Vụ giàn khoan: “Hai bên đã gặp nhau 10 lần”
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, liên quan đến vụ giàn khoan HD 981 của Trung Quốc, đến nay, hai bên đã gặp nhau 10 lần. Tại các cuộc gặp, Việt Nam nói rõ vi phạm của Trung Quốc, yêu cầu họ rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Chiều 15/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội thứ 7 tại quận Hồng Bàng (Hải Phòng).
Tại buổi tiếp xúc, cử tri dành sự quan tâm đặc biệt tới việc Trung Quốc đưa giàn khoan cùng nhiều tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống xâm phạm vùng biển Việt Nam.
Cử tri Đồng Xuân Hiển, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Quận Hồng Bàng bày tỏ bức xúc trước “hành động nhỏ nhen” của phía Trung Quốc. Cử tri đề nghị Đảng, Nhà nước sớm có biện pháp kiên quyết yêu cầu nhà cầm quyền Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Cử tri Bùi Văn Ngọc, quận Hồng Bàng chia sẻ, những ngày vừa qua, người dân luôn nói đến chuyện Biển Đông. Ai cũng sẵn sàng lên đường bảo vệ Tổ quốc. Tuy vậy, theo ông Ngọc, người dân cần bình tĩnh, có đối sách phù hợp để đối phó với sự xâm phạm của tàu Trung Quốc một cách sáng suốt, tránh bị kẻ xấu lợi dụng. Ông Ngọc dẫn chứng hành động phá hoại nhà máy ở Bình Dương mấy ngày qua là hành vi phá hoại, không loại trừ âm mưu thâm độc từ bên ngoài.
Cũng tại cuộc tiếp xúc, nhiều cử tri bày tỏ sự ấn tượng và đồng thuận với bài phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị ASEAN vừa qua về vấn đề Biển Đông. Bài phát biểu đã thể hiện rõ lập trường, quan điểm chính đáng, chính nghĩa của Việt Nam. Các cử tri cho rằng, phát biểu của Thủ tướng đã tác động mạnh đến tâm tư, tình cảm của mỗi người con Việt Nam.
Cử tri Nguyễn Bích Hòa (quận Hồng Bàng) bày tỏ sự “tâm phục” với phát biểu của Thủ tướng với quan điểm quyết tâm, quyết liệt trong bảo vệ chủ quyền. Nữ cử tri tin tưởng, sức mạnh chính nghĩa của Việt Nam sẽ chiến thắng, chủ quyền đất nước sẽ được bảo vệ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc cử tri thành phố Hải Phòng
“Dù tàu nhỏ nhưng kiên cường, không lùi”
Trao đổi với cử tri, Thủ tướng nhắc lại, từ ngày 1/5, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu cùng nhiều tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam.
Phía Trung Quốc đã vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Luật pháp Quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và cũng là vi phạm Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết.
Thủ tướng bày tỏ: “Việc làm nghiêm trọng này đe dọa hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông, nếu 2 bên không kiềm chế, có thể sẽ xảy ra xung đột”.
Trước tình hình này, Đảng và Nhà nước ta đã hết sức kiềm chế, chân thành bày tỏ mọi thiện chí, đấu tranh qua đường ngoại giao, giao thiệp với các cấp khác nhau của Trung Quốc. Đến nay, hai bên đã gặp nhau 10 lần. Trong các cuộc gặp, chúng ta nói rõ sự vi phạm của họ và yêu cầu họ rút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam.
Tuy vậy, đến hôm nay, họ không rút mà còn tăng cường lực lượng, bất chấp nỗ lực, thiện chí của Việt Nam.
Video đang HOT
Thủ tướng khẳng định, lãnh thổ là thiêng liêng, Việt Nam kịch kiệt phản đối các hành động xâm phạm. Việt Nam áp dụng mọi biện pháp đấu tranh, ngoại giao, hoà bình theo luật pháp quốc tế, luật pháp trong nước bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của mình.
Mới đây nhất, trong cuộc gặp giữa hai Thứ trưởng Ngoại giao, Việt Nam nói rõ yêu cầu Trung Quốc, rút giàn khoan. Việt Nam đã kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ quan điểm chính đáng của mình cũng như phê phán các hành động phi pháp của Trung Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Đến hôm nay, tôi chưa thấy có một nước nào lên tiếng ủng hộ việc làm của Trung Quốc”.
Bên cạnh đó, nhân dân trong nước chúng ta đồng lòng, đoàn kết thống nhất với Đảng và Nhà nước, Cảnh sát biển đã khẳng định được ý chí quyết tâm của nhân dân ta, dù tàu nhỏ nhưng kiên cường, không lùi.
Xử nghiêm người phá hoại
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, việc nhân dân cả nước biểu thị lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng biển Việt Nam những ngày qua là việc làm chính đáng.
Tuy vậy, một số người có hành vi vi phạm pháp luật, manh động, phá hoại cơ sở sản xuất, chống người thi hành công vụ, gây mất an ninh trật tự.
Thủ tướng cho biết, hành vi manh động phá hoại của một số người ở Bình Dương, Hà Tĩnh… những ngày qua, khiến nhiều cơ sở sản xuất không chỉ của Trung Quốc mà các nước và của chính Việt Nam bị thiệt hại, buộc lực lượng chức năng phải xử lý, bắt tạm giữ nhiều người.
Ngày 15/5, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện công khai phê bình các hành động sai và vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự. Thủ tướng yêu cầu kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc người có hành vi kích động, manh động.
Thủ tướng nói: “Chúng ta mời người đến đây đầu tư thì phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn, anh ninh tính mạng tài sản, sản xuất bình thường cho người ta”.
Thủ tướng yêu cầu, các bộ ngành, địa phương phải thông báo rõ đến các cơ quan ngoại giao, các nhà đầu tư nước ngoài về chủ trương, chính sách đúng đắn, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Việt Nam luôn làm hết sức mình tạo mọi thuận lợi và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người, doanh nghiệp và cơ quan nước ngoài tại Việt Nam.Trước mắt, Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay các biện pháp phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp sớm ổn định và trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, tuyên truyền vận động nhân dân không có hành động vi phạm pháp luật, không nghe theo kẻ xấu. Cùng nhau giữ gìn an ninh trật tự, giúp đỡ lẫn nhau phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống và góp phần cùng cả nước bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Theo Khampha
Đưa "người rừng" về: Không thể làm khác!
Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, việc đưa cha con "người rừng" về với cộng đồng xuất phát từ mục tiêu nhân đạo, là việc làm tốt. Còn đánh giá như thế nào là tùy thuộc vào mỗi người.
"Không có một ai hay lực lượng nào có thời gian thể đưa cuộc sống bên ngoài vào rừng từng ngày một, và ngay cả khi làm được thì "người rừng" cũng đâu có chịu tiếp nhận. Chuyển họ ra ngoài như vậy là giải pháp duy nhất. Ta cân đặt mình vào vị trí của người trong cuôc đê hiêu và thông cảm chứ không nên chỉ ngồi một chỗ đê phê phán", GS.TSKH Trần Ngọc Thêm - Giám đốc Trung tâm Văn hóa học: Lý luận và ứng dụng (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) khẳng định.
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: "Việc đưa cha con "người rừng" về với cộng đồng xuất phát từ mục tiêu nhân đạo, là việc làm tốt. Còn đánh giá như thế nào là tùy thuộc vào mỗi người."
Không thể làm khác
Gần đây dư luận đang xôn xao về vụ việc "người rừng" trở về. Dưới góc độ của một nhà nghiên cứu văn hóa, Giáo sư nhận định như thế nào về trường hợp này?
Hiện tượng một người đang sống trong thế giới bình thường rôi vì một lý do nào đó mà bị tách biệt khỏi thế giới bên ngoài luôn là những trường hợp cá biệt, nhưng đây đó trong lịch sử nhân loại không phải là không có. Những trường hợp kinh điển mà mọi người đều biết có thể kê đến là trường hợp câu bé Tarzan hoặc Robinson Crusoe.
Có ý kiến cho rằng, việc đột ngột đưa "người rừng" ra khỏi cuộc sống quen thuộc của họ giống với việc bắt cóc hơn là giải cứu. Quan điểm của Giáo sư về vấn đề này?
Theo tôi, việc đưa họ ra khỏi rừng xuất phát từ mục tiêu nhân đạo, là việc làm tốt. Còn đánh giá như thế nào là tùy thuộc vào mỗi người. Trước một sự việc bao giờ cũng có nhiêu luồng ý kiến khác nhau, thâm chí trái chiêu nhau. Sở dĩ như vậy là vì điều gì cũng có hai mặt: mặt ưu và mặt nhược, mặt tốt và mặt xấu.
"Người rừng" Hồ Văn Lang ngày trở về
Nếu xét về nguyện vọng của cha con "người rừng" thì họ sống trong môi trường quen thuộc đã lâu và không muốn thay đổi. Vì thế, việc đưa ra ngoài là không phù hợp với nguyện vọng của họ. Trước đây người thân đã cô gắng đưa ra nhiêu lân nhưng không thành công. Thế nhưng, trong trường hợp lần này, người cha đã bị ốm nặng, nếu không đưa ra ngoài để khám chữa bệnh thì sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Ngoài ra, ở bên ngoài, hai cha con còn có anh em, họ hàng. Họ có thể sum họp với người thân của mình và sau khi tái thích nghi, họ sẽ hòa nhập được vào cuôc sông bình thường.
Tôi nghĩ, ngoài cách làm vừa rôi, không có một phương án nào khác để chuyển "người rừng" về cuộc sống xã hôi. Không có một ai hay lực lượng nào có thời gian để đưa cuộc sống bên ngoài vào rừng từng ngày một, và ngay cả khi làm được thì họ cũng đâu có chịu tiếp nhận. Chuyển người rừng ra một cách đột ngột như vậy là giải pháp duy nhất. Ta cân đặt mình vào vị trí của người trong cuôc đê hiêu và thông cảm chứ không nên chỉ ngồi một chỗ đê phê phán.
Theo Giáo sư, việc đưa "người rừng" tái hòa nhập với cộng đồng sẽ dẫn đến những cú sốc nào khi họ đã cách xa với văn minh loài người hơn 40 năm trời?
Tất nhiên họ sẽ sốc vì chuyển từ môi trường này sang môi trường khác cách xa nhau rất nhiều. Họ có thể bị sốc về mọi thứ, trên tất cả lĩnh vực: sôc sinh hoạt, sôc giao tiếp, sôc tâm lý, sôc văn hóa...
Dù nghèo vẫn đỡ hơn sống trong rừng
Ngôn ngữ giao tiếp có thể được coi như là một trong những trở ngại đối với "người rừng". Không chỉ là nhà văn hóa học, Giáo sư cũng đông thời còn là nhà ngôn ngữ học, ông nghĩ sao về trở ngại này?
Một số báo viêt rằng "người rừng không giao tiếp được" hay "không quen giao tiếp", tôi cho như vậy là chưa đúng. Vì nếu đứa bé một vài tuổi bị bỏ vào rừng và chỉ có một mình trong vòng 40 năm như vậy thì mới thì mới xảy ra tình trạng không biết nói. Nhưng ở đây có hai bố con, người bô vào rừng khi đã trên dưới 40 tuổi rồi, ngôn ngữ hoàn hảo rồi. Hai bố con ở trong rừng vẫn giao tiếp với nhau. Chỉ có điều ngôn ngữ của họ dừng lại ở thời điểm cách đây 40 năm. Có nghĩa là chỉ có một số từ ngữ mới xuất hiện sau đó của người dân tộc Kor thì họ mới không biết mà thôi. Hiên nay, trong khi người bô nằm viên, người con ở ngoài môt mình, ít giao tiếp là vì bị shock chứ không phải là vì không giao tiếp được. 40 năm tuy là khoảng thời gian dài nhưng không đên nôi khiên họ "không giao tiếp được", bằng chứng là báo chí đã đưa tin và ảnh vê viêc hai bô con gặp lại nhau và nói chuyên với nhau.
Chính quyền địa phương thăm hỏi, tặng quà cho cha con "người rừng"
Theo Giáo sư, liệu cuộc sống hiện đại có phải là một cuộc sống ưu việt đối với "người rừng"?
Thứ nhất, cuộc sống bên ngoài đa dạng và phong phú hơn. Trong khi đó, cuộc sống trong rừng rất nghèo nàn, chỉ dừng lại ở mức tồn tại, hết ngày này đến ngày khác chỉ vât lôn để kiếm ăn, để không bị đói khát, bệnh tật... Còn khi trở vê làng thì dù có là người nghèo nhất thì sự lo lắng vật chất cũng đỡ hơn trong rừng rất nhiều. Các công cụ lao động cũng phong phú và tiện lợi hơn. Thứ hai, trong rừng chỉ có hai bô con, còn vê làng thì môi khi khó khăn còn có cộng đồng giúp đỡ. Thứ ba, không chỉ đời sống vật chất đỡ lo lắng hơn mà đời sống tinh thần cũng phong phú hơn. Không những được tiêp xúc với TV, phim ảnh, báo chí mà bản thân sự giao tiếp với mọi người cũng là một trường học. Việc học hỏi sẽ giúp cho cuộc sống nội tâm phong phú hơn. Một ngày ở ngoài này có thể bằng nhiêu năm trong rừng.
Theo Giáo sư, làm sao để có thể giúp "người rừng" hội nhập với cuộc sống văn minh một cách hiệu quả nhất?
Thứ nhất, người thân phải hết lòng thương yêu, giúp đỡ vê vât chât và chăm sóc vê tinh thân, luôn quan sát để giúp họ tránh mọi nguy hiểm. Thứ hai, điêu quan trọng là phải hạn chế họ tiếp xúc với những người lạ hiếu kỳ, đê cho họ sống một cuộc sống yên ôn bình thường. Ngay cả lãnh đạo nếu có quan tâm thì cũng nên quan tâm gián tiếp qua người thân của họ, không cần phải rùm beng.
Ngoài ra, người bố từng là lính thì ông ấy có quyền được hưởng những quyền lợi phù hợp với những gì đã đóng góp cho đất nước.
Liệu chúng ta có thành công hay không để đưa họ trở về từ một cuộc sống cách xa với văn minh loài người đến gần 40 năm?
Với những gì đã nói bên trên, tôi nghĩ chắc chắn sẽ thành công.
Kết thúc câu chuyện, Giáo sư muốn chia sẻ gì với những người đang quan tâm đến vấn đề của "người rừng"?
Trước tất cả mọi sự kiện, tôi mong mọi người nên bình tĩnh và xem xét nó từ nhiêu góc đô. Đừng nên gây ồn ào, có những suy nghĩ và những lời tuyên bô cực đoan. Chính sự ồn ào cực đoan ấy sẽ tác động rât xấu đến người trong cuộc. Nó có thể còn gây sôc hơn cả những cú sôc khác mà "người rừng" phải tiếp nhận khi hòa nhập với cuộc sống mới.
Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!
Thương cho trót! Ở một giác độ khác, xung quanh câu chuyện "người rừng", GS.TS.NGND Nguyễn Lân Dũng chia sẻ: "Qua vụ việc này, tôi thấy có ba vấn đề được rút ra đó là: sự tàn khốc của chiến tranh, nghị lực phi thường của hai cha con và tình phụ tử, không quản ngại khó khăn, điều kiện khắc nghiệt để nuôi con của người cha. Còn về việc giúp họ hòa nhập cuộc sống mới, tôi thấy mọi người quan niệm đơn giản quá, cứ nghĩ cho cái nhà, cho ít gạo là được. Không thể quá đơn giản như thế được! Nhưng nhân đạo cũng phải có quá trình, đầu tư, phải có người gần gũi quan tâm giúp họ không quên tiếng nói, và hiểu vấn đề của mình". Cũng theo Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, một hiện tượng mà thế giới quan tâm như vậy, mình càng phải lưu tâm hơn. "Không dễ gì mà nhiều báo nước ngoài đưa tin về Việt Nam như thế. Về dinh dưỡng cũng phải lưu ý như thế nào, chứ không thể để họ ăn như người thường vì họ sẽ không quen. Tóm lại là phải có chuyên gia, một hội đồng góp ý làm gì, không thể đơn giản, qua loa", GS Nguyễn Lân Dũng nói.
Theo Khampha
Vụ chìm tàu: Có "chìm xuồng"? Đã 12 ngày sau vụ chìm tàu làm 9 người chết ở vùng biển Cồn Ngựa (xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, TP.HCM), dư luận vẫn thắc mắc vì sao vụ việc chưa được khởi tố điều tra. Các luật sư, chuyên gia pháp luật, khi trao đổi với phóng viên đều khẳng định đây là vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng,...