Vũ Hán oằn mình chống lũ lụt
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã trải qua ít nhất bảy đợt mưa lớn kể từ đầu tháng 6 tới nay.
Lượng nước mưa trung bình đo được trong mỗi đợt là 55,3cm đã khiến nhiều thành phố thuộc tỉnh Hồ Bắc ngập lụt, và buộc chính quyền địa phương phải nâng mức ứng phó khẩn cấp lên cấp hai trong thang 4 cấp độ ứng phó bão lũ.
Tại Vũ Hán chiều 9/7, nhiều công nhân được chính quyền địa phương thuê đã đắp nhiều bao cát bên bờ sông Dương Tử để đối phó mực nước sông có thể dâng cao. Gần đó, hàng chục người đang hối hả đóng các cổng của bến phà và xây một bức tường gạch tạm thời được phủ thảm cỏ khô và bao cát ở đằng sau, trong khi các quan chức đứng tại nhiều điểm quan sát được bố trí dọc bờ sông để theo dõi mực nước dâng cao.
“Mực nước đang dâng rất nhanh. Mực nước hôm 8/7 mới chỉ tới mắt cá chân tôi, còn hôm nay thì đã lên tới tận đầu gối”, một công nhân giấu tên trả lời phỏng vấn SCMP nói.
Chính quyền Vũ Hán cũng đã ra lệnh đóng cửa 188 bến phà, những hoạt động các cảng sông và triển khai hơn 12.000 người để tuần tra tại nhiều điểm có nguy cơ cao dọc theo sông Dương Tử và các vùng phụ lưu.
“Vũ Hán vừa mới hết dịch bệnh, và giờ lại tới lụt lội. Đây đúng là một năm ‘ thảm họa’. Lụt lội khắp mọi nơi, chỗ nào tôi nhìn thấy cũng là nước cả. Hiếm khi tôi thấy chuyện như vậy. Tôi hy vọng chúng tôi có thể vượt qua được thời gian này”, cư dân Mei Renxiang nói.
Số liệu thống kê từ Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc tính tới 14h chiều 10/7 cho biết, đã có gần 34 triệu người dân nước này chịu ảnh hưởng do tình trạng mưa kéo dài hơn một tháng qua. Trong đó, 23.000 ngôi nhà bị hư hại hoặc bị nước cuốn trôi, gần ba triệu hecta đất canh tác bị úng ngập, và hơn 140 người thiệt mạng và mất tích. Tổng thiệt hại về kinh tế gây ra bởi mưa lũ tại Trung Quốc hiện đã lên tới gần 10 tỷ USD.
Một điểm cảnh báo lũ tại Vũ Hán bị ngập. Ảnh: SCMP
Đắp bao cát ngăn lũ tại một bến phà ở Vũ Hán. Ảnh: SCMP
Video đang HOT
Danh thắng miếu Long Vương chìm trong biển nước. Ảnh: Báo Nhân dân Trung Quốc
Một cảnh sát giao thông phân luồng tại nơi ngập lụt. Ảnh: Cảnh sát giao thông Vũ Hán
Biển báo nguy hiểm được gắn tại nơi úng ngập. Ảnh: Chinanews
Mực nước sông Hán Khẩu tại Vũ Hán đã dâng lên mức báo động. Ảnh: Chinanews
Vũ Hán dỡ lệnh phong tỏa, nhưng người dân vẫn 'đi dễ khó về'
Hơn hai tuần kể từ khi Vũ Hán chính thức dỡ bỏ lệnh phong tỏa vào ngày 8/4, chính quyền Vũ Hán vẫn đang rất thận trọng trong việc quản lý người ra vào thành phố.
Lệnh phong tỏa Vũ Hán được dỡ bỏ. Các nhà báo cũng được phép vào thành phố này để đưa tin. Trong ảnh là hai phóng viên Olivia Zhang và Sam McNeil nghỉ ngơi bên bờ sông Dương Tử ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Đối với nhà báo Sam McNeil, việc đến Vũ Hán dễ dàng hơn rất nhiều so với việc phải mua vé tàu, xét nghiệm virus, lấy mã xanh, chấp thuận từ khu phố và nộp đơn theo dõi điện tử để có thể về Bắc Kinh. Ảnh: AP.
Đi đến Vũ Hán rất dễ dàng vì nơi này gần như không còn ca nhiễm mới và hạn chế đi lại được nới lỏng. Tuy nhiên, ra khỏi thành phố này là việc khó khăn hơn rất nhiều. Trong ảnh là các hành khách đến từ Vũ Hán xếp hàng vào nơi họ sẽ thực hiện cách ly ở Bắc Kinh vào ngày 15/4. Ảnh: AP.
Hàng trăm nghìn người đang cố gắng rời khỏi Vũ Hán sau khi bị mắc kẹt trong nhiều tháng tại đô thị 11 triệu người này. Chính quyền địa phương vẫn chưa tìm ra cách để cư dân có thể rời đi một cách an toàn. Hiện họ cần ba loại giấy tờ để có thể rời khỏi thành phố này: mã sức khỏe màu xanh, phê duyệt của nơi cư trú và kết quả xét nghiệm virus gần nhất. Trong ảnh là hành khách từ Vũ Hán ở ga tàu Bắc Kinh. Ảnh: AP.
Các nhà báo quốc tế đã bắt đầu quay lại Vũ Hán. Rất ít khách sạn tại đây nhận khách người nước ngoài và mỗi khu phố có những quy định khác nhau. Một số nơi buộc nhà báo phải làm xét nghiệm nhiều lần và cách ly trong 48 giờ. Trong ảnh là các nhân viên chính phủ trong trang bị bảo hộ đầy đủ hướng dẫn hành khách đến từ Vũ Hán kiểm tra y tế ở Bắc Kinh. Ảnh: AP.
Trước khi trở về Bắc Kinh, các nhà báo phải đến một bệnh viện địa phương và trả khoảng 40 USD để làm xét nghiệm virus. Kết quả sẽ có sau 48 giờ. Trong ảnh là một khách du lịch đến từ Vũ Hán đang xếp hàng chờ kiểm tra y tế trong một phòng triển lãm được chuyển đổi để phục vụ việc chống Covid-19 ở Bắc Kinh. Ảnh: AP.
Để được khu phố ở Bắc Kinh cấp phép cho quay về khó hơn nhiều. Một số nơi cho phép cách ly tại nhà, những nơi khác yêu cầu người trở về phải chi khoảng 700 USD để cách ly 14 ngày trong các phòng khách sạn nhỏ. Trong ảnh là các nhân viên chính phủ đứng bên ngoài một chiếc lều màu xanh được sử dụng để điều phối người từ Vũ Hán đến các địa điểm cách ly được chỉ định ở Bắc Kinh. Ảnh: AP.
Khi có được mã sức khỏe màu xanh trên ứng dụng và được khu phố đồng ý, người dân sau đó có thể nộp đơn xin chính quyền thành phố Bắc Kinh cho phép trở về. Nếu thành công, người dân sẽ nhận được một tin nhắn điện thoại với một liên kết mua vé tàu bí mật. Liên kết này sẽ hết hạn sau hai giờ. Trong ảnh là công nhân mặc đồ bảo hộ đầy đủ đứng trong một bãi đậu xe của nhà ga phía Tây ở Bắc Kinh, Trung Quốc để hỗ trợ việc kiểm dịch hành khách đến từ Vũ Hán. Ảnh: AP.
Một hành khách đeo kính bảo hộ và khẩu trang trong khi chờ tàu đến Bắc Kinh từ ga tàu ở Vũ Hán ngày 15/4. Ảnh: AP.
Nếu muốn vào những nơi công cộng như công viên, người dân phải xuất trình mã sức khỏe màu xanh trên ứng dụng. Trong ảnh là người dân đi bộ trong công viên cạnh bờ sông Hán Khẩu khi cuộc sống trở lại bình thường. Ảnh: Financial Times.
Phương tiện giao thông bắt đầu đông đúc lại trên đại lộ Jiefang sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 14/4. Ảnh: Reuters.
Như Trần
Lũ ngày càng dâng cao, nhiều thành phố ven Dương Tử báo động đỏ Một loạt thành phố ven sông Dương Tử, hay Trường Giang, của Trung Quốc đã buộc phải ban bố báo động đỏ tới người dân do tình hình lũ lụt diễn biến ngày một xấu đi. Một thành phố của Trung Quốc ngập trong nước lũ. Ảnh: News.cn BritishHerald cho biết 4 thành phố gồm Hàm Ninh và Kinh Châu (tỉnh Hồ Bắc)...