Vụ hàng trăm giáo viên mất việc: Bộ Nội vụ vào cuộc
Sau khi báo Dân trí thông tin vụ việc ở huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) có hàng trăm giáo viên hợp đồng mất việc, lãnh đạo Bộ Nội vụ đã cử đoàn công tác về làm việc với Bắc Ninh để nắm bắt tình hình.
Ông Nguyễn Công Trình – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ ( Sở Nội vụ Bắc Ninh) cho biết thêm: Sáng nay Phó Vụ trưởng Vụ Công chức – Viện chức – Bộ Nội vụ, Thanh tra Bộ Nội vụ và chuyên viên phụ trách tỉnh Bắc Ninh đã làm việc với lãnh đạo Sở Nội vụ, Lãnh đạo huyện Yên Phong, Phòng Nội vụ huyện Yên Phong. Công việc chủ yếu là nghe báo cáo vụ việc ở huyện Yên Phong và giải đáp một số thắc mắc xoay quanh vấn đề xét đặc cách.
Đoàn công tác cho hay, việc xét đặc cách viên chức theo khoản a, điều 14 Nghị định 29/2012/NĐ-CP không phải dùng để xét đại trà. Đây chỉ áp dụng thu hút nhân tài cho địa phương đối với người có năng lực, không dành cho người hợp đồng. Nếu áp dụng quy định này cho người hợp đồng lao động là không đúng với quy định.
Trước việc hàng trăm giáo viên hợp đồng ở huyện Yên Phong (Bắc Ninh) mất việc, Bộ Nội vụ chính thức vào cuộc.
Cũng tại buổi làm việc, cái sai trong việc Yên Phong 6 năm liên tiếp không có kỳ thi-xét tuyển viên chức ngành giáo dục đào tạo đã được chỉ ra và thừa nhận. Huyện Yên Phong cũng có đề xuất hướng giải quyết là nếu còn vị trí việc làm thì bố trí cho những giáo viên hợp đồng lâu năm, có nhiều thành tích sẽ được xem xét tạo điều kiện tiếp tục việc dạy tại các trường.
“Đây mới là tinh thần trao đổi giữa đoàn công tác với các bên liên quan, trong chiều này 8/5, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng triệu tập lãnh đạo đơn vị này, Phòng Nội vụ huyện Yên Phong… lên làm việc để có hướng giải quyết cuối cùng” – ông Trình thông tin
Trao đổi với PV Dân trí về việc Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh đã có công văn 279 xin ý kiến Bộ Nội vụ chỉ đạo việc xét đặc cách viên chức cho giáo viên hợp đồng lâu năm nhưng đến nay không nhận được phản hồi, lãnh đạo Bộ Nội vụ cho hay: Sẽ rà soát lại để tìm hiểu nguyên nhân vì sao chưa có sự phản hồi này.
Công văn xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Nội vụ nhưng chưa được trả lời của Sở Nội vụ Bắc Ninh.
Trong buổi làm việc với phóng viên báo Dân trí sáng 8/5, nhiều giáo viên hợp đồng cung cấp thêm thông tin: Việc huyện Yên Phong nhiều năm không tuyển dụng viên chức không phải do lãnh đạo các trường thiếu đề xuất. Trước đấy nhiều trường đã có đề án xin tuyển dụng nhưng không được phê duyệt. Bên cạnh đó, hàng năm đều có kế hoạch báo cáo về biên chế còn thiếu nhưng Phòng Nội vụ lại vẫn chỉ cho phép các trường ký hợp đồng giáo viên chứ không tổ chức tuyển dụng.
Video đang HOT
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc diễn biến tiếp theo của vụ việc này.
Theo Dantri
Cuộc sống trong trại tạm giam của "cậu Thủy"
Vợ chồng "cậu Thủy" đau ốm trong trại tạm giam Quảng Trị, còn nhà ở Bắc Ninh bị trộm ghé thăm gây tổn thất hàng trăm triệu đồng.
Trở lại làng Trác Bút, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh sau gần 2 tháng vợ chồng Thúy - Duyên bị bắt về tội lưa đao chiêm đoat tai san, lam giả hài cốt liệt sĩ, gây rúng động vùng quê. Gia đình Duyên cho biết họ đã vào thăm nom, tiếp tế. Vậy vợ chồng "cậu Thủy" hiện giờ sống ra sao?
Thông tin từ người mẹ
Ngày 28/10, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Trị, Viện Kiểm soát nhân dân tỉnh Quảng Trị đã bắt và quyêt đinh khơi tô vu an, khơi tô bi can, băt tam giam 4 thang đôi vơi Nguyên Thanh Thuy (tưc "câu Thuy", 54 tuôi, ngu tai thi trân Chơ, H.Yên Phong, tinh Băc Ninh) và vợ hờ là bà Mẫn Thị Duyên (51 tuổi) vê hanh vi lưa đao chiêm đoat tai san, lam giả hài cốt, di vật, nơi chôn liệt sĩ.
Tính đến nay, đã gần 2 tháng từ khi vụ việc vỡ lở, ngôi nhà tiền tỷ của Nguyễn Thanh Thúy (thôn Trác Bút, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) giờ đây vắng vẻ, u tịch, không một bóng người. Hàng xóm xung quanh cho biết, thỉnh thoảng về đêm lại thấy chị Ngọc (con gái chị Duyên) có rẽ qua nhà một lúc lại đi.
Ngôi nhà bạc tỷ của vợ chồng Thúy - Duyên không một bóng người.
Dăm bữa, nửa tháng thì thấy bà Nguyễn Thị Công (mẹ đẻ của chị Duyên) tới dọn dẹp nhà cửa, chứ không ai sống trong ngôi nhà đó cả.
Trò chuyện với bà Nguyễn Thị Công (71 tuổi) tại nhà riêng, gương mặt hốc hác vì thiếu ngủ, lấy tay lau nước mắt bà nói: "Không ngờ sự việc lại đến nông nỗi này, con cái tôi làm việc phúc đức, chúng nó tìm thấy mộ cho không biết bao nhiêu gia đình, vậy mà giờ đây lại thành tù tội. Tôi chỉ mong các cơ quan chức năng xử đúng người đúng tội, người thật việc thật để cho chúng nó sớm về với gia đình".
Bà Công cho biết thêm: "Từ khi vợ chồng nó bị tạm giam trong đấy (Quảng Trị) không đêm nào tôi ngủ ngon giấc. Mấy hôm trước, con cái anh em chúng nó cũng kéo nhau vào đó thăm nom, tiếp tế. Tôi cũng rất muốn đi nhưng tuổi già sức yếu chỉ biết ở nhà mong ngóng chúng nó trở về bình an. Chuyến đi đó thì có 4 người vào thăm, có cái Ngọc (con gái chị Duyên), một đứa cháu, em dâu và em trai".
"Gia đình vào đó chỉ gửi được đồ tiếp tế và nghe chuyện về cuộc sống của hai đứa hiện giờ. Đồ tiếp tế thì có mấy đồ dùng cá nhân, đồ ăn uống, thuốc thang... Nghe nói anh Thúy bị đau mắt, người nhà có tiếp tế thuốc nhưng công an họ không cho mang vào vì không kèm theo đơn thuốc, tới đây gia đình lại gửi thuốc kèm theo đơn của bác sĩ vào trong đó mong là được nhận".
"Trước đây anh Thúy đã bị mù 3 năm, sau này đi bệnh viện, bác sĩ thay tinh thể cho mới có thể nhìn thấy lại, tính đến nay được khoảng 6 đến 7 năm rồi, giờ lại có triệu chứng đau mắt không biết sẽ thế nào. Còn cái Duyên ốm đau khỏe mạnh như thế nào thì không ai biết được vì có được gặp đâu, chỉ nghe các anh công an nói lại là nó cũng không ngủ được, người gầy rạc đi, đêm nào cũng khóc rưng rức. Trước đây ở nhà nó bị viêm đường ruột, bây giờ sống trong đấy, ăn uống không đầy đủ rồi phát bệnh thì khổ".
Anh Mẫn Văn Đ. (em trai của chị Duyên) cho biết: "Mấy chú cháu vào thăm anh chị cũng được khoảng 2 tuần rồi. Gửi đồ tiếp tế, thứ thì nhận, thứ thì không nhận, như thuốc đau mắt của anh Thúy không kèm theo đơn nên chúng tôi lại mang về, xin đơn bác sĩ rồi gửi vào sau. Sắp tới gia đình tôi lại tổ chức vào tiếp tế cho anh chị lần nữa. Sắp đến Tết Nguyên đán rồi, mang quà cáp vào, gọi là có chút không khí Tết, anh chị đỡ tủi thân. Tôi chỉ hy vọng cơ quan chức năng xem xét giảm bớt tội cho anh chị, để anh chị có thể sống, trở về với bố mẹ, anh em, con cháu".
Đến ngôi nhà 3 tầng sừng sững trước cổng làng Trác Bút của vợ chồng nhà ngoại cảm rởm Thúy - Duyên nhưng ngôi nhà khóa trái. Hỏi chuyện những người xung quanh được biết, sau khi vợ chồng nhà Thúy - Duyên bị công an bắt, kẻ trộm nhân cơ hội đã đột nhập lấy đi rất nhiều đồ vật có giá trị, tổn thất lên tới hàng trăm triệu đồng.
Từ đó, Ngọc có đến nhà thường xuyên hơn. Tuy nhiên, do trước đây bố mẹ sống khép kín nên Ngọc cũng không quan hệ gì với người trong làng, hơn nữa Ngọc là một cô gái mạnh mẽ, hung bạo, ăn chơi nhất vùng, biệt danh của cô nàng này là Ngọc "đầu gấu".
Thanh niên trong làng và những vùng xung quanh không ai dám động tới cô, thậm chí còn sợ đến mức, đi qua cũng không dám nhìn. Cô gái sinh năm 86 còn hung hãn đến mức chửi bới, đuổi thẳng phóng viên, công an khi họ tiến hành tác nghiệp trong lúc cơ quan chức năng đến bắt giữ mẹ đẻ và bố dượng.
Những mối tình ngắn ngủi
Chị Mẫn Thị Duyên là vợ thứ 3 của "cậu Thủy". Trước đó, Thúy đã trải qua 2 mối tình ngắn ngủi. Người vợ đầu tiên là chị Nguyễn Thị D. - người từng có 2 con trai với Thúy. Đã có 2 mặt con nhưng chị D. và Thúy luôn xảy ra mâu thuẫn, cãi vã trong cuộc sống. Hai vợ chồng Thúy sống ly thân trong một thời gian khá dài. Mối tình thứ nhất kết thúc từ khi Thúy gặp chị Trần Thị Kim K.
Chị K. vốn con nhà gia giáo, là cán bộ Nhà nước, quen Thúy khi Thúy đang ly thân với vợ cũ là chị Nguyễn Thị D. Lúc đó, chị K. cùng mọi người khuyên Thúy nên quay về với chị D. và các con nhưng Thúy cho rằng, tình cảm đã quá sứt mẻ, không hàn gắn được và có ý kết duyên với chị K.
Nguyễn Thanh Thúy trong một lần dùng "ngoại cảm" đi tìm mộ
Tại thời điểm đó, Thúy đã bị đuổi khỏi ngành công an vì vi phạm kỷ luật về lạm dụng chức quyền và có hành vi lừa đảo. Nguyễn Thanh Thúy tham gia buôn bán, có cuộc sống rất khá giả nhưng không dòm ngó, quan tâm đến vợ con, bỏ mặc chị D. và các con phải tự bươn chải cuộc sống. Thúy gặp chị K. qua một lần đến quê chị K. ở huyện Tiên Sơn. Biết gia đình chị K. khá giả, Thúy đã trổ tài khéo léo ăn nói, nhanh chóng đánh gục cô gái trẻ.
Yêu chị K. chưa được bao lâu, Thúy than vãn chuyện làm ăn thua lỗ, ngỏ ý mượn tiền. Không biết dã tâm của Thúy, chị K. vét hết tài sản của mình, vay thêm của bố mẹ, anh em ruột cho Thúy vay mà không mảy may nghi ngờ.
Sau khi Thúy ly hôn với chị D., Thúy và chị K. đã tổ chức đám cưới linh đình, có đăng ký kết hôn đàng hoàng. Thế nhưng, một thời gian sau khi chung sống, biết chị K. đã hết tiền, Thúy liền bỏ mặc chị K. với cái thai trong bụng. Thúy tiếp tục mải mê với những mối tình bên ngoài, đi quanh năm suốt tháng, ít khi thấy bóng dáng ở nhà cùng vợ con.
Chị K. nhiều lần tìm gặp nhưng Thúy không gặp, không hỏi han quan tâm, thậm chí khi chị K. nhắc đến số tiền cho Thúy vay thì Thúy trả lời thản nhiên rằng không có tiền để trả và sẽ không trả lại tiền. Chị K. uất ức vì đã lấy nhầm phải gã họ Sở, đã nhiều lần chị định phá cái thai để trở về với bố mẹ nhưng vì thương con chị không đành.
Từ lúc bụng mang dạ chửa đến lúc sinh con trong thiếu thốn, cô đơn nhưng Thúy không một lần thăm hỏi, không nhìn mặt con. Đến khi Thúy bị bắt, chị K. mới biết Thúy đã sống như vợ chồng với Mẫn Thị Duyên. Ngoài việc kết hôn chính thức với chị D., chị K., sống như vợ chồng với Mẫn Thị Duyên thì Thúy còn chung chạ với nhiều phụ nữ khác, sống với họ một thời gian, lừa tình, lừa tiền rồi tẩu thoát.
Khi gặp Mẫn Thị Duyên - một phụ nữ cũng từng qua một lần đò, làm nghề đồng cốt, Thúy gắn bó luôn với người phụ nữ này, bởi Thúy biết có thể lợi dụng nghề của Duyên để kiếm tiền bất chính. Với mỗi phi vụ làm giả hài cốt liệt sỹ, "nhà ngoại cảm" Nguyễn Thanh Thúy được bồi dưỡng 75 triệu đồng. Tổng số tiền Thúy được Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam tỉnh Quảng Trị "giải ngân" tổng cộng là 7,9 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thị Công tâm sự thêm: "Hai đứa chúng nó yêu nhau thật sự, tìm hiểu nhau khá lâu mới quyết định đến với nhau. Gia đình cũng ủng hộ hai đứa chứ không ngăn cản gì cả. Vì là "rổ rá cạp lại" nên gia đình chỉ làm mấy mâm người nhà chúc mừng cho hai đứa thôi. Đứa nào cũng đã một lần đò rồi nên chúng nó hiểu nhau và yêu thương nhau lắm, hai đứa đều có con rồi nên chúng nó không sinh thêm nữa".
Với số tiền hời có được từ những phi vụ làm giả hài cốt liệt sỹ, ngoài việc nuôi vợ hờ, ăn chơi, Nguyễn Thanh Thúy đã tạo dựng được một cơ ngơi tiền tỷ mà nhiều người mơ ước. Căn nhà 3 tầng mới được xây theo kiến trúc bán biệt thự nằm kề bên con ngõ nhỏ.
Phía cổng là hai con sư tử bằng đá trắng, cổng được thiết kế dạng mái Thái, lợp ngói đỏ, nóc cổng có hai con rồng hướng vào nhau. Ngoài ra "nhà ngoại cảm" Nguyễn Thanh Thúy còn sở hữu chiếc xe Toyota Land cruiser prado biển kiểm soát 31F-6102. Chiếc xe có giá trị 1,9 tỷ đồng.
Ông Mẫn Bá Thêm - Công an thôn Trác Bút cho biết: "Sự việc xảy ra gây náo loạn vùng quê, đến tận bây giờ người dân trong làng vẫn chưa hết sửng sốt. Tuy nhiên, tôi có vận động mọi người chấm dứt tình trạng bàn tán, gây mất đoàn kết tình làng nghĩa xóm. Sự việc sẽ được cơ quan công an làm rõ, xử đúng người đúng tội, đúng với các quy định của pháp luật".
Theo P.V
Đập đầu vợ cũ đến chết, lĩnh án chung thân Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh vừa tuyên phạt Nguyễn Công Tuấn, SN 1981, trú tại xã Văn Môn, huyện Yên Phong án chung thân về tội "Giết người". Theo cáo trạng, Tuấn và chị Ngô Thị Hằng (SN 1983, phường Trang Hạ, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) kết hôn năm 2001, đã có 3 con chung. Tuy nhiên, hai người...