Vụ hàng chục tiểu thương “vây kín” trụ sở tiếp dân: Khó giải quyết dứt điểm?
Các cơ quan chức năng đã có câu trả lời về vấn đề tiểu thương chợ An Cựu (phường Phú Hội) lên vây kín” trụ sở tiếp dân UBND TP Huế ngày 18/7 vừa qua. Nhưng xem ra vụ việc khó giải quyết dứt điểm với sự không cương quyết từ phía chính quyền.
Liên quan đến vụ hàng chục tiểu thương vây kín trụ sở tiếp dân của UBND TP Huế để đòi gặp Chủ tịch TP Huế vì bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi khi buôn bán tại chợ An Cựu. Nguyên do là vì bị các tiểu thương khác không đóng thuế đến buôn bán tự do, tràn lan ở các đường xung quanh chợ, gây nên sự cạnh tranh không lành mạnh. Ở buổi giao ban báo chí về tình hình kinh tế xã hội của UBND TP Huế chiều 23/7, các cơ quan chức năng liên quan đã trả lời về việc này.
Theo bà Lê Thị Thanh Tâm, Chủ tịch UBND phường Phú Hội vào năm 2014, đã có 60 tiểu thương trong chợ An Cựu đến trụ sở phường gặp chủ tịch cũng vì việc trên.
Thời điểm đó, sau khi phường triển khai những giải pháp quyết liệt, tình hình tạm lắng xuống. Nhưng đến năm nay, các tiểu thương tự do lại buôn bán, lấn chiếm trở lại.
Phường dự định sẽ tiếp tục giải quyết việc trên, để tạo sự yên tâm cho những bà con đã đăng ký đầy đủ thủ tục trong chợ An Cựu.
Các hộ bán cá tự do lấn chiếm vỉa hè và không đóng thuế ở sát chợ An Cựu ảnh hưởng nặng đến tình hình kinh doanh của các hộ ở phía trong chợ
Ông Nguyễn Sơn, Phó Ban Quản lý chợ An Cựu cho hay, sự việc trên diễn ra âm ỉ từ 6 năm qua, căng thẳng thì đã 3 năm nay nhưng đang khó giải quyết dứt điểm. Dù đã được bàn tới nhiều, ban quản lý chợ đã giải quyết nhiều lần nhưng vẫn chưa như mong muốn.
Video đang HOT
“Các tiểu thương tới bán cá không đóng thuế ở đường Đặng Văn Ngữ sát chợ đã bị chúng tôi mời về họp không được bán nữa. Họ đồng ý không bán, được vài bữa, vài tháng lại xách rổ ra bán lại.
Một vấn đề mới đang phát sinh là các tiểu thương bán cá tự do, hiện lại vào thuê ở nhà dân bên đường, rồi đưa hàng ra bán ở ngoài. Khi nào có lực lượng chức năng kiểm tra thì đem hàng vô nhà tránh. Một số hàng vải tự do ở xung quanh các đường cũng đang nổi lên tương tự như hàng cá trên, thật sự chúng tôi rất khó giải quyết dứt điểm, đang phải nhờ thành phố giúp” – ông Sơn nói với vẻ bất lực.
Họp báo tình hình kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm 2015 của UBND TP Huế
Trước vấn đề khá “đau đầu” này, ông Nguyễn Đăng Thạnh, Phó Chủ tịch UBND TP Huế cho biết thành phố sẽ tiếp tục giải quyết trong thời gian tới.
Chưa biết đến lúc nào câu chuyện trên sẽ được chính quyền làm “tới nơi tới chốn”, nhưng thời gian này các tiểu thương đòi hỏi quyền lợi chính đáng vẫn đang bị ảnh hưởng, thiệt hại kinh tế rất nhiều.
Đại Dương
Theo Dantri
Lừa các sư thầy để bán tượng đồng giả cổ với giá "cắt cổ"
Nhóm này dùng đất bùn bôi lên tượng Phật rồi nói là đồ cổ vừa được phát hiện dưới các công trình xây dựng, đem bán tại các ngôi chùa với giá 4-6 triệu đồng/bộ
Chiều 15/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Huế cho biết, đơn vị vừa làm rõ nhóm 8 đối tượng chuyên lừa các sư thầy ở nhà chùa để bán tượng Phật bằng đồng với giá "cắt cổ" để thu lợi bất chính.
Các đối tượng trong băng nhóm lừa bán tượng Phật giá cắt cổ.
Nhận định việc đưa tượng Phật đồng ra các tỉnh miền Trung bán sẽ lời đậm nên ngày 3/7, băng nhóm này từ Tây Ninh ra Huế thuê nhà nghỉ Bình An ở gần bến xe phía Bắc TP Huế trú ngụ.
Công an TP Huế lấy lời khai các đối tượng.
Nhóm đối tượng này gồm: Nguyễn Minh Sang; Trần Văn Thiện; Lê Hoài Phong; Lê Đức Thành; Nguyễn Lộc Tuyên; Phạm Văn Bích; Nguyễn Văn Chung; Đặng Văn Trường (đều từ 30 đến 35 tuổi, cùng trú các huyện Gò Dầu, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh).
Tượng Phật bằng đồng bị bôi bẩn để giả đồ cổ bán giá cao.
Do có móc nối từ trước nên khi đến Huế, chúng đã nhiều lần nhận các lô hàng gồm 4 tượng Phật tổ; 7 tượng quan âm lớn; 11 tượng quan âm nhỏ; cùng hàng chục hồ lô và ấm trà các loại (bằng đồng, giá từ 600.000 đến 1,2 triệu đồng/cái) do một đối tượng từ Bình Định gửi ra.
Để bán được giá cao, băng nhóm này dùng đất bùn bôi lên tượng Phật rồi nói là đồ cổ vừa được phát hiện dưới các công trình xây dựng. Sau đó đem đến các ngôi chùa ở Quảng Trị và Huế bán với giá từ 4 đến 6 triệu đồng/1 bộ.
Ngày 13/7, băng nhóm của Sang đưa những tượng Phật còn lại lên chùa Hải Đức (ở TP Huế) để bán thì bị các sư thầy phát hiện và báo công an bắt giữ. Qua khám xét, công an TP Huế thu giữ 30 triệu đồng, nhiều tượng Phật bằng đồng giả đồ cổ, 6 ĐTDĐ, 3 xe máy, 27 cuộn dây điện từ các đối tượng.
Hiện Công an TP Huế đang tiến hành mở rộng điều tra vụ án./.
Theo Anh Khoa
Theo_VOV
Vụ "ém" hơn 17.000 lô đất: Thanh tra Chính phủ vào cuộc Chủ tịch TP Đà Nẵng - ông Huỳnh Đức Thơ - cho hay, Thanh tra Chính phủ đã đăng ký làm việc với TP về vụ báo cáo không trung thực hơn 17 ngàn lô đất tái định cư. Trong phiên trả lời giải trình thêm với các đại biểu tại kỳ họp thứ 14 HĐND Đà Nẵng khóa VIII vào chiều ngày...