Vụ Hà Văn Thắm: Hàng trăm người được miễn xử lý hình sự, vì sao?
Trong vụ án Hà Văn Thắm ngoài 48 người đang bị truy tố, còn có hàng trăm đối tượng khác có sai phạm. Tuy nhiên cơ quan tiến hành tố tụng đã không xử lý hình sự số đối tượng trên.
Bị cáo Hà Văn Thắm thời còn là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương.
Ngày mai (27.2) TAND TP. Hà Nội sẽ bắt đầu mở phiên tòa xét xử sơ thẩm Hà Văn Thắm và 47 đồng phạm, trong vụ án kinh tế, tham nhũng xảy ra ở Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Ngân hàng Đại Dương).
Điểm đáng chú ý trong vụ án này là từ chủ trương và sự chỉ đạo trái với quy định của Hà Văn Thắm – lúc đó là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương, về việc chi trả lãi ngoài huy động vốn cho khách hàng đã khiến hàng trăm cán bộ của Ngân hàng Đại Dương vi phạm theo.
Vào cuối năm 2010, khi Nguyễn Xuân Sơn được điều chuyển, bổ nhiệm làm Phó Tổng GĐ Tập đoàn Dầu khí VN (PVN), bị cáo Sơn giới thiệu với Hà Văn Thắm về Nguyễn Minh Thu – lúc đó đang là Phó TGĐ Ngân hàng Đại Dương giữ chức vụ TGĐ thay bị cáo Sơn.
Do nguồn huy động vốn của Ngân hàng Đại Dương phụ thuộc phần lớn vào số dư tiền gửi của PVN, các tổng công ty và công ty con thuộc PVN nên Hà Văn Thắm đồng ý với đề nghị của Nguyễn Xuân Sơn và phân công Nguyễn Minh Thu phụ trách công tác huy động vốn.
Nhằm thúc đẩy và phát triển khách hàng trong công tác huy động vốn, Hà Văn Thắm ra chủ trương về việc chi trả lãi suất huy động vốn ngoài hợp đồng cho khách hàng trên toàn hệ thống của Ngân hàng Đại Dương như đã từng chi cho PVN cũng như các tổng công ty, công ty thuộc PVN.
Video đang HOT
Từ việc thực hiện chi lãi ngoài hợp đồng huy động vốn, Hà Văn Thắm và các đồng phạm đã gây thiệt hại cho Ngân hàng Đại Dương hơn 1.576 tỷ đồng.
Cụ thể có 6 người là giám đốc Phòng giao dịch có hành vi chi lãi suất ngoài trái quy định gây thiệt hại từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng/cá nhân. Có 17 người là giám đốc Phòng giao dịch có hành vi chi lãi suất ngoài trái quy định gây thiệt hại từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng/cá nhân.
Có 204 người là phó giám đốc, nhân viên các Chi nhánh/Phòng giao dịch có hành vi chi lãi ngoài trái quy định gây thiệt hại trên 100 triệu đồng trở lên/cá nhân.
Theo đánh giá của cơ quan tố tụng, tổng số 227 người trên đều có chung hành vi tiếp nhận chủ trương chi lãi suất ngoài cho khách hàng gửi tiền từ giám đốc Chi nhánh/Phòng giao dịch, sau đó trực tiếp hoặc chỉ đạo nhân viên thực hiện.
Sau khi phân tích đánh giá về vai trò, vị trí thấy diện đối tượng trên có số lượng lớn. Tuy nhiên, những cá nhân này là cấp dưới thực hiện chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc Chi nhánh/Phòng giao dịch, không phải nhận chỉ đạo từ Hà Văn Thắm, Nguyễn Minh Thu hoặc lãnh đạo Hội sở Ngân hàng Đại Dương.
Những sai phạm về chi tiền lãi ngoài hợp đồng có 34 người là giám đốc các Chi nhánh/Phòng giao dịch chịu trách nhiệm chính. 34 người này đã bị truy tố trong vụ án Hà Văn Thắm.
Cơ quan tiến hành tố tụng cho rằng nếu khởi tố, xử lý hình sự hết số toàn bộ 227 người này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống của Ngân hàng Đại Dương trong giai đoạn tái cơ cấu.
Do đó, cơ quan CSĐT Bộ Công an và Viện KSND Tối cao đã thống nhất không xem xét trách nhiệm hình sự mà yêu cầu xử lý nghiêm về hành chính và liên đới bồi thường một phần thiệt hại.
Cơ quan điều tra nhận xét: Quá trình điều tra, bị cáo Hà Văn Thắm đã khai báo thành khẩn, có ý thức hợp tác với Cơ quan điều tra để làm rõ sự thật vụ án, là những tình tiết giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự cho bị cáo.
Theo Danviet
Kiến nghị xử lý hình sự nếu Uber, Grab trốn thuế
"Mặc dù xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2014, nhưng đến năm 2016 chúng ta mới bắt đầu thu được thuế của Uber. Cần có chế tài quản lý đặc biệt Uber , Grab trong việc thu thuế đối với loại hình này. Nếu cần thiết phải kiến nghị xử lý hình sự đối với hành vi trốn thuế" - ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết.
Tại Hội thảo "Đổi mới quản lý, hoạt động taxi, đảm bảo công bằng, bình đẳng trong kinh doanh và quyền lợi của hành khách đi xe taxi" ngày 23/3, ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam - cho rằng, Uber, Grab là loại hình vận tải hợp đồng dưới 9 chỗ, hoạt động tương đồng như taxi. Tuy nhiên, công tác quản lý đối với loại hình này đang còn lỗ hổng, chưa bắt kịp với phát triển của thực tế.
"Uber, Grab cần được cấp phù hiệu, phải có logo và phải đăng ký hoạt động kinh doanh vận tải. Nếu không, đây là hoạt động "chui", phải tịch thu xe khi lượng chức năng phát hiện" - ông Thanh cho hay.
Ông Nguyễn Văn Thanh phát biểu tại Hội thảo và kiến nghị "siết chặt" hoạt động của Uber, Grab.
Đề cập đến vấn đề quản lý tài chính, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng cần xem xét lại cách thu thuế đối với Uber, Grab để đảm bảo công bằng.
"Mặc dù xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2014, nhưng Uber trốn thuế và đến năm 2016 mới bắt đầu thu được thuế của Uber (30 tỷ đồng). Bộ Tài chính cần thanh tra việc nộp thuế của Uber, Grab trong những năm qua. Nếu không thực hiện chúng tôi sẽ kiến nghị với nhà nước để xử lý, thậm chí chúng tôi sẽ kiến nghị xử lý hình sự về hành vi trốn thuế" - ông Thanh nói.
Nêu ý kiến tại Hội thảo, ông Đỗ Quốc Bình - Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội - trao đổi về việc doanh nghiệp taxi truyền thống không được gia tăng số lượng xe trong 6 năm qua thì số lượng xe của Uber và Grab hoạt động như taxi tăng gần 10.000 xe trong năm 2016.
"Taxi truyền thống phải gánh chịu nhiều loại thuế như giá trị gia tăng 10%, thuế thu nhập doanh nghiệp 20%, nhưng Uber và Grab đang được hưởng mức thuế doanh thu chỉ 3% trên 80% doanh thu. Như vậy, Uber và Grab đang được hưởng ưu đãi với mức thuế 2,4% trên doanh thu và 1,6% thuế thu nhập, điều này gây thất thu lớn cho ngân sách Nhà nước" - ông Bình nói.
Uber, Grab đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam khiến taxi truyền thống lao đao
Ông Trương Đình Quý - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) nêu quan điểm về việc Uber, Grab không phải chịu sự quản lý nào nên đang chiếm lĩnh thị trường bằng việc sử dụng mọi hình thức giảm giá, trợ giá cho lái xe, chủ xe... Sự cạnh tranh không lành mạnh này đang đẩy doanh nghiệp taxi trong nước vào nguy cơ phá sản.
Mới đây, Bộ Giao thông vận tải đã trả lại Đề án thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng của Công ty TNHH Uber Việt Nam (công ty con của Uber BV-Hà Lan), lí do là Đề án chưa đúng quy định. Ngành nghề kinh doanh đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Uber Việt Nam chỉ bao gồm hoạt động tư vấn quản lý và nghiên cứu thị trường, thăm dò dư luận.
Đặc biệt, Bộ Giao thông vận tải khẳng định, Uber chưa có giấy phép kinh doanh vận tải và hợp đồng cung cấp dịch vụ kết nối với hành khách tại Việt Nam, nhưng vẫn cung cấp, phối hợp với các chủ phương tiện, đơn vị vận tải để thực hiện kinh doanh vận tải là vi phạm pháp luật Việt Nam.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Được người khác thuê chặt chân tay, có bị xử lý hình sự? Theo luật sư, hành vi này có dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích, tuy nhiên việc khởi tố thì lại phụ thuộc vào bị hại có đơn yêu cầu hay không. Liên quanđến vụ việc chị LTN (30 tuổi, trú huyện Phúc Thọ, Hà Nội) tự thuê người chặt chân, tay của mình nhằm yêu cầu bảo hiểm bồi thường...