Quốc hội (tỉnh Lâm Đồng) cho rằng, kỷ niệm 80 ngày truyền thống công nhân vùng mỏ và truyền thống ngành than là một sự kiện lớn. Tuy nhiên, bỏ ra số tiền lớn như vậy cho việc làm logo là lãng phí. Thay vào đó nên sử dụng số tiền để giúp đỡ về nhà ở, tăng thêm thu nhập cho những công nhân nghèo, hộ gia đình chính sách đang làm việc cho tập đoàn thì thiết thực hơn.
Lách luật đấu thầu?
Trao đổi với phóng viên Dân trí về việc TKV chi ra hơn 70 tỉ đồng làm logo kỉ niệm chương nhưng không thông qua đấu thầu, luật sư Lê Văn Thiệp (Văn phòng Luật sư Toàn Cầu, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, TKV là Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước đầu tư và nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ. Như vậy, việc mua sắm của TKV là đối tượng điều chỉnh của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 vì tiền chi trả là tài sản của Nhà nước.
Luật sư Lê Văn Thiệp cho rằng: Theo quy định, việc TKV phải bỏ ra số tiền lớn để làm logo kỉ niệm chương cần phải thông qua đấu thầu để đảm bảo tính khách quan, lựa chọn được hàng hóa có giá trị tốt và giá cả hợp lý.
Với giá trị hàng hóa là trên 70 tỷ đồng, theo quy định là phải đấu thầu để lựa chọn nhà cung cấp để đảm bảo tính khách quan và lựa chọn được sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phù hợp.
Tuy nhiên, việc giải thích từ ngữ của Luật Đấu thầu chưa được rõ ràng và có phạm vi điều chỉnh hẹp, do vậy, khi xử lý vụ việc này sẽ rất khó quy trách nhiệm cho Ban lãnh đạo.
Còn theo Luật sư Vũ Biên (Văn phòng Luật Khoa Tín, Đoàn Luật sư TP Hà Nội): "Việc một số tiền chi cho chế tạo một chiếc logo với số tiền lúc bán đi có sự chênh lệch cũng không khó hiểu. Số tiền nhận được khi bán sản phẩm là cửa hàng họ mua về khối lượng thực của sản phẩm, đương nhiên để tạo ra được một sản phẩm thì cần quá trình chế tác nên sẽ tốn kinh phí hơn".
Theo ông Biên, cấn đề cần làm rõ ở đây là, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam 100% vốn nhà nước. Do vây, khi chi ra một số tiền lớn cho việc chế tạo logo thì cần phải thông qua đấu thầu. Đấu thầu thì có nhiều hình thức, chỉ định hoặc chào mời công khai. Nếu số tiền lớn như vậy mà chỉ mua bán thông qua một bản hợp đồng mua bán là không hợp lý.
Tuấn Hợp - An Nhiên
Theo Dantri
Cháy quán karaoke 13 người chết: 10 tiếng chờ cấp cứu nhưng vô vọng 100 nhân viên y tế được điều động đến hiện trường túc trực từ 2h chiều cho đến tận nửa đêm 1.11, song không một nạn nhân nào còn sống sót khi được đưa ra ngoài. Ngành y tế Hà Nội điều động 100 nhân viên y tế tham gia cứu hộ trong vụ cháy. Ảnh: Giang Huy. Đại diện Sở Y tế...