Vụ giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn: Cán bộ công an câu kết với tội phạm
Trong nhóm người giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn ra nước ngoài, Đồng Xuân Phong là người giúp đỡ khá tích cực.
Trong suốt thời gian dài, Phong được Dương Tự Trọng (nguyên Phó Giám đốc Công an TP.Hải Phòng) bao che trong việc trốn lệnh truy nã về tội buôn lậu.
Nể nang và muốn trả ơn
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, ngay sau khi biết mình bị khởi tố và có lệnh bắt, Dương Chí Dũng lúc này đang là Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam đã báo tin cho em là Dương Tự Trọng. Sau khi hướng dẫn cho anh mình về nhà cô bạn gái trú tạm, Trọng bấy giờ là đại tá, Phó Giám đốc Công an TP.Hải Phòng lập tức gọi cho 2 “đệ tử” thân tín là Vũ Tiến Sơn và Hoàng Văn Thắng (đang là cán bộ Công an TP.Hải Phòng) để bàn bạc việc tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài.
Cũng theo tài liệu điều tra, để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, Dương Tự Trọng đã bàn với Vũ Tiến Sơn và thống nhất giao cho Vũ Tiến Sơn thay mặt Trọng đứng ra liên lạc, chỉ đạo, phân công cho các đối tượng khác giúp Dương Chí Dũngtrốn.
Để giúp Dương Chí Dũng (trái) trốn thoát, Dương Tự Trọng (phải) đã yêu cầu nhiều “đàn em” ra tay.
Để thực hiện trọng trách của “cấp trên” giao, Vũ Tiến Sơn đã gọi điện cho Đồng Xuân Phong (nguyên là cán bộ Hải quan TP.Hải Phòng, đang bị Công an TP. HCM khởi tố, truy nã) và Trần Văn Dũng (Dũng “Bắc Kạn”) một tay giang hồ khét tiếng đã có 2 tiền án về tội buôn lậu và tàng trữ trái phép chất ma túy.
Bằng những thủ đoạn tinh vi như dùng sim điện thoại rác để liên lạc, thay đổi xe ô tô, các đối tượng đã đưa Dương Chí Dũng vượt hàng nghìn cây số từ Quảng Ninh vào TP.HCM, rồi đến khu vực cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh đưa Dương Chí Dũng trốn sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch để tìm cách tiếp tục đi Mỹ.
Thời gian Dương Chí Dũng ở Campuchia do không nhập cảnh được vào Mỹ, Đồng Xuân Phong và Trần Văn Dũng đã sang Campuchia để động viên, đưa tiền và dùng mối quan hệ bạn bè của mình giúp Dương Chí Dũng có chỗ ẩn náu.
Hình phạt nào cho các đối tượng?
Video đang HOT
Các cơ quan tố tụng xác định vụ án đưa Dương Chí Dũng bỏ trốn ra nước ngoài là đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội có tổ chức. Dương Tự Trọng là người chủ mưu, cầm đầu, Vũ Tiến Sơn chỉ huy việc thực hiện phạm tội. Trong nhóm 7 đối tượng bị truy tố, 6 người đã thành khẩn khai báo, riêng Dương Tự Trọng đã không thành khẩn, không thừa nhận hành vi phạm tội của mình, thậm chí còn có lời lẽ đe dọa trả thù điều tra viên sau khi được ra tù.
Cả Dương Tự Trọng và Vũ Tiến Sơn cùng bị truy tố theo khoản 3 Điều 275 Bộ LHS tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài, quy định tội phạm và hình phạt từ 12 – 20 năm tù. Cơ quan tố tụng xác định đối tượng Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Trọng Ánh phạm tội do nể nang trong hoàn cảnh là cấp dưới của Dương Tự Trọng. Phạm Minh Tuấn (SN 1961, nguyên Giám đốc Xí nghiệp Bạch Đằng, Hải Phòng) phạm tội vì mối quan hệ bạn bè với Trọng. Với Trần Văn Dũng, việc phạm tội là do bị Dương Tự Trọng và Vũ Tiến Sơn ép buộc.
Riêng Đồng Xuân Phong phạm tội trong hoàn cảnh là vì muốn trả ơn. Suốt từ năm 2009- 2012, Phong được Dương Tự Trọng bao che trong việc trốn lệnh truy nã, được sống nhởn nhơ ngay tại Hải Phòng. Nhóm 5 bị cáo này cùng bị truy tố theo khoản 1 Điều 275 Bộ LHS, quy định tội phạm và hình phạt từ 2 – 7 năm tù.
Theo Dân Việt
Kẻ làm cha có tâm hồn ác quỷ
Nghi ngờ đứa con trai không phải con mình, Trần Mạnh Hà nhiều lần đánh đập, xích vợ trong nhà. Khi người vợ được gia đình bên ngoại giải cứu đưa đi lánh nạn, hắn đã xuống tay hạ sát dã man đứa con mới 10 tháng tuổi...
1. Vụ án Trần Mạnh Hà (31 tuổi, ở tổ 20 Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội) sát hại con trai 10 tháng tuổi khiến người dân trong khu vực xôn xao, bàng hoàng ghê sợ và căm phẫn trước hành vi dã man, mất nhân tính của kẻ làm cha.
Nạn nhân là cháu Trần Gia Bình, một bé trai kháu khỉnh, bụ bẫm, chào đời tháng 2/2012. Anh em trong Đội Khám nghiệm hiện trường - Pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an Hà Nội, những người thường xuyên tiếp xúc với tử thi trong các vụ án mạng, vốn được gọi là những người có "thần kinh thép", vậy mà khi tiến hành công tác khám nghiệm ở vụ án này, không ai có thể cầm lòng trước cảnh tượng thương tâm của cháu bé. Các anh nói rằng hành vi của tên Hà gây ra đối với cháu Bình không khác nào tội ác thời Trung cổ, vô cùng man rợ. Dao và đèn khò, bình gas là những tang vật tên Hà gây án đã được thu giữ. Ngay sau khi đào bới phát hiện bao tải xi măng có xác cháu Bình, các đồng chí công an đã thắp cho cháu nén hương, để linh hồn cháu đỡ tủi.
Hiện trường vụ án mạng.
Trên bàn thờ toàn hoa trắng, không có tấm di ảnh của bé Bình. Túc trực bên cạnh bàn thờ là chị Trần Thị Lan, bác ruột cháu. Chị Lan nói rằng cháu còn nhỏ quá nên người ta kiêng không để ảnh thờ. Có thể là như vậy. Cũng có thể gia đình không có ảnh của cháu. Bởi cháu còn nhỏ quá, mới 10 tháng tuổi thôi. Không phải gia đình nào cũng có điều kiện và có ý thức ghi lại tất cả khoảnh khắc trưởng thành của một đứa trẻ. Nhất là trong hoàn cảnh từ khi sinh ra, cháu đã bị người cha chối bỏ để bác phải nhận về nuôi như bé Bình.
Chị Lan cho biết, sau khi sinh cháu Bình khoảng 2-3 tháng, Hà nói với mọi người cháu Bình không phải con của mình. "Nhiều lần đến chơi, tôi thấy Hà để cháu nằm trên nền đất, khóc ngằn ngặt. Vợ Hà không có sữa, phải nuôi bộ nhưng đến bữa không thấy chúng nó cho con ăn. Cả ngày mới pha được một bình sữa, không ủ nóng mà cứ để nguội lạnh như vậy. Xót cháu, tôi đón về nuôi từ đó đến nay".
Thắp cho cháu nén nhang, chúng tôi không khỏi chạnh lòng xót xa khi trên bàn thờ cháu, thay vì bát cơm quả trứng như thường lệ là những bát cháo trắng. Bởi vì cháu mới 10 tháng tuổi, chưa biết ăn cơm. Một đứa trẻ miệng còn hơi sữa như vậy thì nào có tội tình gì mà tên Hà lại ra tay tàn độc đến như vậy?
Người đau xót nhất trước cái chết của cháu Bình có lẽ là chị Trần Thị Lan. Mặc không sinh ra bé Bình nhưng hơn nửa năm nay, chị trở thành người mẹ thứ hai của cháu, chăm bẵm khác nào con đẻ. Ơn giời, thằng bé nuôi bộ nhưng rất bụ bẫm, khỏe mạnh. Dường như sinh ra đã biết thân biết phận bị bố ghẻ lạnh nên ở nhà bác, bé ăn ngủ ngoan ngoãn, không mấy khi quấy khóc.
Kể lại buổi sáng định mệnh 22/12, giọng chị Lan nghẹn ngào và hình như cả sự ân hận vì trước khi Hà đón cháu đi, chị chưa kịp cho cháu ăn. Chị bảo khoảng 8 giờ sáng, Hà đến xin đón con về nhà chơi. Chị Lan bảo Hà chờ để cho thằng bé uống sữa nhưng Hà tỏ ra rất vội, cứ vơ lấy đứa nhỏ. Chị Lan chỉ kịp mặc quần áo ấm cho bé Bình.
Đến 9 giờ cùng ngày, không thấy Hà mang trả cháu Bình như hứa hẹn lúc đón đi, chị Lan sốt ruột đến nhà Hà tìm nhưng không thấy. Buổi trưa, chị quay lại lần nữa thì nhà khóa cửa, gọi không ai thưa. Khoảng 15 giờ, chị Lan tiếp tục đến tìm. Hà có nhà nhưng cháu Bình thì không thấy đâu. Khi chị Lan hỏi, Hà thản nhiên bảo mẹ cháu Bình đến đón cháu đi rồi. Chị Lan tiếp tục truy một hồi thì Hà lại nói đặt cháu nằm ở tấm phản tại tầng một để lên gác lấy quần áo, khi xuống thì cháu Bình đã bị ai đó bế đi mất rồi. Gặng hỏi mãi, Bình vẫn trả lời như vậy. Sau khi tìm kiếm quanh nhà không thấy cháu Bình đâu, linh cảm có chuyện không lành xảy ra, chị Lan tới Công an phường Định Công trình báo.
Công an phường đã cùng gia đình chị Lan tổ chức tìm cháu Bình. Kiểm tra xung quanh nhà Hà, phát hiện tại khe hở khoảng 30cm ở sau nhà thờ họ Trần cạnh nhà Hà có vết xi măng mới trám nghi vấn. Tiến hành đào bới, Cơ quan Công an phát hiện xác cháu Bình được nhét vào một chiếc vỏ bao xi măng. Kết quả khám nghiệm cho thấy cháu Bình đã bị sát hại hết sức dã man bằng đèn khò và bằng dao trước khi đem chôn.
Nơi tên Hà đã hạ sát con trai trong nhà tắm.
2. Lý do sát hại con được Hà khai là do nghi ngờ có người đặt camera trong bụng cháu Bình để theo dõi nên hắn phải giết cháu Bình để lấy thiết bị ra (?!). Chính vì lời khai ban đầu này của tên Hà nên nhiều người cho rằng Hà là người không bình thường hoặc bị "ngáo đá". Người nhà của Hà cũng nói rằng Hà nghiện ma túy từ nhiều năm nay.
Tuy nhiên, theo anh Nguyễn Văn Chiến, bảo vệ dân phố cụm dân cư số 6, đồng thời là người hàng xóm lâu năm của Trần Mạnh Hà thì tại địa phương, Hà không phải là đối tượng nghiện ma túy trong diện quản lý. Trước khi gây án thì mọi biểu hiện, sinh hoạt của Hà đều bình thường. Điều khác thường ở Hà chính là thói bạo hành được Hà áp dụng với người vợ của mình - chị Nguyễn Thị Dung.
Theo những người hàng xóm cho biết thì Hà là con út trong gia đình có 7 anh chị em. Ở nhà, Hà còn có tên gọi khác là Sơn. Hà học chưa hết cấp 2, thường xuyên "đúp" vì học kém. Được một người hàng xóm mối lái, Hà kết hôn với chị Nguyễn Thị Dung, quê ở Quảng Ninh. Chị Dung có nghề may, chuyên sửa chữa quần áo nhưng từ khi lấy Hà thì không thấy đi làm may nữa mà ở nhà. Cả hai vợ chồng đều không có nghề nghiệp, cuộc sống dựa vào tiền cho thuê ngôi nhà với 6 phòng trọ, được bố mẹ chia trên phần đất của gia đình. Tuy vậy, hàng tháng, mọi người vẫn thấy chị Trần Thị Lan, chị ruột của Hà đứng ra thanh toán tiền điện cho gia đình Hà. Trong nhà Hà cũng không có tài sản gì đáng giá, ngoài chiếc nồi cơm điện được dùng vừa nấu cơm, vừa nấu canh.
Chuyện Hà bạo hành vợ lộ ra từ khi chị Dung sinh con thứ hai - cháu Trần Gia Bình. Sau khi chị Lan đón cháu Bình về nuôi, Hà quản vợ chặt chẽ hơn. Mỗi sáng, Hà khoác tay vợ đi chợ càng khiến người ngoài nhìn vào dễ lầm tưởng đây là một cặp vợ chồng hạnh phúc. Khi về, anh ta đóng kín cửa. Nhiều lần anh chị em ruột đến chơi, Hà cũng không mở cửa tiếp và ít giao du với ai. Con trai đầu của Hà năm nay 6 tuổi nhưng Hà cũng không cho đi học, mặc dù hắn tỏ ra rất yêu quý cháu bé này chứ không ghét bỏ như cháu Bình.
Cách đây 2 tháng, tổ trưởng dân phố đồng thời là chú ruột của Hà là ông Trần Xuân Bành có nhờ cảnh sát khu vực giúp đỡ, can thiệp việc Hà xích vợ vào giường. Là người trực tiếp cùng vào kiểm tra, anh Nguyễn Văn Chiến kể lại, khi vào nhà Hà, thấy chị Dung bị Hà dùng xích sắt khá to xích chân vào thành giường. Hà nói do vợ "đi với trai" nên phải xích lại và anh ta chấp nhận phục vụ cơm nước cho vợ hàng ngày chứ nhất định không để vợ đi ra ngoài. Chị Dung cho biết chị bị xích khoảng một tuần nay. Hàng ngày Hà vẫn cho vợ ăn uống, chủ yếu là mì tôm. Không hiểu vì lý do gì, người đàn bà này không hề có thái độ "tố" chồng mà chỉ yếu ớt đề nghị rằng "nếu được thì các bác cắt xích cho em". Sau khi được cắt xích giải cứu, chị Dung đề nghị không xử lý Hà và xin được tự giải quyết chuyện gia đình.
Hai tuần trước, theo phản ánh của người nhà thì Hà lại có biểu hiện nguy hiểm đối với chị Dung. Hà nói với mọi người chị Dung lại có chửa với người khác nên phải đưa vào bệnh viện để mổ bụng lấy thai ra. Do Hà nhốt chị Dung ở trong nhà nhiều ngày nên mọi người phải nhờ Công an phường can thiệp, gọi Hà lên phường. Nhân cơ hội Hà không có nhà, mọi người báo cho bố chị Dung từ Quảng Ninh lên đón con gái đi lánh nạn.
Theo phỏng đoán của mọi người thì có lẽ bực tức về việc chị Dung bỏ đi nên Trần Mạnh Hà đã tìm cách sát hại cháu Bình, như lời khai của hắn tại Cơ quan Công an là để "dằn mặt" vợ. "Tôi cho rằng Hà đã có chủ ý này từ lâu chứ không phải bị ảo giác ma túy" - anh Nguyễn Văn Chiến nhận định. Anh Chiến cho biết, trong thời gian chưa tìm ra cháu Bình, mọi người cùng với anh em của Hà đã dùng lời lẽ, tình cảm thuyết phục Hà chỉ chỗ giấu con nhưng Hà kiên quyết không khai nhận gì. Thái độ của hắn khá bình tĩnh, một mực nói rằng có người đã bế trộm con khi Hà mải lấy quần áo ở trên gác. Cho tới lúc đào được bao xi măng, Hà mới chịu khai một phần, thậm chí khai man rằng đã thuê một người thợ xây 500.000 đồng để người này đào hố và láng ximăng.
Thế nhưng theo những người thợ xây ở công trình xây dựng gần đó cho biết, Hà sang hỏi xin xi măng rồi cứ thế xúc về, chẳng đợi có đồng ý hay không. Cho đến nửa đêm, Cơ quan Công an tiến hành pháp y để xác định nguyên nhân tử vong của cháu Bình, lúc đó Trần Mạnh Hà mới chịu khai nhận đã tự tay sát hại con. Thái độ khai nhận của Hà vẫn lạnh lùng, dửng dưng, không một chút ăn năn hối hận.
Bình gas và đèn khò, tang vật tên Hà sử dụng gây án.
3. Sau khi vụ án xảy ra, nghe nói phía anh em của Hà có trách cứ rằng, hai tuần trước khi đến đón con gái về, giá như ông ngoại nhận bé Bình về nuôi thì đâu đến nỗi cháu bị chết thảm như vậy. Tâm lý thương xót đứa cháu tội nghiệp, nên những lời trách móc như vậy cũng là điều dễ hiểu.
Còn chị Dung thì nghe nói đã được đưa vào miền Nam sống. Vì sao họ cũng chối bỏ cháu Bình? Vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn? Hay vì họ muốn cắt đứt mối liên hệ với Trần Mạnh Hà? Đó chỉ là những phỏng đoán. Hàng xóm bảo rằng lúc mới lấy Hà, chị Dung thuộc diện trắng trẻo, ưa nhìn. Nhưng bây giờ thì thân tàn ma dại. Có lẽ ngày lên Hà Nội đón chị Dung về, ông ngoại của cháu Bình cũng không thể ngờ được con gái của họ lại ra nông nỗi ấy.
Nhà của hung thủ Trần Mạnh Hà ở cuối con ngõ cụt, có cổng sắt bảo vệ chắc chắn. Không phải người hàng xóm nào cũng biết được cuộc sống của những con người sau cánh cổng ấy. Bởi tên Hà không thích giao du với ai. Bởi cuộc sống đô thị ngày nay đã khiến các gia đình ngày càng tách biệt theo kiểu "đèn nhà ai nhà nấy rạng". Sau vụ án, có rất nhiều từ "giá như" thốt ra một cách nuối tiếc...
Thời gian gần đây, hành vi giết người một cách dã man ngày càng gia tăng, nguyên nhân có tác động bởi yếu tố bên ngoài rất nhiều. Như phim ảnh chiếu trên các kênh chính thống như truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số nhất là vào ban đêm thường chiếu các bộ phim bạo lực, kinh dị. Người tò mò xem những phim này cũng bị tác động nhiều, khi trên phim thể hiện rất kỹ các hành vi giết người hay trả thù man rợ. Vì vậy khi có ý định trả thù, người ta thường nghĩ đến những hình ảnh đã xem trên phim và đương nhiên họ bị ảnh hưởng bởi sự dã man, tàn bạo trên phim ảnh.
Một nguyên nhân khác, đó là tình trạng nhiều vụ án do chưa xử lý kịp thời nên tính răn đe, giáo dục chưa được đáp ứng. Như vụ án Nguyễn Đức Nghĩa đã tuyên tử hình đấy nhưng vì rất nhiều lý do khác nhau chúng ta chưa xử ngay được khiến tính răn đe, trừng phạt bị "nguội" đi rất nhiều. Nếu như vụ án nào cũng được xử lý nhanh, từ việc điều tra nhanh chóng, đưa ra xét xử ngay thì có tính giáo dục, trừng trị rất hiệu quả; ngược lại càng để lâu thì tính giáo dục xã hội càng giảm.
Thượng tá, PGS.TS Nguyễn Minh Đức, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, Học viện Cảnh sát nhân dân.
Theo 24h
Chạy công chức 100 triệu: Lộ diện 12 cán bộ Cơ quan chức năng của huyện Ứng Hòa đã hoàn tất kết luận về vụ việc "gian lận" trong kỳ thi tuyển công chức của huyện vào tháng 9/2012. Ông Nguyễn Văn Xuyên, bí thư Huyện ủy Ứng Hòa, Hà Nội Ngày 8/1, bên lề hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, ông Nguyễn Văn Xuyên, bí thư Huyện ủy...