Vụ gian lận thi cử ở Sơn La : “Nâng lên 27 điểm, cảm ơn 350 triệu đồng”
Chiều nay (15/10), tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự gian lận thi cử tại tỉnh Sơn La, bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga là người đầu tiên được xét hỏi.
Bị cáo khai, trong quá trình làm việc, bị cáo được Phó Giám đốc Sở là ông Trần Xuân Yến gọi đến phòng riêng và hỏi làm thế nào để nâng điểm thi.
Bị cáo Nga khai trước tòa đã nhận nâng điểm cho 39/44 thí sinh, mức nâng cao nhất là 27 điểm, trong đó có trường hợp con của Phó Giám đốc Sở GDĐT Nguyễn Duy Hoàng.
Trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Sơn La, bị cáo Nga là uỷ viên hội đồng thi, thành viên ban thư ký, có trách nhiệm tổng hợp số liệu của kỳ thi; quản lý chương trình thi trên máy tính; thành viên của tổ xử lý bài thi trắc nghiệm, thành viên của tổ vận chuyển bài thi.
Bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga.
Khi HĐXX hỏi ai phân công quyét bài thi, bị cáo Nga cho biết, ông Trần Xuân Yến lúc đó là Tổ trưởng tổ chấm bài thi, phân công cho bị cáo quét bài thi, gửi dữ liệu bài thi gốc về Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).
“Bị cáo có làm đủ chức năng nhiệm vụ được giao. Bị cáo đã làm sai. Bị cáo đã sửa chữa câu trả lời bài thi trắc nghiệm theo chỉ đạo của ông Yến. Bị cáo đã dùng phần mềm để xoá dữ liệu. Lấy khóa phách vòng hai bài thi để tra tìm khoá phách bài thi môn tự luận ngữ văn để nâng điểm”, bị cáo Nga thừa nhận.
Phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trần Xuân Yến và các đồng phạm trong vụ án gian lận thi cử.
Video đang HOT
Bị cáo Nga khai rằng: “Trước kỳ thi diễn ra khoảng hơn 10 hôm, ông Yến gọi bị cáo sang phòng làm việc để hỏi nâng điểm bài thi trắc nghiệm thì làm thế nào, vì trong kỳ thi này có trường hợp con em trong sở và sếp, sếp ở đây là ông Đức – Giám đốc sở. Bị cáo trả lời muốn sửa điểm thì phải xoá đi và tô lại đáp án, không niêm phong túi bài thi và có sự hỗ trợ, tạo điều kiện của công an làm nhiệm vụ bảo vệ giám sát của tổ chấm trắc nghiệm thì mới rút bài thi để nâng điểm được”.
Bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga khai báo về hành vi sai phạm của mình.
Bị cáo Nga nhận danh sách 13 thí sinh từ bị cáo Trần Xuân Yến. Bị cáo nhận của ông Nguyễn Duy Hoàng – Phó Giám đốc Sở GDĐT một thí sinh chính là con gái ruột của ông Hoàng. Ông Hoàng nói với bị cáo bằng lời ở phòng làm việc của bị cáo và bị cáo ghi lại thông tin. Ông Hoàng nhờ nâng điểm cao, khoảng 27 điểm.
Bị cáo cũng đã nhận thông tin của một thí sinh từ Đinh Thị Lan (chị ruột của em dâu bị cáo). Chị Lan đến chơi và nói rõ môn thi đại học nhờ bị cáo giúp đỡ. Bị cáo nói: “Cứ biết thế đã vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố”. Chị Lan nhờ nâng điểm môn Toán và Tiếng Anh cho thí sinh Mai Việt Tùng.
Ngày 27/6, chị Lan lên đưa cho bị cáo tờ giấy thông tin họ tên, số báo danh của thí sinh nhờ nâng thành 27 điểm/3 môn và nhận 350 triệu đồng, nhưng bị cáo vẫn trả lời để xem.
Bị cáo Nga khai tiếp: “Khoảng ngày 27, 28/6, anh Trần Văn Điện nhờ bị cáo 4 trường hợp thí sinh, bị cáo cũng trả lời cứ biết thế đã. Anh Điện đưa cho bị cáo 4 thẻ học sinh, 3 thẻ lập riêng nói là nâng cho 24 điểm, 1 trường hợp thì nhờ nâng 27 điểm. Thí sinh gồm: Trần Văn Trung, Trần Viết Quân, Nguyễn Văn Mạnh nhờ nâng 24 điểm; Nguyễn Văn Mạnh nhờ nâng 27 điểm. Thẻ học sinh không ghi thêm nội dung gì, chỉ dặn mồm nhờ nâng điểm và môn thi”.
Khi HĐXX hỏi khi nhờ như vậy, anh Điện có thoả thuận gì không, bị cáo Nga cho biết: “Anh Điện nói gia đình họ sẽ cảm ơn bằng tiền sau. Mức tiền cụ thể với 3 trường hợp nâng 24 điểm thì sẽ cảm ơn 230 triệu đồng, trường hợp 27 điểm sẽ cảm ơn 350 triệu đồng”.
Bị cáo Nga tại phiên xét xử sơ thẩm.
Trường hợp nhờ bị cáo Nga nâng điểm nữa là cháu ông Trần Văn Phúc – Hiệu trưởng Trường THPT Cò Nòi. Ông Phúc đến phòng nói năm nay có mấy đứa cháu thi nhờ giúp đỡ, rồi đưa thẻ học sinh của thí sinh Lê Trọng Tấn, nhờ giúp nâng điểm môn Toán, môn Văn, môn Tiếng Anh hay Sử gì đó.
Bị cáo Nga còn khai trước tòa rằng đã nhận của anh Nguyễn Ngọc Hà – Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GDĐT, đưa danh sách viết tay thông tin 8 thí sinh nhờ nâng điểm cụ thể của các môn trắc nghiệm. Tờ giấy ghi rõ ví dụ, 2 môn tổng bao nhiêu điểm, nhưng bị cáo không nhớ chính xác. Danh sách đã được bị cáo nộp cho cơ quan công an. Trong đó có một trường hợp là con gái ruột của anh Hà. Ngoài ra, bị cáo Nga nhận của bị cáo Lò Văn Huynh đưa cho bị cáo 7 trường hợp ghi trong 3 tờ giấy.
Ngoài ra, bị cáo Nga còn khai trước tòa đã nhận của bị cáo Nguyễn Thanh Nhàn nâng điểm 4 thí sinh; nhận nâng điểm giúp bị cáo Đinh Hải Sơn 2 thí sinh với số điểm cụ thể nâng; nhận của bị cáo Đỗ Khắc Hưng nhờ nâng một môn thành 9 điểm. Như vậy, bị cáo Nga cho biết, mình đã nhận nâng điểm cho 39 trường hợp thí sinh. Danh sách nâng điểm đến thời điểm này đã nộp hết cho cơ quan công an. Trong số 39 trường hợp đó, bị cáo Nga khai, chỉ trường hợp anh Điện là có thoả thuận “cảm ơn” bằng tiền.
Thời điểm đưa tiền là sau kỳ thi và đã công bố điểm, khoảng ngày 13/7 (ngày công bố điểm của Bộ GDĐT là ngày 11/7). Số tiền mà anh Điện đưa cho bị cáo Nga là 1.040.000.000 đồng. Bị cáo đã nộp lại 1 tỷ đồng, số còn lại là 40 triệu đồng bị cáo Lò Văn Huynh vay. Số tiền này được anh Điện đưa cho bị cáo ở nhà riêng của bố mẹ bị cáo, khi đưa không có ai chứng kiến. Khoản tiền này được bị cáo cất ở nhà bị cáo, sau đó mang sang nhà bố mẹ bị cáo nhưng không ai biết.
Trả lời câu hỏi của HĐXX về mục đích, động cơ của hành vi nâng điểm, bị cáo Nga cho rằng mục đích chính chỉ là giúp đỡ mọi người, thứ nhất là quan hệ cấp trên cấp dưới; đồng nghiệp, bạn bè… cùng làm việc, hỗ trợ lẫn nhau. Ví dụ, anh Yến, anh Huynh, chị Nhàn cũng là cấp trên của bị cáo, cùng làm ở tổ chấm thi trắc nghiệm hoặc tự luận.
Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin.
Theo danviet
Phiên tòa vụ gian lận điểm thi ở Sơn La: Sẽ có điều bất ngờ xảy ra?
Theo lịch, sáng nay (16/9), TAND tỉnh Sơn La mở phiên tòa xét xử 8 bị cáo trong vụ gian lận điểm thi THPT gây xôn xao dư luận thời gian qua. Phiên tòa sẽ có điều bất ngờ?
3 bị can trong vụ gian lận điểm thi ở Sơn La (ảnh IT).
Trong vụ án này có 8 bị cáo cùng bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ, gồm: Trần Xuân Yến (cựu Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo); Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng); Cầm Thị Bun Sọn (cựu Phó trưởng phòng Chính trị Tư tưởng); Đặng Hữu Thủy (cựu Phó Hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu); Lò Văn Huynh (cựu Phó trưởng phòng Khảo thí Sở Giáo dục và Đào tạo); Nguyễn Thanh Nhàn (cựu Phó trưởng phòng khảo thí Sở Giáo dục và Đào tạo); Đinh Hải Sơn (cựu thiếu tá, nguyên Đội phó đội giáo dục, Phòng an ninh chính trị nội bộ); Đỗ Khắc Hưng (cựu trung tá, cán bộ phòng An ninh chính trị nội bộ).
Theo cáo trạng, tại kỳ thi THPT quốc gia 2018, những bị can nêu trên đã lợi dụng chức vụ và vì động cơ vụ lợi để nâng điểm cho 44 thí sinh. Bốn bị can là Nga, Sọn, Huynh, Thủy khai đã nhận tiền của một số trường hợp để nâng điểm cho các thí sinh. Trong đó, bị can Nga khai nhận hơn một tỷ đồng để nâng điểm cho 4 trường hợp. Bị can Huynh nhận một tỷ đồng của một người đàn ông ở thành phố Sơn La để nâng điểm cho hai thí sinh. Ngoài ra bị can này còn khai nhận 300 triệu đồng để nâng điểm cho một thí sinh nhưng đã trả lại.
Bị can Thuỷ khai nhận 500 triệu đồng của ba người để nâng điểm cho bốn thí sinh nhưng đã trả lại. Bị can Sọn khai nhận sửa điểm cho một thí sinh với giá 440 triệu đồng.
Tuy nhiên cáo trạng lại kết luận, hành vi nhận tiền, thoả thuận sẽ nhận tiền để sửa nâng điểm cho thí sinh của các bị can có dấu hiệu của tội Nhận hối lộ, Đưa hối lộ và Môi giới hối lộ. Nhưng ngoài lời khai của các bị can và số tiền đã nộp cho Cơ quan điều tra, không có tài liệu nào khác để chứng minh. Do đó, Viện Kiểm sát xác định không có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự với các bị can về tội Nhận hối lộ, Đưa hối lộ và Môi giới hối lộ.
Căn cứ vào hồ sơ vụ án, có thể thấy việc truy tố các bị can theo tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ thiếu chính xác, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Trong vụ án này đã có những nội dung đã rõ, thứ nhất, một số bị can đã khai nhận tiền để sửa điểm; thứ hai tiền (vật chứng) cũng có; thứ ba những thí sinh được nâng điểm cũng rõ.
Việc còn lại là chứng minh những ai là người đưa tiền để thực hiện việc sửa điểm thi. Tại sao, các cơ quan tố tụng Sơn La không làm đến cùng, lại lập luận không có tài liệu nào khác chứng minh. Điều này khiến dư luận băn khoăn đặt câu hỏi, có hay không sự bao che, nương nhẹ của các cơ quan tố tụng Sơn La.
Một điều rất đáng chú ý là mới đây giải trình tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội (thảo luận về các báo cáo của Viện trưởng VKSND Tối cao, Chánh án TAND Tối cao, báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng), Viện trưởng Viện KSND Tối cao Lê Minh Trí có nhắc tới vụ gian lận điểm thi ở Sơn La.
Ông cho hay, các cơ quan tố tụng của tỉnh Sơn La chỉ điều tra ra tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Nhưng cơ quan tố tụng Trung ương đang định đưa vụ án về để điều tra tội đưa - nhận hối lộ và sẽ khởi tố bổ sung thêm 7 đối tượng.
Tại phiên tòa xét xử này, nếu như Hội đồng xét xử cũng có nhìn nhận và cùng quan điểm giống như điều Viện trưởng Viện KSND Tối cao đã nói thì Tòa sẽ trả hồ sơ điều tra bổ sung theo hướng tội Đưa - Nhận hối lộ. Như vây, đây có thể xem là điều bất ngờ, nhưng bất ngờ hợp lý, đảm bảo sự khách quan, toàn diện của vụ án. Còn như Tòa xử theo cáo trạng đã truy tố, không yêu cầu làm sáng tỏ những điều còn ẩn khuất trong vụ án thì sẽ mất đi tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật.
Theo Danviet
Bắt đầu xử loạt cán bộ giáo dục, công an Sơn La liên quan gian lận thi Rất nhiều cán bộ, lãnh đạo liên quan giân lận điểm thi ở Sơn La được triệu tập tới tòa làm nhân chứng, người liên quan nhưng vắng mặt. Bên ngoài, lực lượng cảnh sát được bố trí dày đặc... Sáng 16/9, TAND tỉnh Sơn La mở phiên xét xử sơ thẩm Trần Xuân Yến - nguyên Phó GĐ Sở GD&ĐT tỉnh Sơn...