Vụ gốc sưa “khủng”: Lo bị đòi tiền “bán” công phát hiện
Trước thông tin UBND tỉnh Quảng Bình đang xem xét phương án đưa gốc sưa “khủng” vào trưng bày tại bảo tàng của tỉnh, người phát hiện gốc sưa sưa tiền tỷ tỏ ra bất an, lo bị đòi lại tiền “bán” công phát hiện.
Ngày 14/3, trao đổi với PV qua điện thoại, anh Nguyễn Quang Huy (người phát hiện gốc sưa) tỏ ra vui vẻ, cởi mở hơn so với tâm trạng căng thẳng, lo lắng trong những ngày trục vớt gốc sưa.
Khuôn mặt căng thẳng của anh Nguyễn Quang Huy (người phát hiện gốc sưa) trong hai ngày trục vớt gốc sưa tiền tỷ.
Trước đó, tối ngày 23/2, hai cha con ông Nguyễn Văn Thời (60 tuổi) và Nguyễn Văn Huy ở thôn 1 Phúc Đồng, xã Phúc Trạch, Bố Trạch (Quảng Bình) trong lúc đi rà cá ở khu vực ngầm Bến Troóc đã phát hiện gốc sưa nặng hơn 2 tấn bị mắc kẹt dưới lòng suối. Ông Thời đã về gọi thêm anh em, họ hàng để trục vớt gốc sưa nhưng bất thành. Sáng ngày 25/2, các cơ quan chức năng đã có mặt tại hiện trường, nhiều đầu nậu buôn gỗ có máu mặt ở Quảng Bình cũng đến đây để “làm ăn”.
Sau đó, Hùng “mía”, một đầu nậu có tiếng ở thị trấn Hoàn Lão (Bố Trạch) đã bỏ ra 900 triệu đồng “mua” công phát hiện gốc sưa của cha con anh Huy, để được hưởng phần trăm giá trị tài sản sau khi bán đấu giá theo quy định.
Video đang HOT
Tuy nhiên, gia đình anh Huy chỉ nhận được 300 triệu đồng, số còn lại bị “ép” chia cho anh em, họ hàng cùng tham gia trục vớt gốc sưa trước đó. Sau vụ “bán” lại công phát hiện gỗ sưa, tình cảm giữa gia đình anh và những người trong họ hàng không còn thân thiết như trước nữa, anh Huy cho biết.
Đầu nậu buôn gỗ Hùng “mía” (quần trắng, đội mũ cối) luôn theo sát quá trình trục vớt gốc sưa tiền tỷ.
Mặc dù chỉ nhận được1/3 số tiền nhưng anh Huy cũng khá hài lòng vì nhờ số tiền đó mà gia đình anh trả hết nợ nần, chuộc lại mảnh đất với giá 110 triệu đồng đã bán trước đó.
Anh Huy cũng cho biết, vài ngày sau khi gốc sưa được chuyển đi, đầu nậu buôn gỗ Hùng “mía” có lên nhà gặp hai cha con anh và lập lại giấy “mua bán” công phát hiện gốc gỗ sưa. Theo đó, Hùng “mía” sẽ được hưởng công phát hiện và dù như thế nào cũng không đòi lại số tiền 900 triệu đồng đã giao trước đó.
Trong hai ngày, hàng nghìn người đổ về khu vực ngầm Bến Troóc để xem cảnh trục vớt gốc sưa “khủng”
Hiện tại, gốc sưa “khủng” đang được bảo quản tại Hạt kiểm lâm Bố Trạch. Trước thông tin gốc sưa có thể sẽ được đưa vào trưng bày tại bảo tàng thay vì đưa đi bán đấu giá như đã định, anh Huy tỏ ra rất bất ngờ và lo lắng liệu Hùng “mía” có được chia phần trăm công phát hiện hay không. Nếu Hùng “mía” không được chia phần trăm thì liệu có đòi lại tiền của hai cha con anh không?
Theo anh Huy, từ trước tới nay, ở khu vực này, mỗi lần xuất hiện sưa đều xảy ra cướp giật, đâm chém. Trước đó, trong hai ngày trục vớt gốc sưa, nhóm người của anh Huy cũng vớt được 2 đoạn rễ sưa gần 50kg. Tuy nhiên, trên đường vác sưa về nhà cất giữ, anh Huy bị một nhóm người chặn lại “xin” mất một đoạn, đoạn còn lại được hứa sẽ mua với giá 30 triệu đồng, nhưng sau đó chỉ giao cho anh 10 triệu đồng.
Theo Khampha
Gửi giám định mẫu gỗ sưa tiền tỷ
Theo báo cáo ngày 27/2 của UBND huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, gốc cây sưa mà cha con ông Nguyễn Văn Thời phát hiện khi đi đánh cá tại ngầm bến Troóc dài 1,65 m, đường kính 1 m.
Riêng phần rễ cây có chiều dài lớn nhất 3 m, phần ngắn 2 m. Gốc cây bị rỗng ruột, đường kính phần rỗng rộng nhất 0,65 m và ngắn nhất 0,45 m. Phần gỗ còn lại dày mỏng khác nhau, từ 0,2 - 0,3 m.
Về trọng lượng gốc sưa, ông Phan Văm Tân, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Bố Trạch, cho biết chưa thể xác định được vì gỗ ngâm lâu ngày dưới nước, cần phải làm sạch phần bùn đất rồi để ráo nước mới cân đo chính xác. Hiện chi cục kiểm lâm đã tiến hành lấy mẫu gỗ đưa đi cơ quan chuyên ngành giám định xem đó là loại gỗ gì, sau đó báo cáo UBND tỉnh Quảng Bình để xử lý.
Phần rễ của gốc gỗ sưa
Về việc có truy thưởng cho người phát hiện gốc gỗ sưa này hay không, ông Phan Văn Gòn, Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch, cho biết UBND huyện đang lập hồ sơ trình lên UBND tỉnh để xử lý. Sau khi bán đấu giá gốc sưa sung ngân sách, huyện sẽ đề nghị trích một phần để chi phí cho việc trục vớt nói chung và xem xét hỗ trợ người có công phát hiện.
Theo H.Hà (Người lao động)
Dân xới tung lòng suối để mót gỗ sưa tiền tỷ Cuối giờ chiều ngày 26/2, sau khi gốc rễ sưa gần 3 tấn đã được trục vớt thành công và chuyển đi, hàng chục người dân quanh khu vực ngầm Tróoc, xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) vẫn mò mẫm giữa vũng bùn với hi vọng tìm được chút ít "lộc trời" còn sót lại... Tại hiện trường trục vớt bộ...