Vụ hai mẹ con chết thảm vì cháy gas: Quá lơ là kiểm tra PCCC
Cửa hàng gas Phú Vinh (thôn Văn Trì, xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, Hà Nội) xảy cháy làm 2 người chết, đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn PCCC – đại diện cơ quan PCCC khẳng định.
Cơ quan công an chưa thu được dụng cụ chiết nạp gas tại hiện trường
Chưa phát hiện chiết nạp gas trái phép
Một ngày sau vụ xảy cháy cửa hàng gas Phú Vinh, chiều 12-12, PV ANTĐ đã trở lại hiện trường vụ tai nạn thương tâm. Con ngõ qua cửa hàng vắng lặng, lâu lâu mới có người qua lại. Họ liếc nhanh vào hiện trường ám khói đen kịt đang khóa ngoài, rồi cắm cúi đi thẳng.
Theo người dân ở đây cho biết: 55 bình gas xảy cháy đã được Công ty TNHH Dầu khí Gia Định (xã Quất Động, Thường Tín, Hà Nội) – đơn vị cung cấp gas cho cửa hàng đến chuyển đi. Anh Vương Quốc Đoàn – một người quen biết chủ của hàng gas thông tin: cửa hàng này làm đại lý cho nhiều hãng gas khác nhau. “Gia đình tôi thường 2 tháng mới dùng hết bình gas. Một lần gọi thử gas của cửa hàng này, nhưng lửa cháy đỏ, gas dùng 1 tháng đã hết. Có lẽ vì thế ít nhà dân ở đây dùng gas cửa hàng này”.
Liên quan đến vụ cháy, Thượng tá Nguyễn Quang Thuyên – Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC Cầu Giấy cho biết: Quá trình khám nghiệm hiện trường, đến nay cơ quan công an chưa thu giữ được dụng cụ chiết nạp gas trái phép tại cửa hàng này.
Video đang HOT
Vụ cháy nhiều khả năng do rò rỉ khí gas
Không cháy mới lạ!
Thông tin khiến nhiều người bất ngờ, cách đây hơn 1 năm, cửa hàng gas Phú Vinh đã được cơ quan chức năng cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn PCCC. Anh Nguyễn Huy Việt (1979) – chủ cửa hàng gas cũng được cấp giấy chứng nhận đã tập huấn an toàn PCCC. Lạ ở chỗ, khi bật bếp nấu ăn anh này lại không phát hiện ra khí gas rò rỉ nên xảy ra vụ cháy đáng tiếc, khiến vợ và con trai 8 tháng tuổi tử vong.
Thực tế cho thấy, vi phạm về PCCC tại các cửa hàng kinh doanh gas trên địa bàn Hà Nội diễn ra lâu nay, dư luận nhiều lần lên tiếng nhưng vi phạm vẫn gia tăng. Ở nhiều cửa hàng gas, người dân dễ dàng bắt gặp các nhân viên đun nấu, thắp hương thờ cúng, hút thuốc bất chấp quy định. Kết quả kiểm tra an toàn PCCC 62 cửa hàng kinh doanh gas, trên địa bàn 2 quận trung tâm Thủ đô là quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng, cuối tháng 11-2011 cho thấy rõ các vi phạm: 100% cửa hàng kinh doanh gas ở 2 địa bàn trên không thẩm duyệt PCCC; hầu hết các cửa hàng không có cửa thoát hiểm thứ 2; nhân viên nhiều cửa hàng chưa được tập huấn nghiệp vụ PCCC, còn tình trạng nấu ăn, dùng lửa trần tại cửa hàng…
Về vấn đề này, đại diện Sở Cảnh sát PCCC cho biết: Theo quy định, các cửa hàng kinh doanh gas xây mới phải đảm bảo các yêu cầu về PCCC. Tuy nhiên, do nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh gas thuê nhà dân mở cửa hàng, không xây mới nên “khó” cải tạo, sửa chữa cửa hàng đảm bảo các quy định. Từ thực tế đó, gần 10 năm nay, Sở Cảnh sát PCCC (trước đây là Phòng Cảnh sát PCCC CATP Hà Nội), đã chuyển sang cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn PCCC cho các cơ sở này, do không đủ điều kiện thẩm duyệt, nghiệm thu PCCC. Các quy định để được cấp Giấy chứng nhận khá chặt chẽ. Cửa hàng kinh doanh gas phải lắp đặt hệ thống điện an toàn, chống nổ; đảm bảo 2 lối thoát nạn; cấm sử dụng ngọn lửa trần trong cửa hàng. Song do việc kiểm tra không thường xuyên nên vi phạm là khó tránh – đại diện cơ quan PCCC Hà Nội thừa nhận.
Theo ANTD
Nỗi lo sống cạnh kho 'bom' sau những vụ nổ gas
Sau hàng loạt tai nạn cháy nổ do rò gas, nhất là vụ cháy lớn tại Hà Nội dẫn đến cái chết của hai mẹ con chủ đại lý gas, nhiều người dân đang sống cạnh những "kho bom nổ chậm" như thế thấp thỏm lo lắng.
Chủ nhà thừa nhận đêm xảy ra tai nạn đã tiến hành sang chiết gas, có thể khí gas rò gây cháy nổ.
Tai nạn trên làm dấy lên nỗi lo lắng về nguy cơ mỗi đại lý, cửa hàng kinh doanh gas có thể trở thành một "kho bom nổ chậm" có thể phát hỏa chỉ vì một sơ suất nhỏ. Nhất là hầu hết điểm kinh doanh gas đều tổ chức sang chiết trái phép ngay tại chỗ.
Bà Thìn (quận 10, TP HCM), nhà ở sát vách một cửa hàng kinh doanh gas lớn cho biết, mỗi lần thấy hàng xóm rục rịch tiến hành sang chiết gas là gia đình bà lại thấp thỏm lo lắng đứng ngồi không yên. Bà kể: "Mỗi khi ngửi mùi gas hay nghe tiếng xì xì là mọi người không dám ở trong nhà. Cả nhà tôi phải tìm nơi đi ra ngoài chứ không dám ở nhà, sợ phát nổ".
Còn ông Trung sống gần đó cũng kể, cách đây hơn một năm cửa hàng này cũng xảy ra xì gas làm bà con xung quanh một phen hốt hoảng. "Ai cũng hú vía chạy ra khỏi nhà, cũng may chưa cháy nổ gì. Sau vụ đó mọi người xung quanh cũng nhắc nhở chủ cửa hàng cẩn trọng hơn", ông Trung nói.
Trong con hẻm nhỏ dân cư đông đúc thuộc đường Nguyễn Tri Phương (quận 5, TP HCM) có đến mấy cửa hàng lớn nhỏ sang chiết và bán bình gas đủ loại. Trong đó một cửa hàng còn kiêm thêm bán vật liệu xây dựng, thiết bị điện.
Anh Hào, một người dân sống tại đây cho biết, hầu hết tiệm gas đều sang chiết gas mini tự phát và làm bằng tay với các phương pháp thủ công. Anh kể: "Hồi trước họ còn dùng gas để bơm hộp quẹt, giờ thì bơm từ bình lớn sang bình nhỏ cũng chỉ bằng tay với kìm, mỏ lết, nhiều khi trông thấy mà lo".
Tiệm gas được bố trí ngay tại khu dân cư khiến nhiều người sống cạnh lo lắng. Ảnh: Thi Trân
Theo thống kê của Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn TP HCM, thành phố hiện có 986 cửa hàng kinh doanh gas, 24 trạm chiết gas, 64 công trình có hệ thống gas trung tâm. Hầu hết các cơ sở này nằm giữa khu dân cư đông đúc, cá biệt có những cửa hàng sang chiết gas tự phát thiếu điều kiện đảm bảo an toàn.
Ví dụ như trên đường Thành Thái, Tô Hiến Thành (quận 10), một số cửa hàng kinh doanh gas được bố trí trong không gian chật chội, nằm sát vách nhà dân hoặc các cửa tiệm kinh doanh khác.
Nhiều cửa hàng tạp hóa kiêm bán bình gas và sang chiết gas trong một không gian nhỏ hẹp không đảm bảo đúng những quy định của Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn. Ví dụ như tổng diện tích tối thiểu 25m2; phòng bày bán tối thiểu 12m2; kho chứa (nếu có) tối thiểu 10m2; khu vực nhà thuộc cửa hàng có bậc chịu lửa II; tường nhà nhẵn không có khe hở, vết nứt, vết lồi lõm; mái nhà chống được mưa, bão, chống nóng, thông thoáng, có ít nhất một cửa thoát nạn (ngoài cửa chính)...
Theo ông Trần Triều Dương, Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn TP HCM, tất cả vụ cháy nổ xảy ra thời gian qua gây bỏng nhiều người, nhà cửa đổ nát; bên cạnh nguyên nhân do sự bất cẩn trong sử dụng bếp gas còn do tình trạng sang chiết gas trái phép ở các cửa hàng kinh doanh.
Điển hình là vụ cháy tại đại lý gas Hiệp Phát (phường 5, quận Gò Vấp) ngày 15/4/2010 làm bị thương 12 người. Nguyên nhân khí gas rò lúc tiến hành sang chiết gas dẫn đến cháy nổ. Một cửa hàng gas ở quận 8 cũng bùng cháy do rò khí gas khi sang chiết làm 3 người bị thương, thiệt hại ước tính khoảng 400 triệu đồng.
Nghị định 107 của Chính phủ đã quy định về khoảng cách an toàn tối thiểu từ bồn chứa đến công trình, tòa nhà, văn phòng và giữa các bồn chứa đối với những cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng. Cụ thể, khoảng cách tối thiểu giữa bồn chứa khí hóa lỏng dung tích dưới 0,5 m3 đến công trình hoặc tòa nhà lân cận từ 1,5 m (bồn đặt nổi) đến 3 m (bồn đặt chìm), 15 m đối với bồn từ 7,6 đến dưới 114 m3... Tuy nhiên trên thực tế các cơ sở kinh doanh khí gas hiện nay vẫn chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy chuẩn kỹ thuật này.
Xem quy định của Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn về an toàn trong kinh doanh, kho chứa và sử dụng khí gas .
Theo VNEXpress
Công ty phân phối sẽ hỗ trợ nạn nhân vụ nổ gas Trong một diễn biến mới nhất liên quan đến vụ nổ gas khiến hai người tử vong tại Từ Liêm, đại diện công ty phân phối gas cho cửa hàng Phú Vinh vừa chính thức lên tiếng. Theo đó, công ty Trách nhiệm hữu hạn Dầu khí Gia Định sẽ chờ kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra. Đại diện công...