Vụ hàng nghìn tàu mắc kẹt: Khẩn trương nạo vét biển Cửa Đại
Sáng 26/11, ông Nguyễn Văn Dũng – Phó Chủ tịch UBND TP Hội An – cho biết, những ngày qua thành phố phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành khảo sát và khẩn trương nạo vét hơn 100.000m3 cát đang vùi lấp biển Cửa Đại.
Tàu thuyền chờ ra khơi (Ảnh minh họa)
UBND tỉnh Quảng Nam đã khẩn trương huy động mọi nguồn lực tiến hành nạo vét phạm vi luồng rộng 30m, sâu 4m, dài 2km để cho tàu bè có công suất 30CV trở lên có thể ra vào. Dự kiến từ nay đến ngày 10/12, việc nạo vét sẽ hoàn thành.
Sau đợt lũ vừa qua, ước tính trên 100.000m3 cát đang vùi lấp Cửa Đại, ảnh hưởng đến việc lưu thông tàu thuyền. Tình trạng cát bồi lấp luồng Cửa Đại ngày càng trở nên nghiêm trọng khi hàng nghìn tàu cá lớn nhỏ không thể xuất bến ra khơi đánh cá. Nhiều chỗ chỉ còn 0,4m nước, nhiều tàu ra vào biển Cửa Đại bị gãy elip do mắc cạn.
Được biết bến Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam) phục vụ cho gần 2.000 tàu thuyền các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn và thành phố Hội An neo đậu, tránh trú bão.
Hà Thế An
Theo Dantri
Lo siêu bão Hải Yến, người dân Quảng Nam đổ xô mua vật liệu gia cố nhà cửa
Trước thông tin cơn bão số 14 (tức bão Hải Yến) có sức tàn phá khủng khiếp khi đổ bộ, người dân Quảng Nam đã đổ xô đến các cửa hàng vật liệu xây dựng để mua đồ về gia cố nhà cửa.
Video đang HOT
Người dân Quảng Nam đổ xô đến các cửa hàng mua vật liệu chống bão
Sáng sớm nay 9.11, hàng trăm người dân tại TP.Tam Kỳ đã đến các cửa hàng trên địa bàn để mua các thiết bị, vật liệu về chằng chống nhà cửa. Mặt hàng bao tải, dây thép, dây cáp, đinh vít bỗng nhiên đắt hàng.
Anh Nguyễn Thanh Thiên (35 tuổi, trú tại P.An Mỹ, TP.Tam Kỳ) cho biết, anh mua 120 m dây cáp với giá 800.000 đồng để về giằng mái nhà.
"Cũng tốn tiền thật, nhưng nghe đài báo bão số 14 giật cấp 17, tôi lo quá nên chỉ chờ trời sáng để đến cửa hàng mua đồ về chống bão ngay", anh Thiên nói.
Thế nhưng, do lượng người mua tăng đột biến nên đi mua hàng từ khi 6 giờ 30 phút nhưng đến 2 tiếng sau, anh Thiên vẫn chưa đến lượt thanh toán tiền.
Dây thép được nhiều người chọn mua
Loại cáp cỡ lớn khá đắt tiền nhưng người dân vẫn tranh nhau mua
Các loại vật liệu gia cố nhà tại TP.Tam Kỳ chưa bao giờ "sốt" như trong ngày 9.11
Vì khách quá đông nên phải lần lượt thanh toán tiền
Người dân Tam Kỳ khẩn trương xúc đất cát để chằng chống nhà cửa
Hàng chục người dân đến cạnh cầu Kỳ Phú (TP.Tam Kỳ) để lấy cát
Giúp nhau chằng chống nhà
Chủ hiệu buôn Phi Cúc (trên đường Phan Chu Trinh, TP.Tam Kỳ) mồ hôi chảy ròng vì khách quá đông, nói: "Mấy cơn bão trước, người mua thưa thớt lắm. Nhưng nghe cơn bão số 14 quá mạnh nên người mua tăng lên. Ngớt khách, tôi cũng phải chằn chống lại quán rồi đi tránh bão".
Trong khi đó, tại các vùng ven biển như Hội An, Duy Xuyên, Điện Bàn, Núi Thành... người dân cũng đang khẩn trương dùng các bao tải cát để chằng mái nhà.
Cạnh cầu Kỳ Phú (TP.Tam Kỳ), hàng chục người dân kéo đến để xúc đất cát về gia cố mái nhà. Dọc bờ biển Tam Thanh, quán sá đã đóng cửa kín mít, tàu thuyền loại nhỏ đã được ngư dân kéo vào sát khu dân cư.
Trước tối ngày 9.11, hàng ngàn hộ dân sống tại các vùng ven biển như Duy Hải, Duy Nghĩa (H.Duy Xuyên), Tam Thanh (TP.Tam Kỳ), Cửa Đại (Hội An)... sẽ được di dời đến những nơi an toàn.
Tại huyện Tây Giang, chính quyền địa phương cũng đang thực hiện phương án di dời các hộ dân tại xã Dang, Ch'Ơm, A Tiêng... Huyện Nam Giang đã lập sở chỉ huy tiền phương để chỉ đạo việc ứng phó với cơn bão số 14.
UBND huyện Đông Giang cũng đã có chỉ đạo nghiêm cấm người dân qua lại những khu vực nguy hiểm, dễ bị nước cuốn như: ngầm Dốc Rùa (xã A Ting), cầu Sông Vàng (xã Ba), cầu Lấy - Nà Hoa (xã Tư)...
Theo TNO
Một cô gái nhảy cầu Câu Lâu tự tử Chiều 25 -10, ông Nguyễn Đức Thu, chủ tịch UBND xã Điện Phương (huyện Điện Bàn, Quảng Nam) xác nhận tại cầu Câu Lâu nối 2 huyện Điện Bàn và Duy Xuyên vừa có một phụ nữ nhảy cầu tự tử. Theo ông Thu cho biết, sự việc xảy ra vào khoảng 14h30 chiều nay. Một người phụ nữ được xác định danh...