Vụ giết cô giáo mầm non: Hậu quả nằm ngoài ý chí của nghi can?
Việc cô giáo không chết mà tỉnh lại rồi bò ra ngoài đường kêu cứu là nằm ngoài ý chỉ chủ quan của nghi can. Do đó, dù hậu quả chết người chưa xảy ra, nghi can vẫn có thể bị truy tố tội Giết người.
Khoảng 10 giờ sáng 7/11, một người dân đã phát hiện một phụ nữ bị thương nặng lết ra từ vườn mía ven đường kêu cứu. Nạn nhân được xác định là bà Quách Thị Hạ (47 tuổi, ngụ xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa), giáo viên của một trường mầm non trên địa bàn huyện Thạch Thành.
Công an thị xã Bỉm Sơn đã vào cuộc điều tra và nhanh chóng xác định nghi phạm tấn công cô Hạ tên là Khôi (ngụ huyện Nga Sơn, Thanh Hóa). Vào chiều cùng ngày Khôi đã bị công an tạm giữ hình sự để điều tra.
Việc cô giáo không chết và được cứu sống là nằm ngoài ý chí chủ quan của nghi can (Ảnh minh họa.
Theo thông tin ban đầu, cô Hạ có đưa tiền nhờ Khôi xin việc cho con. Do không xin được việc nên cô Hạ nhiều lần đòi lại số tiền đã đưa cho Khôi nhưng không được.
Ngày 6/11, Khôi hẹn cô Hạ xuống khu vực phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn) để trả nợ và tại đây, Khôi đã đánh cô Hạ bất tỉnh rồi ném nạn nhân vào vườn mía bên đường để phi tang.
Tại hiện trường, Xe máy, điện thoại và ví của nạn nhân đều bị lấy đi. Sau một đêm, cô Hạ tỉnh lại cố lết ra đường và được người dân phát hiện đưa đi cấp cứu.
Trao đổi, với PV báo điện tử Người đưa tin về vấn đề pháp lý xoay quanh hành vi phạm tội của nghi can, luật sư Phạm Thanh Tùng – Văn phòng luật sư Phạm Hoàng – Đoàn Ls TP. Hà Nội cho rằng: Theo những thông tin mà báo chí đã đưa thì vụ việc trên có dấu hiệu của tội Giết người và cướp tài sản. Tuy nhiên, để xác định rõ tội danh cần phải qua quá trình điều tra, thu thập chứng cứ cùng với việc xác định ý chí chủ quan của người phạm tội.
Video đang HOT
Nếu các vết thương của nạn nhân toàn nằm ở những chỗ hiểm yếu, có khả năng tước đoạt tính mạng cao và mặc dù nạn nhân không chết thì vẫn có thể xác định là tội Giết người ở giai đoạn chưa đạt đã hoàn thành”.
Luật sư Phạm Thanh Tùng nhận định: “Ở đây người phạm tội đã thực hiện tất cả các hành vi nhằm tước đoạt sinh mạng của người khác, hậu quả chưa xảy ra là nằm ngoài ý chí của người phạm tội và do nạn nhân được phát hiện, cấp cứu kịp thời”.
Trong khi đó, quan điểm cho rằng, hành vi của nghi can có thể chỉ bị truy tố về hành vi Cố ý gây thương tích, luật sư Nguyễn Văn Thành – giám đốc Công ty Luật Huy Thành – Đoàn Luật sư TP.Hà Nội nói: Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng xem xét làm rõ về động cơ, mục đích gây án của đối tượng để xử lý theo quy định. Việc xác định các hành vi phạm tội phải trên cơ sở xác định rõ ý thức, mong muốn chủ quan của đối tượng trong trường hợp này.
“Nếu đối tượng không có chủ ý giết người mà chỉ có ý thức dùng vũ lực đe dọa, khống chế để đạt được mục đích nào đó, hậu quả chết người cũng chưa xảy ra thì hành vi này được xác định là cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo quy định tại Điều 104 Bộ Luật hình sự, cho dù nạn nhân chưa chết”.
Luật sư Nguyễn Văn Thành cho rằng: Chỉ khi nghi can nhận thức được hành vi của mình có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người khác nhưng vẫn cố ý thực hiện đến cùng để đạt được mục đích thì hành vi đó cấu thành tội Giết người theo quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự”.
Nhất Phiến
Theo_Người Đưa Tin
Trêu ghẹo trên đường làm cô gái ngã chết: Truy cứu tội gì?
Làm cô gái lúng túng khiến xe mất lái, ngã xuống đường dẫn đến tử vong. Trường hợp này, những thanh niên trêu ghẹo cô gái có bị xử lý hình sự về hành vi của mình.
Án mạng từ cái vỗ vai
Mới đây, trên một số báo có đưa tin, tại chợ Gốt, Đông sơn, Chương Mỹ, Hà Nội đã xyar ra một vụ tai nạn khiến cho một cô gái trẻ tử vong.
Theo đó, vào khoảng 17h47 ngày 8/8 chị Trân Thi H (18 tuổi, ơ đôi 3, thôn Đông Ha, xa Đông Yên, Quôc Oai, Hà Nội) đang trên đường từ Khu công nghiệp Phú Nghĩa về nhà. Khi đi đến đoạn chợ Gốt thì bị hai thanh niên cởi trần, đi xe máy Dream đánh võng bên cạnh và buông lời trêu ghẹo.
Sau khi bị hai thanh niên đập vào vai, nạn nhân bị chệch tay lái, ngã ra đường.
Đúng lúc đó, chiếc xe tải mang BKS 29C-03... của tài xế tên Hạnh (Phú Nghĩa, Chương Mỹ) đi ngược chiều do không xử lý kịp đã chèn ngang người cô gái. Nạn nhân đã tử vong tại chỗ.
Trêu ghẹo làm thiếu nữ chết thảm bị truy cứu tội danh gì? - Ảnh minh họa
Hai thanh niên có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Có quan điểm cho rằng hai thanh niên này không phạm tội bởi ngay từ đầu, hai thanh niên này không hề có ý định gây ra cái chết cho nạn nhân. Chị H. mất lái rồi ngã xuống đường sau hành động của hai thanh niên chỉ là một tai nạn đáng tiếc.
Ngược lại, có quan điểm cho rằng không thể cứ nói không có ý định gây ra cái chết cho nạn nhân thì hai thanh niên không phải chịu trách nhiệm. Nguyên do những vụ tai nạn giao thông dẫn đến chết người thường thì người gây ra tai nạn không hề có ý định gây ra cái chết cho nạn nhân nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong vụ này, T. phải bị truy cứu...
Nhưng hai thanh niên sẽ bị truy cứu về tội danh gì?
Muốn xác định hành vi trêu ghẹo của hai thanh niên có phạm tội không thì không thể không bắt đầu từ cái chết của chị H. Hầu hết các vụ án hình sự đều phải bắt đầu từ hậu quả. Từ hậu quả rồi tìm ra nguyên nhân dẫn đến hậu quả và cuối cùng hành vi nào là nguyên nhân dẫn đến hậu quả đó.
Chị H. bị chết do hành vi tác động ngoại lực của hai thanh niên làm chị ngã xuống đường và bị xe tải chèn qua. Nếu tự nhiên chị H bị mất lái thì lúc này tai nạn là do chị tự gây ra. Nhưng trường hợp này không phải như vậy mà do có sự tác động của hai thanh niên. Nếu hai thanh niên không đột vỗ vào vai của chị H. thì chị không giật mình mà mất lái. Chính sự tác động này của hai thanh niên là nguyên nhân làm cho chị H. bị chết.
Không cần phải phân tích nhiều thì ai cũng có thể hiểu chị H. bị chết do hành động trêu ghẹo của hai thanh niên gây nên. Về lý luận, hành động của hai thanh niên là nguyên nhân gián tiếp gây ra cái chết cho chị H. Người có hành vi là nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp đều phải chịu trách nhiệm về hậu quả do mình gây ra.
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra; Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Khi vỗ vào sau lưng của chị H., hai thanh niên chỉ muốn trêu ghẹo nhưng ai cũng biết hành vi đó rất nguy hiểm đến tính mạng của chị H. Bởi lẽ trong lúc đang điều khiển xe máy trên đường, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể làm cho người lái xe mất thăng bằng, không làm chủ được tay lái. Có lẽ chính vì vậy mà đối với tội cướp giật tài sản, liên ngành trung ương phải hướng dẫn "dùng thủ đoạn nguy hiểm" là cướp giật người đi mô tô, xe máy...
Đối với cái chết của chị H., đúng là hai thanh niên không mong muốn, cũng không bỏ mặc cho hậu quả xảy ra nên không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 9 BLHS (lỗi cố ý) mà thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 BLHS (lỗi vô ý vì quá tự tin). Chị H. không tự ngã, cũng không tự chết nên các cơ quan tố tụng không nên băn khoăn nhiều về trách nhiệm hình sự của hai thanh niên. Hành vi của hai thanh niên này phạm tội vô ý làm chết người quy định tại Điều 98 BLHS.
Về kỹ thuật lập pháp, không phải tội phạm nào nhà làm luật cũng mô tả hết tất cả biểu hiện cụ thể của hành vi trong điều luật. Ví dụ: Có rất nhiều trường hợp giết người xảy ra như đâm, chém, bắn, đấm, đá, đầu độc, bóp cổ, chôn sống... nhưng điều văn của điều luật chỉ quy định "người nào giết người...". Tương tự, đối với tội vô ý làm chết người, điều văn của điều luật cũng chỉ quy định "người nào vô ý làm chết người...".
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
"Hối lộ tình dục" thì... đo thế nào? Sau khi cuộc Hội thảo công bố dự thảo báo cáo chuyên đề "Thu hồi tài sản tham nhũng" do Ban Nội chính Trung ương tổ chức trong tuần qua. Báo chí cũng nóng lên với những khái niệm mới được đưa ra tại hội thảo như "hối lộ tình cảm", "tham nhũng tình dục", hoặc những thứ "tài sản" khó tính được...