Vụ hàng trăm xe tải “xé toang” trạm cân: Đơn vị chủ trì quá yếu kém!
Sáng 25/7, sau sự cố hàng trăm ô tô quá tải rầm rập “xé toang” trạm cân trên quốc lộ 1A tại Hà Tĩnh, đại diện Tổng cục Đường bộ, Khu Quản lý Đường bộ IV, Công an tỉnh Hà Tĩnh và Sở GTVT tỉnh này đã có cuộc họp làm rõ nguyên nhân.
Tổng hợp nhiều ý kiến phân tích tại cuộc họp cho thấy, lý do chính khiến trạm cân lưu động tại địa bàn Hà Tĩnh bị “vỡ trận” là do đơn vị chủ trì là Khu Quản lý đường bộ IV quá yếu kém.
Là đơn vị chủ trì nhưng Khu Quản lý đường bộ IV đã quá thụ động trong việc tổ chức lực lượng, lựa chọn vị trí đặt trạm cân, xử phạt xe quá tải.
Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Hà Tĩnh Trần Quang Tuấn cho hay, theo phân cấp, trách nhiệm chủ trì xử lý xe quá khổ quá tải là của Khu quản lý đường bộ IV, Hà Tĩnh chỉ hỗ trợ và nỗ lực làm tốt những vấn đề liên quan khi được yêu cầu. Tuy nhiên, đơn vị chủ trì đã không làm tốt, không chủ động khiến việc xử lý gặp rất nhiều khó khăn.
Còn Thượng tá Trần Văn An, Phó Giám đốc Công an Hà Tĩnh cũng khẳng định, việc thiếu chủ động trong biện pháp thực hiện đã dẫn đến tình trạng đơn vị chủ trì xử lý theo lắt nhắt, cứ có việc là rút máy gọi điện cho Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh, Giám đốc Sở GTVT Hà Tĩnh mà không có thông báo cụ thể.
Lực lượng, công cụ hỗ trợ quá yếu và thiếu khiến tổ xử lý gặp rất nhiều khó khăn khi hàng trăm tài xế kéo đến tụ tập gây sức ép, trước khi bất lực hoàn toàn khi hàng trăm chiếc xe “xé toang” trạm cân bỏ chạy vào đêm qua.
Video đang HOT
Việc khảo sát, nghiên cứu vị trí đặt trạm cân của Khu quản lý đường bộ IV chưa hợp lý. Vẫn biết đây chỉ là trạm cân lưu động, tuy nhiên, các phân tích tại cuộc họp cho thấy, vị trí đặt trạm cân không thuận lợi đã dẫn đến mục tiêu bắt buộc hạ tải đối với những xe chở quá tải trọng cho phép đã không thể thực hiện.
“Trạm xử lý gần như chỉ có mỗi cân tự động, những hạng mục hết sức quan trọng như bãi đất trống làm trạm hạ tải dã chiến lại không có. Đó là chưa kể đến nếu hạ tải hàng hóa của các nhà xe vi phạm xuống ai sẽ bảo vệ, quản lý? Vì những vấn đề này mà mục tiêu hạ tải đối với các xe vượt tải trọng cho phép đã không thể thực hiện” – Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Tĩnh nói tiếp.
Thừa nhận những yếu kém nêu trên, tuy nhiên đại diện Khu quản lý đường bộ IV tham dự cuộc họp này nói rằng, những yếu kém này còn nhiều yếu tố khách quan khác, như việc lựa chọn vị trí trạm cân gặp nhiều khó khăn, một số vị trí tốt còn vướng mắc việc quốc lộ đang mùa cao điểm thi công.
Sự cố hàng trăm xe ô tô tải trọng lớn “xé rào” vượt qua trạm kiểm tra tải trọng bộc lộ những yếu kém, những hạn chế không dễ khắc phục. Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến tại cuộc họp khẩn này đều khẳng định vẫn sẽ tiếp tục duy trì hoạt động đo tải tại địa bàn Hà Tĩnh. Đại diện thanh tra Tổng cục Đường bộ cho rằng, từ sự cố này đơn vị sẽ rút ra được nhiều điều để chấn chỉnh ngay, đưa hoạt động kiểm tra tải trọng hoạt động đúng với chỉ đạo của của Bộ GTVT, Chính phủ.
Đại diện Thanh tra Tổng cục đường bộ – Bộ GTVT kết luận, dù còn bộc lộ hạn chế, nhưng việc đo tải trọng không chỉ tại Hà Tĩnh mà trên địa bàn cả nước vẫn sẽ được tiến hành
Thanh tra Tổng cục Đường bộ đề nghị Khu quản lý đường bộ IV phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh trong biện pháp tổ chức thực hiện xử lý xe quá tải. Phía Hà Tĩnh cũng đề nghị Tổng cục Đường bộ và Khu Quản lý đường bộ IV phải quyết định ngay việc cân tải một chiều hay hai chiều để tránh tình trạng kẹt xe, đe dọa đến an toàn giao thông trên tuyến.
Theo Dantri
110 tỷ đồng bảo trì cao tốc TP HCM - Trung Lương
Tổng cục Đường bộ quyết định chi 110 tỷ đồng sửa chữa, bảo trì tuyến cao tốc TP HCM - Trung Lương. Nhiều quốc lộ khác cũng được nâng cấp, khắc phục hư hỏng do bão lũ.
Năm nay, Tổng cục Đường bộ được cấp hơn 4.300 tỷ đồng cho công tác bảo trì đường bộ, trong đó từ nguồn thu phí bảo trì của các phương tiện là hơn 2.590 tỷ đồng. Tổng cục Đường bộ đã chi sửa chữa định kỳ, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường, khắc phục hư hỏng do bão lũ... Riêng chi phí bảo trì đường cao tốc TP HCM - Trung Lương là 110 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Đức Thắng, Quyền tổng cục trưởng, công tác bảo dưỡng hệ thống quốc lộ đã thực hiện tốt hơn trước, đáp ứng cơ bản nhu cầu vận tải và được xã hội đánh giá là có chuyển biến tích cực. Chất lượng nhiều tuyến đã nâng lên như quốc lộ 9, quốc lộ 1 (đoạn Nghệ An - Quảng Trị, Quảng Ngãi - Khánh Hòa, Sóc Trăng - Cà Mau), đường Hồ Chí Minh (đoạn Quảng Nam - Kon Tum).
Cao tốc TP HCM - Trung Lương từng bị hư hỏng nặng. Ảnh: Tá Lâm
Tuy nhiên, còn có một số đơn vị thiếu kiểm tra và bảo dưỡng đường chưa tốt, bị nhắc nhở, chấn chỉnh như Khu quản lý đường bộ 2 (đối với quốc lộ 2, quốc lộ 5), khu quản lý đường bộ 7 với cao tốc TP HCM - Trung Lương, đường song hành khu vực cầu Mỹ Thuận...
Trong năm nay, để thực hiện các giải pháp cấp bách ngăn chặn tai nạn giao thông, Tổng cục Đường bộ đã được Chính phủ cấp bổ sung ngân sách gần 2.000 tỷ đồng để thay thế các biển báo đường bộ, xử lý hơn 200 điểm đen mất an toàn, lắp đặt 162 giải phân cách cứng, sửa chữa những hạng mục hư hỏng trên quốc lộ 1, 2, 6, 14...
Cao tốc TP HCM - Trung Lương khởi công từ 12/2004 và đưa vào khai thác từ 2/1010 với tổng chiều dài 62 km, trong đó tuyến đường cao tốc chính có chiều dài 39,8 km. Đường cao tốc TP HCM - Trung Lương nối TP HCM với các tỉnh Long An, Tiền Giang với tổng vốn toàn tuyến gần 10.000 tỷ đồng. Ngày 3/2/2010, tuyến nối từ Tân Tạo - Chợ Đệm dài 9,6 km và tuyến nối từ nút giao Bình Thuận - Chợ Đệm dài 2,2 km được đưa vào khai thác tạm thời. Sau hai tháng, hai tuyến nối với đường cao tốc chính đã bị lún và phải sửa chữa nhiều lần.
Theo VNE
Có thể xem xét dừng thu phí QL2 Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, có thể xem xét dừng thu phí trong thời gian nhất định đối với dự án Hợp đồng BOT tuyến QL2 đoạn tránh TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Lý do, Công ty CP BOT Vietracimex 8 (nhà đầu tư) đã chậm trễ trong việc hoàn thành thủ tục dự án, nghiệm thu chính...