Vụ heo chết vứt đầy đường: Khó phát hiện người vi phạm (?)
Xác heo thối rữa, bốc mùi thối nồng nặc được vứt ngay ven đường gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại huyện Hoài Ân (Bình Định). Tuy nhiên, các ngành chức năng cho rằng rất khó khăn trong việc phát hiện và xử lý người vi phạm.
Ngày 28/2, ông Võ Trọng Thu – Chủ tịch UBND xã Ân Tường Tây (huyện Hoài Ân) – cho biết, sau khi báo thông tin, xã đã huy động các hội đoàn thể và người dân chôn lấp và xử lý hết số xác heo chết. Theo ông Thu đây không phải là heo chết do dịch bệnh mà một số người buôn bán heo có heo chết thì vứt bỏ bừa bãi.
Ông Thu cho biết thời gian tới, địa phương sẽ giao từng đoạn đường cho từng thôn, mỗi thôn quy hoạch 1 điểm xử lý; đồng thời cử lực lượng kiểm tra, nếu bắt được sẽ xử phạt hành chính.
Xác heo được bỏ trong bao tải rồi vứt dọc ven tỉnh lộ 630 dọc sông Kim Sơn đoạn qua xã Ân Tường Tây (huyện Hoài Ân)
Đề cập đến việc heo chết nhiều được vứt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ông Nguyễn Thanh Vương, Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và thú y huyện Hoài Ân (Bình Định) cho rằng, nguyên nhân heo chết là do bệnh thông thường chứ không phải do dịch bệnh. Việc vứt xác heo chết bừa bãi là do nhận thức của 1 số hộ dân, họ quan niệm rằng heo chết mà mang đi chôn thì sau này nuôi không được nên họ bỏ bao vứt ở đoạn đường trống.
“Về việc này, huyện đã làm nhiều cách, yêu cầu xã tuyên truyền hướng dẫn kiểm tra, xử lý. Sắp đến, ngành chuyên môn sẽ cam kết với các hộ chăn nuôi bảo vệ môi trường. Nếu phát hiện vứt xác heo bừa bãi sẽ xử lý và giao cho xã kiểm tra, giám sát để hạn chế vấn đề vứt xác heo gây ô nhiễm môi trường”- ông Vương cho biết.
Video đang HOT
Các hội đoàn thể xã Ân Tường Tây đi thu gom heo chết để tiêu hủy đảm bảo môi trường
Liên quan đến vấn đề trên, ông Lê Hồng Chiêm, Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Hoài Ân (Bình Định) thừa nhận có tình trạng trên và đã nhiều lần nhắc nhở. “Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nhắc nhở để 2 xã Ân Đức và Ân Tường Tây vận động người dân, thu gom và không xả rác bừa bãi. Giao cho UBND các xã vận động tuyên truyền để người dân bảo vệ môi trường. Đồng thời, nếu phát hiện người nào vi phạm thì xử lý theo luật môi trường nhưng thực ra khó phát hiện”, ông Chiêm nói.
Trước đó, ngày 23/2, báo Dân trí đã phản ánh tình trạng trên tuyến tỉnh lộ ĐT 630 dọc sông Kim Sơn thuộc các xã Ân Tường Tây, Ân Đức (huyện Hoài Ân, Bình Định) xuất hiện xác heo thối rữa, bốc mùi hôi thối nồng nặc, gây ô nhiễm môi trường sống nhiều người dân sống ở khu vực này. Hiện nay, chính quyền địa phương đã huy động người dân chôn lấp, để đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn.
Doãn Công
Theo Dantri
Nối nghiệp chồng, biến rác thành... phân bón
Vốn là nông dân sáng tạo, sinh thời, chồng bà đã mày mò chế biến bùn thối, rác thải thành phân bón. Việc làm thiết thực cho nông nghiệp, bảo vệ môi trường của ông nhận được nhiều giải thưởng danh giá. Từ khi ông mất, bà nối nghiệp chồng sản xuất phân bón.
"Biến" rác thành phân
Người phụ nữ tháo vát ấy là Nguyễn Thị Châm (xóm Đồng, xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội). Khi còn sống, ông Nguyễn Phi Sinh, chồng bà Châm dành hết tâm huyết cho nghiệp sản xuất phân bón. Quê hương vốn có nghề chế biến nông sản, làm miến, mỗi ngày, thải bỏ hàng chục tấn phế thải nông nghiệp chưa qua xử lý. Trăn trở trước tình hình ô nhiễm môi trường, ông Sinh quyết tâm nghiên cứu, mày mò tìm tòi cách xử lý rác thải ở địa phương. Ấy là thời điểm trước năm 1996.
Bà Châm giới thiệu về quy trình sản xuất phân bón. Ảnh: P.L
Ở tuổi ngoài 50, hàng ngày, "nữ giám đốc chân đất" chẳng quản ngại khó khăn, vất vả, bà và các con vẫn lao động hăng say cùng các công nhân của xưởng. Bà thổ lộ, sắp tới sẽ nâng cấp trang biết bị kỹ thuật, mở rộng xưởng sản xuất, đưa hoạt động công ty ngày một lớn mạnh, phát huy di sản của tâm huyết, trí tuệ cả một đời chồng bà phấn đấu...
Năm 1996, công ty riêng của gia đình ông Sinh được thành lập. Hàng ngày, hàng chục công nhân của công ty đi khắp làng vớt rác thải dưới các kênh, mương, ao, hồ, thu mua bã dong ở các cơ sở sản xuất miến làm nguyên liệu làm phân.
Sản xuất sản phẩm phân bón mới, công ty của lão nông Nguyễn Phi Sinh liên tiếp gặp khó khăn trong việc bán hàng. Đến kỳ trả nợ ngân hàng, hàng hóa tồn đọng nhiều, không tiền trả nợ, nhà cửa bị niêm phong, cả gia đình ông phải dọn ra xưởng ở.
Không nản chí, ông mang phân bón đi khắp nơi mời bà con dùng thử. Kết quả: Sản phẩm tốt, giá thành phải chăng khiến bà con nông dân ủng hộ sản xuất của gia đình ông. Từ trong "vũng lầy", công ty của ông Sinh tìm thấy cơ hội phát triển. Hoạt động sản xuất liên tục tăng lên, mỗi năm công ty của ông sản xuất hơn 60.000 tấn phân bón cung ứng cho nông dân các tỉnh thành miền Bắc.
Cả đời tâm huyết với nông nghiệp, những đóng góp thiết thực của ông Sinh cho cộng đồng được ghi nhận bằng nhiều giải thưởng danh giá như: "Cúp vàng Vì sự nghiệp bảo vệ môi trường" của Bộ TNMT; Giải Sáng kiến mới của Quỹ Môi trường Kawoy (Nhật Bản, và nhiều giải thưởng vinh danh khác... Năm 2012, ông Sinh qua đời, bà Châm nối nghiệp chồng duy trì xưởng sản xuất phân bón với nhiều trăn trở.
Nỗi niềm "nữ giám đốc chân đất"...
Những năm gần đây, địa phương có nhiều thay đổi. Nhà máy xử lý rác thải được xây dựng, mỗi ngày xử lý hiệu quả cả nghìn tấn rác thải. Phần khác, do nhu cầu thị trường, bà quyết định chuyển hướng sản xuất phân vô cơ là chính. Tuy vậy, để tiếp nối tâm nguyện của chồng, duy trì hoạt động bảo vệ môi trường, trong hoạt động sản xuất phân bón, bà Châm vẫn sử dụng một phần nguyên liệu từ bã thải ở địa phương.
Bà Châm chia sẻ: "Trước đây, sản phẩm chính của công ty là dòng phân hữu cơ. Đó là chuyện cũ, khi ấy, nguồn bã thải ở địa phương chưa được xử lý. Ông nhà tôi mong muốn bảo vệ môi trường nên hết lòng với việc biến rác thành phân. Ngày nay, địa phương đã có nhà máy xử lý rác thải, nhu cầu thị trường cũng thay đổi buộc chúng tôi phải chuyển mình. Công ty đang sản xuất 5 sản phấm chính, phù hợp với nhiều loại cây trồng. Dù sản xuất phân vô cơ, tôi vẫn sử dụng một số lượng bã thải nhất định chiếm 5% trong các sản phẩm phân bón".
Bà Châm cho biết, không còn sử dụng nhiều như trươc kia, nhưng mỗi tháng công ty cũng xử lý hết hơn 100 tấn bã thải để sản xuất phân bón. Điều này, thể hiện mạch nguồn tiếp nối ý thức bảo vệ môi trường của chồng. "Cứ 3kg bã thải qua xử lý còn lại được 1kg dùng làm phân. Sau đó, phối trộn các phụ gia để sản xuất. Quy trình làm phân bón gồm 5 công đoạn: Ủ, trộn, sấy khô, vo viên, và đóng bao. Đáng mừng, sản phẩm phân bón của chúng tôi được bà con nông dân nhiều tỉnh thành ưa chuộng" - bà Châm chia sẻ.
Theo Danviet
Người dân trải chiếu ngồi giữa đường để ngăn xe rác Mùi hôi thối từ bãi rác đồi Mốc xộc vào, ruồi nhặng tấn công khiến người dân ở xã Minh Sơn (Thanh Hoá) ăn cơm phải bỏ màn, ngủ phải đeo khẩu trang. Hơn 10 ngày nay, hàng chục người dân thôn 4, xã Minh Sơn (huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) liên tục dựng lều, trải chiếu ngồi giữa đường để chặn xe...