Vụ hiệu trưởng mua dâm:Nước mắt người mẹ ngoài phòng xử án
Sáng 10/3, đúng như dự kiến, TAND tỉnh Hà Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “ Hiệu trưởng mua dâm nữ sinh” đối với Sầm Đức Xương – nguyên hiệu trưởng trường THPT Việt Lâm và hai nữ sinh Nguyễn Thúy Hằng, Nguyễn Thị Thanh Thúy.
Dư luận đặt nhiều nghi vấn xung quanh vụ án “ mua dâm người chưa thành niên” và “môi giới mại dâm” này bởi có quá nhiều chi tiết chưa được làm rõ xung quanh vụ án, những vi phạm tố tụng trong quá trình điều tra xét hỏi đối với các bị cáo. Đến nay, TAND tỉnh Hà Giang lại quyết định tiến hành xét xử kín và 2 bị cáo Thúy, Hằng lại không có luật sư tham gia bào chữa cũng như không có người giám hộ tại tòa.
Trước đó, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm diễn ra vào tháng 11/2009, bị cáo Xương đã bị TAND huyện Vị Xuyên – Hà Giang tuyên phạt 10 năm 6 tháng tù giam về tội danh “mua dâm người chưa thành niên”; 2 bị cáo Hằng, Thúy chịu án phạt 6 năm và 5 năm tù giam với tội “Môi giới mại dâm”.
Luật sư và phóng viên xuất trình thẻ, giấy giới thiệu nhưng cánh cổng sắt của TAND tỉnh Hà Giang vẫn đóng im ỉm…
Tại phiên tòa phúc thẩm diễn ra đầu năm 2010, TAND tỉnh Hà Giang đã tuyên hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung thêm một số tình tiết vụ án cũng như điều tra phát sinh thêm từ những lời khai các bị cáo tại tòa. Hồ sơ vụ án đã được chuyển giao cho cơ quan điều tra Công an tỉnh Hà Giang tiến hành điều tra lại từ đầu.
Sáng nay (10/3), hơn 20 phóng viên đại diện cho các cơ quan báo chí đến theo dõi phiên toà nhưng tại trụ sở TAND tỉnh Hà Giang, hai đầu phố Trần Hưng Đạo và Trần Phú đều có lực lượng công an bảo vệ, canh gác nghiêm ngặt. Khi Luật sư Trần Đình Triển – người từng bào chữa cho bị cáo Thuý, Hằng ở phiên toà sơ thẩm trước cùng các phóng viên tiếp cận được phía cổng chính trụ sở TAND tỉnh Hà Giang để liên hệ làm việc thì một bảo vệ của cơ quan này nhất quyết không nhận giấy giới thiệu của phóng viên chuyển vào cho lãnh đạo toà mà trả lời thẳng ngay rằng “Chánh án đi vắng. Hôm nay toà nghỉ, không làm việc” (?).
Video đang HOT
Trong số các nhân chứng và những người liên quan được đưa đến toà, có những em vẫn còn khoác trên mình chiếc áo đồng phục học sinh
Bà Nguyễn Thị Thơm (mẹ bị cáo Thúy) đến toà từ 6h sáng để mong gặp mặt con gái nhưng không được cho vào phiên toà. Trong nước mắt, bà Thơm nói: “Tôi không nhận được giấy triệu tập của tòa án để tham dự phiên tòa. Tôi chỉ biết thông tin phiên tòa sắp tới được mở qua các phương tiện thông tin. Tôi đã dự đoán mình cũng như người giám hộ cháu Hằng sẽ không được vào phòng xử án để theo dõi diễn biến phiên xử nhưng chúng tôi không từ bỏ hi vọng. Con gái tôi là một học sinh giỏi, ngoan ngoãn, hàng ngày tôi vẫn nhờ một người hàng xóm là thầy giáo trong trường để mắt đến cháu nhưng người này nói rằng cháu luôn chăm chỉ, ngoan, còn dặn tôi không phải lo cho cháu. Ai ngờ, tôi nuôi con đến khi chuẩn bị tốt nghiệp ra trường lại phải bước chân vào tù như thế này…?”.
Theo lời bà Thơm, lần cuối gặp Thuý trong trại giam, cháu gày gò, xanh xao, ốm yếu và chỉ khóc. Câu duy nhất Thuý nói với mẹ là: “Trong này con khổ lắm, con có nói mẹ cũng không hiểu được đâu…”.
Chị Thơm, mẹ cháu Thuý đến toà từ 6h sáng, chỉ có thể đứng bên ngoài chờ tin con trong nước mắt và lo âu
Trao đổi với phóng viên, Luật sư Trần Đình Triển nói: “Trong những phiên xét xử trước, tòa nói rằng, các cháu Thúy, Hằng đang ở tuổi vị thành niên nên phải xử kín để giữ cho các cháu nhưng trong quá trình tố tụng. Các cháu giờ đã trên 18 tuổi do đó gạt quyền mời luật sư của các cháu, gạt luôn việc giám hộ, tham gia phiên toà của mẹ các cháu, đây là vi phạm pháp luật. Mâu thuẫn ở chỗ là trong lúc xử lại nói các cháu đang ở tuổi vị thành niên để áp dụng xử kín:.
Cũng theo LS. Triển, đây là vụ án nghiêm trọng không thể xử kín như thế này. Việc bố trí bảo vệ nghiêm ngặt tại tòa như hôm nay thường chỉ được áp dụng cho những vụ án đặc biệt nghiêm trọng nhưng trong vụ án này không ai làm mất trật tự, mất an ninh.
Trong khi đó, LS Dương Trí Tuệ, luật sư duy nhất có mặt tại phiên tòa ngày 10/3/2011 để bào chữa cho bị cáo Sầm Đức Xương cho rằng không đủ yếu tố cấu thành tội phạm đối với tội danh Mua dâm người vị thành niên của bị cáo Xương.
“Về mặt khách quan, hoàn toàn không có việc bắt được quả tang, lập biên bản, không có chứng cứ như tinh trùng của Sầm Đức Xương trong bộ phận sinh dục của các cháu… Lời khai của các cháu bị hại lúc đó đang là vị thành niên nên phải có người giám hộ, tuy nhiên cơ quan điều tra trong quá trình thu thập có những lúc không có người giám hộ. Vì thế các lời khai từ một phía không đúng trình tự, thủ tục tố tụng… không phù hợp với lời khai của các chứng cứ khác.
Mặt chủ quan, Sầm Đức Xương bị mắc các bệnh u nhầy màn tinh hoàn, rối loạn cương dương, tiểu đường típ 2, viêm hoàng điểm (do bệnh đái tháo đường ảnh hưởng lên mắt). Theo bản kết luận pháp y như trên thì bị cáo Xương không thể quan hệ tình dục”.
Phóng viên tiếp tục cập nhật thông tin từ phiên toà…
Theo Bee.net.vn
Lọt tội vụ "Hiệu trưởng mua dâm"?
"Sầm Đức Xương với vai trò giới thiệu bạn bè, dụ dỗ học sinh tìm thêm bạn đi bán dâm cho người khác thì cần phải xem xét thêm tội môi giới hoặc tổ chức mua bán dâm" - Luật sư Vi Văn Diện nhận định trước phiên xử lại vụ "hiệm".
Luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty luật Thiên Minh có cuộc trao đổi với PV Dân trí ngay trước phiên tòa xét xử vụ án "m" sẽ diễn ra vào ngày mai 10/3. Luật sư Diện nêu quan điểm, trong vụ án này nhân vật đáng để xã hội lên án chính là Sầm Đức Xương - một người thầy giáo suy đồi về đạo đức từ trong chính lối sống, liên tục gạ nữ giới thiệu bạn để mua dâm, để thỏa mãn dục vọng của mình, mua dâm nhiều lần, mua dâm ngay tại phòng làm việc, tại cơ quan công s.
Luật sư Diện cũng đề cập việc, nghiên cứu cáo trạng của VKS nhân dân tỉnh Hà Giang, ông thấy chưa đề cập đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của các bị cáo, kể cả đối với Sầm Đức Xương. Bị cáo dù là người đáng bị lên án và áp dụng tình tiết tăng nặng nhưng vấn đề này không được thể hiện trong cáo trạng.
Ông Diện lật lại vấn đề tội danh truy tố với hiệng Xương. Theo đó, mấu chốt vụ án làm dư luận quan tâm để ý liên quan trực tiếp đến Sầm Đức Xương trong vai trò người giới thiệu các "chiến hữu" của mình đi mua dâm, dụ dỗ các cháu tìm thêm bạn bè là học sinh để bán dâm cho cả nhóm nên cần phải xem xét thêm tội danh môi giới hay tổ chức mua bán dâm.
Luật sư Vi Văn Diện - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội (GĐ Công ty luật Thiên Minh).
Về việc tiếp tục xử kín phiên tòa sắp tới, Luật sư Diện nói rằng, thuần phong mỹ tục như những vụ án liên quan đến "loạn luân" bố hiếp dâm con, anh hiếp dâm em, hiếp dâm trẻ em vẫn hàng ngày được công khai, báo chí đăng tải... lại không phải xử kín?
"Với tư cách là luật sư, tôi không thấy bị hại, không có đương sự yêu cầu xử kín. Vì vậy, có cơ s khi dư luận đặt nghi vấn việc "xử kín là có chỉ đạo", "xử kín vì tế nhị chốn quan trường". Nếu vậy tính công khai, minh bạch trong thực thi pháp luật có còn ý nghĩa. Hơn nữa, điều vô lý khi quyết định xử kín trong vụ án này là khi không có luật sư bào chữa thì 2 bị cáo nữ thế bị cô lập?" - ông Diện phân tích.
Theo Dân Trí
Sắp xử kín vụ án Sầm Đức Xương TAND tỉnh Hà Giang sẽ mở phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án "mua dâm người chưa thành niên" và "môi giới mại dâm" đối với nguyên Hiệu trưởng Sầm Đức Xương và hai học trò cũ là Nguyễn Thuý Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thuý vào ngày 10/3/2011. Việc xét xử sẽ được tiến hành kín nhưng lần này, bị cáo...