Vụ giết trùm mafia khét tiếng rúng động nước Nga
Sau 2 lần thoát chết vì bị ám sát hụt, trùm mafia khét tiếng bậc nhất nước Nga đã không may mắn trong lần thứ 3.
Cái chết của trùm mafia Aslan (trái) khiến nước Nga rúng động.
Nhiều quốc gia tồn tại những thế lực ngầm kiểm soát các hoạt động bất chính như mại dâm, bảo kê, buôn ma túy. Tại Nga, mafia được cho là có rất đông thành viên và được mệnh danh là “chúa tể” của mọi mafia thế giới. Loạt bài này điểm lại những hoạt động tội phạm và sự kiện ghê gớm liên quan đến mafia xứ sở bạch dương.
Phát đạn duy nhất
Khách sạn Dvor Karetny xa hoa bậc nhất thủ đô Moscow, cách điện Kremlin chừng 2 km, là điểm đến yêu thích của giới nhà giàu, tài phiệt nước Nga. Buổi trưa đầu xuân năm 2013, một người đàn ông già cả, dáng người béo, bước nhanh khỏi nhà hàng sau khi dùng bữa.
Ông ta đi nhanh về phía chiếc xe chở mình thì bất chợt một tiếng “bụp” vang lên. Tiếng kêu đanh gọn, chắc nịch và người đàn ông ngã gục xuống đất. Dù được đưa đi viện cấp cứu ngay sau đó, người đàn ông vẫn không thể qua khỏi vì vết thương quá nặng. Đó là ngày mà cả nước Nga rúng động khi biết tin Aslan Usoyan qua đời.
Aslan qua đời ở tuổi 75.
Aslan Usoyan, 75 tuổi, bị bắn chết bởi một phát đạn duy nhất. Sát thủ ra tay sử dụng một khẩu súng trường từ một tòa chung cư 10 tầng. Kẻ thủ ác cũng không được tìm ra. Aslan, kẻ từng được mệnh danh là “Bố già Usoyan” hay “Al Capone của nước Nga”, đã chết sau thời gian dài khiến nước Nga chao đảo. Cái chết của Aslan gây ra nhiều cảm xúc trái ngược với người biết tin.
Aslan là người Kurd, sinh ra và lớn lên ở vùng đất Gruzia thuộc Nga. Ông ta bắt đầu phạm tội từ khi 18 tuổi và chỉ sau đó một năm, Aslan “xộ khám” vì tấn công cảnh sát. Trong thời gian này, Aslan trở thành chỉ huy của tổ chức Vory v Zakone, một liên minh gồm các thành phần bất hảo trong tù. Aslan được mệnh danh là “kẻ phạm tội trong vòng luật pháp” vì luôn tuân thủ các luật lệ của thế giới ngầm. Tờ Economist nói rằng Aslan được đàn em gọi là “trùm mafia uy tín nhất Nga”.
Sau khi ra tù, Aslan chỉ huy các băng đảng bảo kê và thu tiền bất chính từ doanh nghiệp. Bất kì công ty, tập đoàn nào phản đối đều bị Aslan kéo quân tới đập phá, đe dọa, đổ sơn khắp nơi. Aslan là kẻ thích bạo lực nên hắn sẵn sàng sai đàn em tấn công bất kì ai phản kháng.
Aslan nhiều lần xuất hiện thanh minh về hoạt động bất chính của mình.
Khi có một số vốn trong tay, Aslan mở các sòng bạc và chuyển qua bán vũ khí. Khi Liên Xô tan rã, Aslan vẫn vươn vòi bạch tuộc của mình khắp nước Nga và nhiều nơi trên thế giới. Cũng vì quyền lực quá lớn mà Aslan trở thành mục tiêu của những băng nhóm xã hội đen khác. Ông ta từng 2 lần bị ám sát năm 1998 và 2010, tuy nhiên đều may mắn thoát chết. Lần thứ 3 này, Aslan đã không may mắn như vậy và chết tại bệnh viện.
Cảnh sát cho biết trong 2 lần ám sát trước, Aslan đều bị cùng một kẻ âm mưu giết hại, theo Interfax. Vụ ám sát “ông vua Aslan” lần thứ 3 xảy ra quá nhanh nên mặc dù được vệ sĩ bao vây tứ phía, Aslan vẫn bị trúng đạn và gục ngã. Cách hiện trường không xa, cảnh sát thu được một khẩu súng trường. Khẩu súng này là loại Val 9mm, chuyên dùng cho các đặc nhiệm Nga thời trước.
Cuộc chiến đẫm máu giành quyền lực
Video đang HOT
Khẩu súng cùng loại đã giết trùm mafia.
Tờ Bưu điện Washington cho biết vài năm trước khi Aslan bị ám sát, các ông trùm khét tiếng nhất ở Nga đã gặp mặt nhằm giải quyết bất đồng và phân chia khu vực cai trị. Dù vậy, cuộc họp kết thúc trong những tiếng cãi cọ, chửi thề và sự đe dọa lẫn nhau. Đại diện đàm phán của Aslan là Vyacheslav Ivankov sau này cũng bị ám sát năm 2009.
Cựu cảnh sát Alexander Mikhailov nói rằng cái chết của Aslan “giúp việc phân chia lãnh địa được hoàn tất nhanh chóng”. Ông Alexander dự đoán rằng các cuộc thanh trừng trong tương lai sẽ ít hơn.
Giáo sư Mark Galeotti từ đại học New York khẳng định cái chết của Aslan chưa phải hết mà là sự mở đầu cho cuộc chiến đẫm máu theo phong cách truyền thống nhằm trả thù lẫn nhau. Mark nói: “Cháu trai Aslan sẽ nối nghiệp ông mình và trả thù trong thời gian tới. Chắc chắn những cuộc chiến này sẽ không bao giờ có hồi kết”.
Ông trùm luôn có vệ sĩ bảo vệ ngày đêm.
Một diễn biến khác đáng chú ý là ngày 1.2.2013, Rovshan Dzhaniyev, một tên tội phạm gốc Azerbaijan, được cho là bị bắn chết ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều người cho rằng Dzhaniyev là nghi phạm chính trong vụ ám sát ông trùm Aslan. Tuy nhiên, cảnh sát khẳng định trên tờ Moscow Times: “Một nửa tin rằng chính Dzhaniyev đã ra tay giết hại Aslan và bị thủ tiêu, số khác cho rằng Dzhaniyev không bị bắn chết mà chỉ tung tin đồn nhằm trốn tránh bị trả thù vì ra tay với ông trùm”.
Kênh Rossia 1 cho biết Astamir Gulia, thành viên chủ chốt của băng đảng đối đầu với ông trùm Aslan, bị bắn chết tại một nhà hàng Moscow hôm 18.1.2013. Nhiều ý kiến cho rằng Gulia chính là kẻ đã bắn chết ông trùm khét tiếng. Dù vậy, thông tin này đã bị dập tắt vì nhiều người khẳng định, Gulia không có khả năng thiện xạ điêu luyện tới vậy.
Cái chết của Aslan khiến các băng đảng nhanh chóng ngoi lên và tìm quyền kiểm soát đế chế của “ông vua Aslan” ở Moscow và Sochi. Sân vận động Sochi, nơi diễn ra Thế vận hội Mùa đông 2014, từng được Aslan kiểm soát toàn bộ. Trước đó, Eduard Kakosyan, kẻ thân tín với Aslan bị một tay súng lái xe máy bắn chết năm 2010.
Từ năm 2007, Aslan đã tranh giành lãnh địa với một băng đảng do Tariel Oniani kiểm soát tại khu vực Sochi. Những vụ đụng độ giữa 2 bên thường xuyên xảy ra. Cảnh sát nhiều lần tìm cách hòa giải nhưng bất thành. Khi được phỏng vấn, Aslan nói: “Nga là một dân tộc hòa bình nên chúng tôi cũng dùng hòa bình để ngăn chặn tình trạng vô thiên vô pháp”.
Ông trùm Aslan cùng đàn em.
Hãng tin RT của Nga cho biết, các băng nhóm muốn diệt trừ Aslan vì ông ta sở hữu khối bất động sản đắc địa ở Sochi. Ngoài ra, ông trùm này cũng nắm trong tay nhiều công ty lớn tranh giành quyền đấu thầu tại thành phố đăng cai thế vận hội lớn nhất thế giới. Đây là “mỏ vàng” mà không tổ chức tội phạm nào bỏ qua.
Sergei Kanev, nhà báo chuyên về pháp luật của tờ Novaya Gazeta, nói: “Nơi nào có tiền, nơi đó có tội phạm. Sochi là căn cứ địa, là quê hương thứ hai của ông trùm Aslan”.
Xác của Aslan dự tính được chôn cất ở quê nhà Tbilisi (Gruzia), tuy nhiên chiếc máy bay chở Aslan không được phép hạ cánh. Do vậy, thi hài của Aslan Usoyan được chôn cất tại Moscow.
Theo Danviet
Điều khiến mafia Nga trở thành "chúa tể", ghê gớm hơn cả mafia Ý, Nhật
Mafia Nga hiện nay được cho là có hơn 300.000 thành viên, vươn "vòi bạch tuộc" tới hơn 50 quốc gia trên thế giới.
Nhiều quốc gia tồn tại những thế lực ngầm kiểm soát các hoạt động bất chính như mại dâm, bảo kê, buôn ma túy. Tại Nga, mafia được cho là có rất đông thành viên và được mệnh danh là "chúa tể" của mọi mafia thế giới. Loạt bài này điểm lại những hoạt động tội phạm và sự kiện ghê gớm liên quan đến mafia xứ ở bạch dương.
Hình ảnh thường thấy của một bố già mafia Nga cùng đàn em.
Những kẻ máu lạnh nhất thế giới
Stewart Boyd cùng 3 người bạn khác của mình đang dạo chơi bằng xe hơi quanh thành phố Madrid (Tây Ban Nha) thì bất ngờ đụng xe với một phương tiện khác cùng chiều. 4 người trên xe chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì bất ngờ chiếc xe hơi nổ tung. 4 người từ Glasgow (Anh) chết thảm theo kịch bản không thể tin nổi. Boyd là mafia từ Anh và vụ việc xảy ra năm 2003 làm cả Tây Ban Nha choáng váng.
Theo Guardian, đây là sự trả thù của một băng nhóm xã hội đen Nga làm ăn với những tên tội phạm từ Anh. Nguyên nhân của vụ tấn công dã man này là do băng nhóm của Anh từ chối trả tiền vận chuyển ma túy. Chiếc xe Audi chở 4 người gồm người đàn ông tên Boyd và con gái cùng bạn bè của cô bốc cháy dữ dội sau khi bị tấn công. 2 người Tây Ban Nha khác đứng gần đó cũng thiệt mạng.
Sau khi điều tra, cảnh sát địa phương cho biết Boyd nợ băng nhóm mafia số tiền hơn 2,5 triệu USD (khoảng 55 tỉ đồng). Số tiền này được dùng để vận chuyển lượng lớn cocaine tới Scotland. Boyd là một kẻ có máu mặt tại Scotland và nhiều lần giết người vì dám cản đường làm ăn. Dù vậy, sự tàn ác của Boyd cũng không thể giúp tên này sống sót vì dám "lật lọng" với mafia Nga.
Năm 2001, một trùm mafia khác là Rodden từ Anh cũng bị bắn chết khi đang du ngoạn tại Amsterdam, Hà Lan cùng bạn bè. Tên này có làm ăn với mafia Nga và xích mích xảy ra khiến Rodden phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
Một nhóm mafia Nga hiếm hoi xuất hiện vào ban ngày.
Tờ Daily Mail của Anh viết: "Mafia Nga là những kẻ làm ăn "rất cứng" - họ biết rõ mình đang làm gì. Họ không bao giờ cho phép bản thân bị mất mặt bởi những kẻ dám trở mặt không trả tiền. Trả thù là biện pháp duy nhất nếu họ cảm thấy bản thân đang bị lừa".
Tờ báo Anh cho biết mafia Nga sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để giết người, trong đó đặt bom xe là một cách thức "yêu thích". "Chúng sẽ chọn thời gian, địa điểm phù hợp và gắn bom và xe của nạn nhân. Nếu có người dân vô tội gần đó, chúng cũng không quan tâm vì mafia Nga chỉ cần tiền". Sự máu lạnh của mafia Nga khiến nhiều người cảm thấy khiếp đảm với tổ chức xã hội đen này. Nhưng đó chưa phải là tất cả những gì thế giới biết về mạng lưới ngầm của mafia Nga.
"Chúa tể" giới xã hội đen
Ông trùm mafia khét tiếng bậc nhất nước Nga Aslan Usoyan.
Sau khi Liên Xô tan rã, mafia của Nga vẫn liên tục hoành hành và nhanh chóng vươn lên thành một thế lực trên toàn cầu. Chúng vượt qua những "tên tuổi có số má" như mafia Sicily của Italia, yakuza của Nhật bản hay Hội Tam hoàng của Trung Quốc để trở thành băng đảng khét tiếng nhất thế giới.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, lượng lớn vũ khí của quân đội bị mất kiểm soát và lọt vào tay các tổ chức xã hội đen. Ngay sau đó, mafia Nga nắm lấy cơ hội này để kiếm tiền nhờ buôn vũ khí. Chúng dùng tiền kiếm được một cách bất chính để hối lộ các quan chức trong bộ máy nhà nước. Ngoài ra, chúng mua các doanh nghiệp cổ phần hóa và thâm nhập sâu hơn vào đời sống kinh tế các nước này.
Sự máu lạnh, tàn ác, đầu óc làm ăn nhanh nhạy biến mafia Nga thành nỗi khiếp sợ của nhiều quốc gia. Tờ Daily Star tính toán rằng 70% lượng ma túy bất hợp pháp ở Anh là do mafia Nga kiểm soát. Kênh BBC của Anh cách đây ít tuần cũng đăng phim tài liệu mang tên "McMafia" để ám chỉ thế giới của tội phạm Nga hoành hành tại London.
Hiện nay, mafia Nga đã vươn "vòi bạch tuộc" tới châu Âu, châu Á, châu Mỹ và cả châu Phi. Thời điểm hiện tại, con số ước tính mafia Nga lên tới 300.000 thành viên, bao gồm từ cả "cùng đinh" của xã hội tới thương gia giàu có.
Số liệu của tờ báo Anh cung cấp năm 2010, mafia Nga kiểm soát ít nhất 21% nền kinh tế Nga, nắm trong tay hàng loạt ngành công nghiệp bất hợp pháp ở Macau, Trung Quốc và Đức. Thậm chí, chúng buôn bán ma túy ở Tajikistan hay Uzbekistan và kiếm bộn nhờ rửa tiền tại châu Âu.
Hình xăm chằng chịt trên cơ thể là chỉ dấu của một mafia Nga.
Mafia Nga nổi tiếng nhất về các hoạt động kinh tế, buôn bán ma túy, mại dâm, buôn vũ khí quy mô lớn trên thế giới. Thậm chí, chúng buôn bán nguyên liệu sản xuất vũ khí hạt nhân tới mọi nơi có nhu cầu.
Địa điểm giúp mafia Nga kiếm tiền nhiều nhất chính là các nước châu Phi luôn chìm trong nội chiến và loạn lạc. Một trong những kẻ buôn vũ khí khét tiếng nhất là Viktor Bout. Tên này từng bị kết án 25 năm tù ở Mỹ vì tiếp tay cho các phần tử khủng bố giết hại người Mỹ. Tên này được đặt biệt danh "lái buôn thần chết" vì gián tiếp gây ra cái chết của hàng triệu người châu Phi.
Các loại khí tài quân sự cũng được mafia Nga cung cấp khi khách hàng có nhu cầu. Đó có thể là súng bộ binh, vũ khí cá nhân cho tới cả xe tăng, tên lửa, máy bay chiến đấu, máy bay vận tải. Với "chân rết" ở hơn 50 quốc gia, mafia Nga dễ dàng nắm vị trí bá chủ toàn cầu lĩnh vực chục tỉ đô-la này.
Một điểm khác biệt của mafia Nga trên thế giới là chúng rất công khai. Các ông trùm nổi tiếng sẵn sàng lên báo chia sẻ và kể về đời tư. Trùm mafia khét tiếng Aslan Usoyan từng lên báo "thanh minh" về các hoạt động bất hợp pháp ở thành phố Sochi.
Những người đến dự đám tang của trùm mafia Vyacheslav Ivankov.
Tổ chức xã hội đen Solntsevskaya Bratva của Nga được xem là sở hữu khối tài sản bất minh lớn nhất thế giới hiện nay. Chúng có trong tay hơn 8,5 tỉ USD và hệ thống quyền lực được phân cấp thành 10 nhóm khác nhau. Các nhánh nhỏ này hoạt động độc lập và sẽ họp thường niên để bàn về các địa bàn cai quản. Giáo sư Frederico Varese, chuyên ngành tội phạm học đại học Oxford nói: "Hội đồng 12 thủ lĩnh mafia sẽ họp mặt mỗi năm và đây chẳng khác gì ngày hội với chúng".
_________
Một trùm mafia Nga được mệnh danh là "lái buôn thần chết" vì gián tiếp làm thiệt mạng hàng triệu người. Đón đọc kì tới xuất bản ngày 14.1.
Theo Danviet
Bên trong trại huấn luyện chó săn đẫm máu ở Nga Những chú chó nhỏ thậm chí chiến đấu với gấu nâu để luyện bản năng săn mồi. Nước Nga đang rộ lên sự phản đối và yêu cầu kí dự thảo cấm các trại nuôi chó săn đẫm máu được phép hoạt động trên phạm vi cả nước. Quốc hội Nga bỏ phiếu thông qua dự luật này, tuy nhiên thượng viện Nga...