Vụ gửi con chữa bệnh nhận về tro cốt: Cháu bé bị thiêu trong xô sắt
Ông L.M.Q khai nhận, đêm 24/3, cháu Q tiếp tục có biểu hiện ho, sốt, ông đã tự test COVID-19 cho cháu bé, kết quả lại dương tính với COVID-19. Khoảng 2h sáng 25/3, sau khi thức dậy, ông Q phát hiện cháu bé đã tử vong.
Ngày 13/9, Công an tỉnh Lâm Đồng cho hay đã làm việc với ông L.M.Q. (tạm trú tại 54/3X Phan Chu Trinh, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) và yêu cầu ông dẫn đến nơi được cho là chỗ thiêu thi thể cháu bé N.L.M.Q. (3 tuổi, TP Huế).
Ông L.M.Q. là người bị ông N.H.N. (45 tuổi, TP Huế) tố cáo nhận điều trị chậm phát triển cho con ông là bé N.L.M.Q. với chi phí 200 triệu đồng/tháng (đã tạm ứng 600 triệu đồng) nhưng chỉ 20 ngày sau bé đã chết. Ông N. không được nhận bất kỳ tin tức gì về cái chết của con cho đến đầu tháng 3-2022, khi ông L.M.Q. mang tro cốt ra Huế trao cho ông.
Ngay khi tiếp nhận nguồn tin tố giác tội phạm của ông N.H.N từ Công an TP Huế, Công an tỉnh Lâm Đồng đã triệu tập ông L.M.Q (khi đó tạm trú tại TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) lên lấy lời khai.
Bước đầu, ông Q khai nhận, khi đem cháu N.L.M.Q về địa chỉ 54/39, đường Phan Chu Trinh, TP Bảo Lộc để chăm sóc và chữa bệnh chậm phát triển được ít hôm thì cháu bé bị ho, sốt. Ông dùng que test nhanh, xác định cháu bé đã nhiễm COVID-19.
Ông Q liền nhờ bà C.T.T.B (SN 1983, là người giúp việc cho ông Q) đi mua thuốc về cho cháu bé uống. Sau khi uống thuốc, cháu Q đã giảm bệnh, không còn ho sốt. Ngày 8/3, ông này gọi điện báo cho bố cháu biết cháu Q bị nhiễm COVID-19 nhưng hiện bệnh đã đỡ.
Ông L.M.Q khai nhận, đêm 24/3, cháu Q tiếp tục có biểu hiện ho, sốt, ông đã tự test COVID-19 cho cháu bé, kết quả lại dương tính với COVID-19. Khoảng 2h sáng 25/3, sau khi thức dậy, ông Q phát hiện cháu bé đã tử vong.
Ông Q còn khai rằng, sợ làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý gia đình ông N, ông đã không báo sự việc cháu Q đã tử vong. Ông này cũng không thông báo sự việc trên tới chính quyền địa phương.
Sau đó, ông Q cho xác cháu bé vào thùng carton rồi dán băng keo kín lại. Ông Q còn dùng một thùng carton khác bỏ than, xăng, dầu, xô sắt vào, dán kín lại rồi đưa tất cả lên ôtô của mình. Chuẩn bị xong mọi thứ, ông Q vào gọi bà B dậy, nói là chở ông đi công việc.
Hai người này di chuyển về hướng huyện Đam Rông (Lâm Đồng) rồi rẽ vào một con đường đất vắng người qua lại. Khoảng 8h sáng 25/3, ông Q nói bà B ra đường lớn chờ còn ông ở lại gặp bạn để trao đổi công việc. Sau khi bà B rời đi, ông này liền đưa 2 thùng carton từ trên xe xuống đất rồi thiêu xác cháu bé ngay trong xô sắt.
Sau khoảng 4 tiếng đồng,việc thiêu xác cháu Q hoàn thành, người đàn ông này chờ cho xô sắt nguội, bỏ lại vào thùng carton rồi đưa lên xe ôtô. Khoảng 14h chiều cùng ngày, bà B quay lại hiện trường, lái xe chở ông Q về hướng tỉnh Khánh Hòa.
Video đang HOT
Tối 26/3, khi ra tới TP Huế, ông Q mới báo cho bà B biết cháu bé đã tử vong do COVID-19 và ông đã hỏa táng để lấy tro cốt. Sáng 27/3, bà B chở ông Q đi mua một hũ sành, hai người tìm nơi vắng người đổ tro cốt cháu bé vào. Sau đó, ông Q đã liên hệ với gia đình nạn nhân, đem hũ tro cốt tới bàn giao và thông báo về nguyên nhân cái chết của cháu Q.
Tuy nhiên, trên đây mới chỉ là lời khai ban đầu của ông L.M.Q với cơ quan điều tra, vẫn còn nhiều tình tiết mâu thuẫn, cần phải thu thập thêm tài liệu, chứng cứ để làm sáng tỏ.
Ngày 14/9, thông tin từ Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đang tiếp tục điều tra, giải quyết đơn tố giác tội phạm của ông N.H.N.. Theo ông N., trước đó, gia đình từng có đơn miễn tố giác đối với ông L.M.Q., xuất phát từ những lý do gia đình và sức khỏe của ông N. không tốt.
Sau đó, thấy có nhiều dấu hiệu nghi vấn con mình bị xâm hại nên đến ngày 3/8, ông N. lại làm đơn gửi Công an Lâm Đồng xin rút lại đơn không tố giác tội phạm.
Liên quan đến vụ gửi con chữa bệnh, đau đớn nhận lại hũ tro cốt, cơ quan chức năng đang tiếp tục thực hiện các hoạt động điều tra. Việc lấy mẫu tro cốt cháu bé để xét nghiệm ADN đang được các cơ quan tiến hành.
Liệu có lấy được ADN trong tro cốt là câu hỏi dư luận quan tâm? Theo một chuyên gia đầu ngành về di truyền học cho biết, ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay, dù với công nghệ nào thì việc xét nghiệm AND tro cốt là điều gần như không thể. Lý do là với nhiệt độ cao lên tới hàng ngàn độ C trong quá trình thiêu xác chết, những cấu trúc ADN nguyên vẹn cần cho việc xét nghiệm AND đã bị huỷ diệt. Việc giám định ADN chỉ có thể thực hiện được khi cấu trúc xương còn nguyên vẹn, không bị phá hủy bởi nhiệt độ hay môi trường.
Đưa con đi chữa bệnh rồi thất lạc, cha đau khổ hóa khờ suốt 26 năm và điều kỳ diệu bất ngờ
Ngày con trai thất lạc, ông Oanh hoảng loạn, mất trí nhớ. Gia đình đưa ông đi chữa bệnh khắp trong Nam, ngoài Bắc, mất 26 năm mới khỏi.
Đứa trẻ bị thất lạc khi vào bệnh viện chữa bệnh
"Tôi xem chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly", thấy có nhiều gia đình tìm lại được nhau mên vô cùng xúc động. Hôm nay, tôi viết lá thư này, rất mong được sự giúp đỡ của chương trình, giúp tôi tìm lại người thân mà lâu nay tôi hằng mong ước.
Tôi xin kể lại câu chuyện của mình như sau: 28 - 29 năm về trước, quê tôi ở tận ngoài Bắc. Không biết năm đó vì sao mà gia đình tôi chuyển vào Cà Mau. Tôi nhớ trước nhà có một con kênh, có vài chiếc máy cày và tôi vẫn lên đó chơi. Bố đi đâu cũng dắt tôi theo.
Anh Nguyễn Anh Dũng (tức Trần Văn Dũng), bị thất lạc gia đình từ năm 1980.
Lần đó không biết đi đâu mà bố cũng dắt tôi theo. Đang đi giữa đường thì tôi bị bệnh, bố đưa tôi vào bệnh viện ở Sài Gòn. Năm bị thất lạc tôi còn nhỏ lắm, 8-9 tuổi gì thôi, ký ức về gia đình của tôi rất ít. Tôi có người chị tên là Huệ, có đứa em và có một người khác tên Oanh mà tôi không nhớ đó là ai..." .
Đó là những nội dung trong bức thư mà anh Nguyễn Anh Dũng (sống tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) gửi về chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly" để mong tìm được gia đình đã thất lạc của mình.
Cha hóa khờ khi để lạc mất con
Trùng hợp, khi đó chương trình cũng nhận được thư đăng ký tìm kiếm của gia đình bà Trần Thị Hoa và ông Trần Xuân Oanh, mong muốn tìm con trai là anh Trần Văn Dũng (sinh năm 1971).
Ông bà vốn quê ở Nam Định, năm 1979 thì vào tỉnh Minh Hải (nay tách ra thành hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu) để làm kinh tế mới.
Bà Hoa, ông Oanh là bố mẹ của anh Dũng.
Vào được một năm, vì kinh tế khó khăn nên bà Hoa, ông Oanh quyết định đưa Dũng về quê, nhờ ông bà nội trông nom giúp. Mùa hè năm ấy, ông Oanh đưa con trai về Bắc. Đi đến ga Bình Triệu (TP.HCM) thì Dũng bị đau bụng. Ông Oanh thuê xích lô đưa con vào bệnh viện Nguyễn Trãi.
Ở bệnh viện 5-6 hôm, Dũng đã khỏi bệnh nhưng trong người ông Oanh thì không còn một đồng nào. Cực chẳng đã, ông đành gửi con cho hai Ni sư ở giường bên cạnh rồi quay về nhà xoay sở tiền viện phí. Ít hôm sau trở lại, ông Oanh không thấy con đâu nữa. Hỏi bệnh viện thì người ta nói Dũng đã được hai Ni sư dẫn đi rồi.
Mất con, ông Oanh hoảng loạn, về nhà ông không dám nói gì, cũng chẳng dám trở ra Nam Định. Mãi tới khi bà Hoa gửi thư về quê thì mới biết là Dũng chưa về đó mà bị thất lạc rồi. Ông Oanh quẫn trí bỏ nhà ra đi. Người cha khốn khổ mất trí nhớ, cứ đi lang thang, gặp đâu xin đấy, ai cho gì thì ăn.
Ông bà gửi thư về chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly" để tìm con.
Mấy tháng sau, gia đình mới tìm được ông về, phải giam ông lại. Suốt ngần ấy năm trời, gia đình đưa ông đi chữa bệnh ở nhiều nơi, từ Nam ra Bắc nhưng không khả quan. Mãi đến năm 2006, bệnh thuyên giảm, ông Oanh mới tỉnh táo trở lại. Khi hỏi về câu chuyện lạc mất con, ông vẫn nhớ y nguyên như lúc ban đầu.
Trong những năm ông Oanh đổ bệnh, một mình bà Hoa tất tả ngược xuôi vừa tìm chồng, tìm con, vừa lo chữa bệnh cho chồng. Hai cô con gái của ông bà là Huệ và Dung mới mười mấy tuổi đã trở thành lao động chính. Đến khi ông Oanh khỏi bệnh, gia đình mới đỡ khổ. Ông bà sống ở huyện Vĩnh Hậu, tỉnh Bạc Liêu.
Anh Dũng nức nở khi gặp lại gia đình.
Trở về sau 26 năm xa cách
Kết quả, anh Nguyễn Anh Dũng chính là anh Trần Văn Dũng - đứa con thất lạc của ông Oanh, bà Hoa. Tháng 11/2008, anh Dũng đã được gặp lại bố mẹ. Cuộc đoàn tụ với gia đình của anh thật kỳ diệu, bởi chính ông Oanh bà Hoa khi gửi thư đăng ký tìm kiếm cũng hy vọng rất mong manh về việc tìm thấy con.
Gặp lại con trai, ông Oanh, bà Hoa mới tỏ tường, khi xuất viện, anh Dũng được hai Ni sư đưa về một ngôi chùa ở Vũng Tàu. Nhưng sau đó, anh đã bỏ đi, chạy ra đường và gặp một người đàn ông. Người này nhận anh Dũng làm con nuôi, đưa về nhà nuôi dưỡng. Cũng chính bố mẹ nuôi là những người đăng ký tìm bố mẹ ruột cho anh.
Anh Dũng về thăm quê, thăm lại xóm làng nơi anh từng sống cùng bố mẹ và các anh chị em.
Trước đây, anh Dũng có đi tìm bố mẹ ruột. Thế nhưng tỉnh Minh Hải sau này được tách ra thành Cà Mau và Bạch Liêu. Anh tìm về Cà Mau, nhưng bố mẹ lại ở Bạc Liêu nên cuộc tìm kiếm không đem lại kết quả. Thời điểm tìm được gia đình, anh Dũng đã có vợ, có con, cuộc sống ổn định.
Gặp lại bố, biết lý do vì sao năm xưa bố để mình ở lại bệnh viện rồi rời đi mà không thấy quay lại, biết cả câu chuyện bố vì sốc nên đã hóa khờ suốt 26 năm, anh Dũng nghẹn ngào xúc động. Anh cùng mẹ trở về quê hương, thăm lại xóm làng xưa. Hàng năm, anh đều sắp xếp thời gian, công việc để từ Bà Rịa - Vũng Tàu về Bạc Liêu thăm bố mẹ và các anh chị em.
Người mẹ nghèo bật khóc khi con bị ung thư nói: "Hay thôi mẹ ơi, tiền đâu mà chữa bệnh" Khi nghe đứa con nhỏ thủ thỉ chia sẻ, bố mẹ chỉ biết quay đi, lén giấu nước mắt. Khi mặt trời lên tới đỉnh đầu, cũng là lúc chị Trần Thị Chăng (SN 1983, huyện Vị Thủy, Hậu Giang) và con trai là bé Nguyễn Quốc Thống (12 tuổi) vừa đi viện về. Hôm nay trên viện họ tiêm cho Thống thuốc...