Vụ hai bố con chết cháy ở Hà Nội: Hé lộ bức di thư trên tường
TS. Dương Thanh Biểu, nguyên Phó viện trưởng Viện KSND Tối cao cho rằng, tạm ứng bồi thường là thể hiện sự cầu thị của cơ quan làm sai
Về cơ bản, căn cứ để tính mức bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn hiện nay là luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009, Nghị định số 16/2010/NĐ-CP của Chính phủ và các Thông tư.
Theo đó, những nội dung ông Chấn có thể được xem xét bồi thường, gồm: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; thiệt hại do tổn thất về tinh thần; thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe; tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu… Khi nào hai bên thỏa thuận xong, có văn bản lên, VKSND Tối cao sẽ trình Bộ Tài chính, cấp tiền về và thực hiện chi trả. Luật không quy định về việc tạm ứng tiền bồi thường.
TS. Dương Thanh Biểu.
Trường hợp tại Sóc Trăng, việc cơ quan tiến hành tố tụng tạm ứng tiền bồi thường là rất hay và đáng hoan nghênh. Bởi, biện pháp này đã phần nào giải quyết những khó khăn trước mắt cho những người bị hàm oan. Thông thường, thủ tục để bồi thường oan sai sẽ tiến hành rất lâu, bởi cơ quan chức năng sẽ xét duyệt rất kỹ, qua nhiều khâu để đảm bảo tính chính xác nhất. Ví dụ, chi phí thực tế, nằm viện bao lâu, đi xe bao nhiêu, thiệt hại về sức khỏe, tinh thần… Thế nên, nếu chờ đến khi lấy toàn bộ số tiền bồi thường sẽ rất gian nan.
Trong thời gian đó, nếu có một số tiền tạm ứng sẽ giúp ích rất nhiều cho người bị oan sai. Thử nghĩ, nếu cứ để họ chờ đợi mòn mỏi sẽ khiến họ càng lâm vào cảnh khó khăn, bi đát. Việc tạm ứng sẽ động viên họ rất lớn, khiến họ càng cảm phục sự quyết tâm và cầu thị của những cơ quan làm sai.
Video đang HOT
Tôi đánh giá cao động thái nhanh chóng của các cơ quan tố tụng tại Sóc Trăng. Nếu ngân sách cơ quan không có, VKS có thể vay ở các cơ quan khác để tạm ứng. Việc tạm ứng tiền bồi thường không chỉ góp phần chia sẻ khó khăn với người bị hàm oan mà còn thể hiện trách nhiệm của người làm sai với những nạn nhân. Trong luật cũng cần có cái tình.
Vẫn biết, không bao giờ có thể “bồi thường” được hết những gì mà ông Chấn và người thân phải gánh chịu. Nhưng việc sớm xác định, thực hiện bồi thường oan sai theo các quy định của pháp luật trong vụ án này sẽ phần nào bù đắp, xoa dịu bớt nỗi đau cho người dân. Nếu pháp luật quy định thêm về điều này, tôi nghĩ cũng rất tốt.
Việc làm thấu tình, đạt lý ấy còn góp phần ngăn chặn những hành vi lạm dụng quyền lực, khắc phục tình trạng năng lực yếu kém của một bộ phận không nhỏ cán bộ, viên chức trong hệ thống các cơ quan tư pháp hiện nay. Không những thế, nó còn giúp hạn chế oan sai trong tố tụng hình sự như mục tiêu chiến lược cải cách tư pháp đang được Đảng, Nhà nước ta quyết tâm thực hiện.
NHÓM PV
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Viện trưởng Viện KSND Tối cao nói gì về kỳ án vườn mít?
Kỳ án vườn mít có tình tiết mà đại biểu Quốc hội Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) đưa ra là có nhân chứng đứng ra làm chứng cho Lê Bá Mai, nhưng các cơ quan tố tụng lại không chấp nhận.
Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình có lý giải việc này tại hành lang Quốc hội chiều nay.
- Thưa ông vụ án Lê Bá Mai có còn cơ sở xem xét lại bởi như đại biểu Bùi Mạnh Hùng đề cập, có người sẵn sàng đứng ra làm chứng?
- Cho tới giờ này tôi chưa thấy một cơ sở mới nào. Liên quan tới vụ việc này, tôi cũng đã có trả lời đại biểu Bùi Mạnh Hùng. Chị Nguyễn Thị Hảo (56 tuổi, đang ở Tân Yên, Bắc Giang) cũng đề nghị làm nhân chứng của vụ án, tuy nhiên các cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định đấy không phải là tình tiết mới để tiến hành tái thẩm, bởi quá trình giải quyết vụ án cơ quan điều tra đã làm việc với chị Hảo.
Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình.
Toan canh "ky an Vươn mit"
Tình tiết này không làm thay đổi bản chất vụ án. Chị Hảo không phải người biết trực tiếp vụ án. Chúng tôi làm việc trực tiếp với chị ấy, chị khai ngày 12-15 chị không biết gì về vụ án, sáng 16 chị thấy đông người đi ra hiện trường thì lúc ấy chị mới biết về vụ việc. Những thông tin biết sau khi sự việc phạm tội xảy ra không thể làm căn cứ cho những việc trước đó được.
Một thời gian sau chị có biết việc anh Điểu Nguôi tối ngày 15 nói đi câu cá. Giả sử thông tin đó là thực thì cháu Út đã bị giết trước đó ngày 12 rồi. Nghi ngờ Điểu Nguôi xuất hiện thời gian đó là hung thủ của vụ án là không có cơ sở. Lời khai của chị Hảo cũng có nhiều mâu thuẫn. Chị Hảo có nói ghi được các cuộc ghi âm, nhưng máy ghi âm thì không còn, các cuộc ghi âm đó thì chỉ có một mình chị biết, không có ai làm chứng cả. Kết quả xác minh thì những người được hỏi, được ghi âm người đã chết, người thì nói tôi không nói chuyện với chị ấy. Vì thế, tôi xin khẳng định lại rằng đây không phải chứng cứ để xem lại vụ án.
- Sau khi Tòa tuyên Lê Bá Mai mức án chung thân, đến nay đã có bao nhiêu lá đơn kêu oan, thưa ông?
- Trong số 13 đơn kêu oan cho Lê Bá Mai mà chúng tôi nhận được thì cha Lê Bá Mai (ông Lê Bá Triệu) gửi 6 đơn. Có thể Lê Bá Mai gửi đơn nhưng đã đi đâu đó nhưng đến giờ vì lý do gì đó chúng tôi chưa nhận được. Chúng tôi đã tiếp cha của Lê Bá Mai tại trụ sở VKSND Tối cao, chúng tôi sẽ có văn bản trả lời đầy đủ 13 lá đơn này.
- Có vấn đề mà TS Vũ Đức Khiển và nguyên Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thị Hoài Thu đặt ra trong vụ án của Lê Bá Mai, xin ông nói rõ hơn đó là điều gì?
- Có những việc đúng là do sai sót trong quá trình điều tra. Tôi nói ví dụ như khi khám nghiệm hiện trường, khi phát hiện dấu vết xe máy ở hiện thì cơ quan khám nghiệm phải dùng thạch cao để in, rồi đem đi khám nghiệm. Có thể ở Bình Phước do thiếu thốn gì đó đã không làm, thay vào đó họ đã chụp ảnh. Nhưng từ bức ảnh đó cũng đã cho thấy xe máy có thể vào tới đây. Chị Hảo cũng khai ngày 16 đã cùng một người đi xe máy vào hiện trường. So sánh bản ảnh và lốp xe của Lê Bá Mai thì cơ quan kỹ thuật hình sự Bộ Công an khẳng định có sự trùng khớp. Như vậy mặc dù không có thạch cao nhưng thông tin từ bản ảnh cũng nói lên được điều gì đó...
- Thưa ông, Lê Bá Mai từng được tuyên vô tội thả tự do, xong sau đó lại tuyên có tội phạt tù chung thân. Nếu đúng là bị cáo này có tội thì những người tuyên án vô tội có bị xem xét xử lý?
- Hiện chúng ta chưa bàn tới việc đó, chưa bàn tới việc xem xét trách nhiệm của những người liên quan trong vụ Lê Bá Mai. Nếu có sơ suất trong giai đoạn nào của tố tụng thì tất cả các cơ quan đều phải kiểm điểm rút kinh nghiệm. Việc khám nghiệm như đã tôi nói sẽ phải rút kinh nghiệm, công tác truy tố, xét xử, kiểm sát cũng phải rút kinh nghiệm. Trách nhiệm lớn nhất là các anh đã để vụ án này kéo quá dài.
Theo Dân Việt
Kỳ án "vườn mít": Không xác định bà Hảo là người làm chứng Các cơ quan tiến hành tố tụng không xác định bà Hảo là người làm chứng trong vụ án, vì bà Hảo không phải là người trực tiếp biết về vụ án, không giải thích được một cách có căn cứ về những tình tiết của vụ án. Theo tin tức báo Thanh Niên: Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao vừa...