Vụ Hà Văn Thắm: Lái xe không biết tại sao có 250 tỷ đồng góp vốn
Tại phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và đồng phạm sáng nay (1.3), Hội đồng xét xử đã thẩm vấn ông Trần Văn Bình. Ông này khai là lái xe của Phạm Công Danh – nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng, được ông Danh nhờ đứng tên hộ làm Tổng giám đốc.
Bị cáo Hà Văn Thắm.
Tại phiên xử sáng nay, Hội đồng xét xử tiếp tục làm rõ việc Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank) với Công ty TNHH một thành viên thương mại và dịch vụ Trung Dung (Công ty Trung Dung), thực chất là cho Phạm Công Danh vay 500 tỷ đồng với các tài sản đảm bảo không đủ điều kiện.
Công ty Trung Dung có một thành viên là ông Trần Văn Bình giữ chức vụ Tổng giám đốc có góp vốn 250 tỷ đồng, tương đương 100% vốn điều lệ. Khi được tòa thẩm vấn, ông Bình cho biết, thực chất công việc là lái xe cho Phạm Công Danh. Ông không biết tí gì về khoản góp vốn điều lệ tại Công ty Trung Dung, nơi ông đứng tên Tổng giám đốc. Ông này cũng không biết gì về hoạt động của Công ty Trung Dung, được bảo gì thì làm đấy.
Về hồ sơ vay 500 tỷ đồng được ông Bình ký, nhưng ông khai không biết mục đích vay vốn, không đọc hồ sơ vay vốn. Sau khi ký xong thì hồ sơ đưa cho kế toán của Công ty TNHH một thành viên Tập đoàn Thiên Thanh (Phạm Công Danh làm Chủ tịch HĐQT). Về nguồn tiền 500 tỷ đồng Công ty Trung Dung có được Oceanbank chuyển về tài khoản của công ty hay không, ông Bình nói không biết.
Khi Hội đồng xét xử nói về trình tự thủ tục vay 500 tỷ đồng, ông Bình cho hay: Giờ đã biết là sai.
Cũng liên quan khoản vay 500 tỷ đồng, bị cáo Nguyễn Văn Hoàn – nguyên Phó Tổng giám đốc Oeanbank – cho biết, việc ký hợp đồng tín dụng với Công ty Trung Dung là được phân quyền của Tổng giám đốc. Bị cáo Hoàn cũng cho rằng, nhận thức được khoản vay này hồ sơ chưa đầy đủ.
Hội đồng xét xử quay lại thẩm vấn Hà Văn Thắm.
Video đang HOT
Theo bị cáo Thắm, thực chất Phạm Công Danh là chủ của Công ty Trung Dung. Bị cáo Thắm cho rằng có niềm tin vì Công ty Trung Dung có giá trị thương mại tốt khi có mặt bằng cho BigC thuê, có trung tâm tổ chức sự kiện, tiệc cưới. Ngoài ra, Phạm Công Danh cũng từng vay tiền tại Oceanbank để mua khu đất ở Đà Nẵng.
Gần cuối giờ sáng, Hội đồng xét xử tạm dừng phần xét hỏi liên quan hành vi Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, liên quan khoản vay 500 tỷ đồng. Ở hành vi vi phạm này chỉ có Hà Văn Thắm và Nguyễn Văn Hoàn bị truy tố.
Hội đồng xét xử bắt đầu chuyển sang phần thẩm vấn nội dung liên quan đến tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (tội danh về tham nhũng). Ở hành vi này có 5 bị cáo bị truy tố là Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Minh Thu, Nguyễn Văn Hoàn và Phạm Hoàng Giang.
*Dân Việt sẽ tiếp tục cập nhật.
Theo cáo trạng, trong quá trình hoạt động tại Oceanbank đã xảy ra nhiều vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng trong việc cho vay, huy động tiền gửi, chi lãi suất vượt trần lãi suất, chi lãi suất ngoài hợp đồng cho khách hàng gây thiệt hại lớn cho ngân hàng và các cổ đông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước. Về hành vi “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” của cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank được xác định liên quan đến cựu Chủ tịch HĐQT VNCB Phạm Công Danh gây thiệt hại cho Oceanbank gần 500 tỷ đồng. Đối với tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, Hà Văn Thắm đã cấu kết với Nguyễn Xuân Sơn (SN 1962) – cựu Tổng giám đốc Oceanbank – là đại diện góp vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại ngân hàng, đề ra chủ trương thu thêm lãi suất vay tín dụng và chênh lệch tỷ giá dưới hình thức thu phí của khách hàng thông qua Công ty BSC trái quy định của Ngân hàng Nhà nước để trả lãi suất ngoài hợp đồng trên số tiền gửi của PVN tại Oceanbank. Hành vi này của các bị can gây thiệt hại cho Oceanbank số tiền gần 69 tỷ đồng. Hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, với vai trò chủ mưu, Hà Văn Thắm đã chủ trương chỉ đạo việc chi lãi suất ngoài nhằm huy động vốn của khách gửi tiền trên toàn hệ thống Oceanbank. Hành vi của cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank và đồng phạm đã cố ý làm trái quy định của NHNN về trần lãi suất huy động vốn bằng VND và USD theo từng thời kỳ. Hành vi này của các bị cáo gây thiệt hại cho Oceanbank số tiền trên 1.500 tỷ đồng. Theo tài liệu tố tụng, trong quá trình điều tra, Hà Văn Thắm đã thành khẩn khai nhận hình vi phạm tội, có ý thức hợp tác với cơ quan công an để làm rõ sự thật vụ án, là những tình tiết giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự cho bị can. Đối với 34 bị can nguyên là giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch Occeanbank, đây là những người đứng đầu các chi nhánh, tiếp nhận chủ trương chi lãi ngoài đối với khách hàng gửi tiền từ lãnh đạo Oceanbank, đã thực hiện chi tiền ngoài lãi suất huy động cho khách hàng, vi phạm quy định của Ngân hàng Nhà nước về trần lãi suất huy động gây thiệt hại cho Oceanbank. Hành vi của 34 bị can này đã giúp sức cho nhóm bị can nguyên là lãnh đạo của Oceanbank thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho ngân hàng này tổng số tiền là gần 2.000 tỷ đồng.
Theo Danviet
Hà Văn Thắm đối chất Phạm Công Danh về 500 tỷ đồng bị "bốc hơi"
Trước tòa, bị cáo Hà Văn Thắm cùng "người có liên quan" Phạm Công Danh đã tiết lộ đường đi lắt léo của khoản vay 500 tỷ đồng thông qua Công ty Trung Dung - sân sau của Danh.
Sáng nay (1.3), Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Ngân hàng Đại dương. Những cáo buộc về việc Hà Văn Thắm câu kết với Phạm Công Danh về khoản vay 500 tỷ đồng qua Công ty Trung Dung tiếp tục được làm rõ.
Phi vụ chuyển nhượng "ngân hàng yếu kém nhất"
Trước đó, vào chiều 28.2 nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank Hà Văn Thắm đã tiết lộ mối quan hệ lắt léo giữa bị cáo này với Phạm Công Danh - nguyên Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Xây dựng.
Ông Hà Văn Thắm khai trước tòa đã quen biết Phạm Công Danh vào khoảng năm 2010 - 2011 qua Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Tổng giám đốc OceanBank.
"Anh Sơn đưa anh Danh vào để vay tiền đấu thầu sân vận động Đà Nẵng, vay khoảng 1.300 tỷ đồng. Sau đó, anh Danh vay nhiều lần và các khoản vay tất toán đầy đủ, đúng hạn. Ông Danh được OceanBank xếp loại là khách hàng tốt, khách hàng đứng đầu" - bị cáo Hà Văn Thắm kể lại.
Người từng đứng đầu OceanBank cũng thừa nhận đã giới thiệu để ông Phạm Công Danh mua cổ phần của Ngân hàng Đại Tín của bà Hứa Thị Phấn. Dù trước đó, chính ông Hà Văn Thắm đã bỏ 5 tỷ đồng mua cổ phần chi phối cùng khoản nợ hơn 3.500 tỷ của ngân hàng này.
Ông Hà Văn Thắm khai vào khoảng năm 2011 cả ba người gồm Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh và Hứa Thị Phấn đã gặp nhau tại một khách sạn 5 sao ở Hà Nội để bàn chuyện mua bán cổ phần Ngân hàng Đại Tín.
Nói trước tòa về quan hệ với bị cáo Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng cho biết "đã quan hệ rất nhiều năm trong lĩnh vực làm ăn, vay mượn". Thậm chí, bị án Phạm Công Danh còn tiết lộ đã "lót tay" cho Hà Văn Thắm 500 tỷ đồng để tiếp quản Ngân hàng Đại Tín, sau đó đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng.
"Tôi có nguyện vọng xây dựng một ngân hàng trong lĩnh vực xây dựng. Anh Thắm đã đề nghị một ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu, đó là Ngân hàng Đại Tín - một trong những ngân hàng yếu kém nhất. Tôi đã đưa cho cá nhân anh Thắm 500 tỷ đồng với mục đích để trả khoản đã tiếp quản ngân hàng, chi phí chăm sóc khách hàng hoặc là gì đó, tôi không quan tâm. Việc đó có chứng từ, tôi nghĩ anh Thắm cũng không chối bỏ vấn đề này" - bị án Phạm Công Danh kể lại.
Bị cáo Hà Văn Thắm (trái) và bị án Phạm Công Danh lần đầu đối chất với nhau trước tòa (ảnh chụp màn hình).
Đường đi của 500 tỷ đồng bị "bốc hơi"
Hội đồng xét xử cũng đã chất vấn Hà Văn Thắm và Phạm Công Danh về khoản vay của Công ty Trung Dung - sân sau của Phạm Công Danh. Khoản vay này cũng là cáo buộc Hà Văn Thắm phạm tội "Vi phạm quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng". Khoản vay này được được cho là đã gây thiệt hại cho OceanBank gần 500 tỷ đồng
Bị cáo Hà Văn Thắm cho biết theo hồ sơ vay, mục đích khoản vay này là để đầu tư vào sân vận động Đà Nẵng. Lúc đó Công ty Trung Dung trình một số chứng từ photocopy nhưng phía Hà Văn Thắm cho rằng đã yêu cầu chứng từ gốc. Đồng thời ký thỏa thuận 3 bên giữa OceanBank - Đại Tín - Trung Dung phải phong tỏa khoản vay cho đến khi có chứng từ gốc mới được giải ngân.
"Sau đó một năm OceanBank có kiểm tra, Ngân hàng Đại Tín cung cấp số dư vẫn còn trong tài khoản nhưng theo kết luận của cơ quan điều tra, số tiền đã được sử dụng. Như vậy Đại Tín đã lừa Đại Dương, ông Phạm Công Danh đã lừa bị cáo" - Hà Văn Thắm cho biết.
Còn Phạm Công Danh cho biết khoản vay 500 tỷ xuất phát từ việc Ngân hàng Đại Tín không có khả năng thanh khoản nên bà Nguyễn Thị Phấn có tác động đề nghị Hà Văn Thắm giúp.
"Anh Thắm không chỉ hứa cho vay tiền mà còn cam kết hỗ trợ nhiều điều khác, bà Phấn liên lạc trực tiếp với anh Thắm. Tôi nghĩ là anh Thắm hoàn toàn vô tư hỗ trợ cho ngân hàng" - ông Danh cho hay.
Khi tòa chất vấn Phạm Công Danh tại sao khi nhận được tiền không chuyển thẳng vào Ngân hàng Đại Tín mà lại vào một tài khoản khác, sau đó được rút ra gửi tiết kiệm ở tài khoản khác, sau đó mới quay trở lại Ngân hàng Đại Tín? Bị án này trả lời: "Tôi không hề tham gia xem phương án vay vốn, tài sản thế chấp. Tôi hoàn toàn không để ý đến việc này, chuyện nghiệp vụ tôi không hề biết".
Hội đồng xét xử đặt câu hỏi với cả Hà Văn Thắm và Phạm Công Danh: Khoản tiền 500 tỷ đồng Công ty Trung Dung vay, ai là người chịu trách nhiệm, ông có thấy thiếu sót, sai sót gì không? Bị cáo Hà Văn Thắm trả lời: "Bị cáo thừa nhận là người chịu trách nhiệm cao nhất của việc cho vay tín dụng vì là người chỉ đạo toàn hệ thống liên quan đến tín dụng. Nếu tòa quy trách nhiệm là có tội thì đây là trách nhiệm của bị cáo. Bị cáo được cơ quan điều tra cho xem lời khai của bà Phấn và ông Danh, theo lời khai đó bị cáo đã thống nhất với ông Phạm Công Danh vay để dùng vào mục đích riêng, việc đó là bịa đặt. Khoản vay đó bị cáo yêu cầu đơn vị cho vay phong tỏa tài khoản 500 tỉ đồng bởi tài sản đảm bảo không được đảm bảo chặt chẽ".
Bị án Phạm Công Danh trả lời: "Anh Thắm có yêu cầu, tòa có yêu cầu thì tôi chịu trách nhiệm. Nhưng 500 tỷ đồng đó có cơ sở để thu hồi. Tôi chỉ chịu một phần nào trách nhiệm, chứ không chịu hoàn toàn"
Theo cáo trạng, trong quá trình hoạt động tại Oceanbank đã xảy ra nhiều vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng trong việc cho vay, huy động tiền gửi, chi lãi suất vượt trần lãi suất, chi lãi suất ngoài hợp đồng cho khách hàng gây thiệt hại lớn cho ngân hàng và các cổ đông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước. Về hành vi "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" của cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank được xác định liên quan đến cựu Chủ tịch HĐQT VNCB Phạm Công Danh gây thiệt hại cho Oceanbank gần 500 tỷ đồng. Đối với tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", Hà Văn Thắm đã cấu kết với Nguyễn Xuân Sơn (SN 1962) - cựu Tổng giám đốc Oceanbank - là đại diện góp vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại ngân hàng, đề ra chủ trương thu thêm lãi suất vay tín dụng và chênh lệch tỷ giá dưới hình thức thu phí của khách hàng thông qua Công ty BSC trái quy định của Ngân hàng Nhà nước để trả lãi suất ngoài hợp đồng trên số tiền gửi của PVN tại Oceanbank. Hành vi này của các bị can gây thiệt hại cho Oceanbank số tiền gần 69 tỷ đồng. Hành vi "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", với vai trò chủ mưu, Hà Văn Thắm đã chủ trương chỉ đạo việc chi lãi suất ngoài nhằm huy động vốn của khách gửi tiền trên toàn hệ thống Oceanbank. Hành vi của cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank và đồng phạm đã cố ý làm trái quy định của NHNN về trần lãi suất huy động vốn bằng VND và USD theo từng thời kỳ. Hành vi này của các bị cáo gây thiệt hại cho Oceanbank số tiền trên 1.500 tỷ đồng. Theo tài liệu tố tụng, trong quá trình điều tra, Hà Văn Thắm đã thành khẩn khai nhận hình vi phạm tội, có ý thức hợp tác với cơ quan công an để làm rõ sự thật vụ án, là những tình tiết giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự cho bị can. Đối với 34 bị can nguyên là giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch Occeanbank, đây là những người đứng đầu các chi nhánh, tiếp nhận chủ trương chi lãi ngoài đối với khách hàng gửi tiền từ lãnh đạo Oceanbank, đã thực hiện chi tiền ngoài lãi suất huy động cho khách hàng, vi phạm quy định của Ngân hàng Nhà nước về trần lãi suất huy động gây thiệt hại cho Oceanbank. Hành vi của 34 bị can này đã giúp sức cho nhóm bị can nguyên là lãnh đạo của Oceanbank thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho ngân hàng này tổng số tiền là gần 2.000 tỷ đồng.
Theo Danviet
Hà Văn Thắm: "Mất 500 tỷ là do Phạm Công Danh và Trung Dung lừa tôi" Bị cáo Hà Văn Thắm là người đầu tiên được Hội đồng xét xử gọi lên xét hỏi các vấn đề liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Đại Dương (OceanBank). Chiều nay (28.2), Hội đồng xét xử phiên sơ thẩm vụ án xảy ra tại OceanBank bắt đầu tiến hành việc xét hỏi các bị cáo. Trước khi xét...