Vụ Giám đốc đâm thẳng ôtô vào tổ CSGT: ‘Ai cũng khóc’
Theo anh Thái, mặc dù vết thương của anh không nặng nhưng việc này đã khiến cả gia đình anh lo lắng, ‘ai cũng khóc’.
Xung quanh thông tin Giám đốc chửi, đâm thẳng ôtô vào tổ CSGT, ngày 16/9, trao đổi với báo Đất Việt, Thượng sỹ Phạm Hồng Thái (đội CSGT Công an huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, hiện tại bụng anh vẫn còn đau.
“Do đối tượng chạy với tốc độ nhanh và bất ngờ nên tôi không tránh kịp, đây là hành vi cố tình chứ không phải vô tình đâm vào tôi đâu.
Sau khi đâm xe vào tôi, đối tượng đã bỏ chạy luôn. Rất tiếc là ở khu vực xảy ra sự việc không có camera nào để quay lại tường tận hành vi của đối tượng”, Thượng sĩ Thái nói.
Theo anh Thái, từ hôm sự việc xảy ra, gia đình ông Phạm Luận (là GĐ Công ty xuất khẩu lao động Phạm Luận, có trụ sở đóng tại thôn Xuân Thọ, xã Kỳ Tân) có đến Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh để thăm hỏi anh nhưng anh chưa muốn gặp.
Chiếc xe được cho là đâm vào tổ CSGT công an huyện tại trụ sở Công an huyện Kỳ Anh. Ảnh: Infonet
“Trong tổ công tác của chúng tôi hôm đó có 4 người nhưng chỉ mình tôi bị thương.
Trước khi sự việc xảy ra, giữa tổ công tác với đối tượng chưa nói với nhau lời nào mà mới chỉ có hiệu lệnh dừng xe thôi.
Video đang HOT
Do xảy ra vào buổi tối nên tôi không nhìn rõ mặt, rồi lúc xe lao vào là tôi ngất luôn.
Trước khi đâm tôi, người này còn chửi bới tổ CSGT nhưng do hiện giờ tôi vẫn còn choáng váng nên chưa nhớ được đối tượng chửi thế nào và lúc đó có nhiều người đứng ở đấy”, anh Thái nói thêm.
Nói về việc này, cùng ngày, Trung tá Lê Xuân Thủy – Trưởng Công an huyện Kỳ Anh cho biết, Công an huyện vẫn đang tiến hành xác minh, làm rõ.
Trước đó, theo thông tin từ tổ CSGT Công an huyện Kỳ Anh, vào lúc 21h25 tối ngày 11/9, khi tổ công tác CSGT đang làm nhiệm vụ đo nồng độ cồn và xử lý các lỗi vi phạm khác tại Tỉnh lộ 555, đoạn nối từ Quốc lộ 1A đi xuống xã Kỳ Ninh (thị xã Kỳ Anh) thì phát hiện chiếc xe ô tô nhãn hiệu Santafe lưu thông theo hướng từ xã Kỳ Ninh chạy lên có dấu hiệu phóng nhanh.
Thấy vậy, tổ công tác CSGT đã ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra.
Tuy nhiên, đối tượng ngồi trên xe ô tô không những không chấp hành mà còn lái xe tông thẳng vào tổ CSGT khiến thượng sỹ Thái bị thương phải đưa vào Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh cấp cứu.
Danh tính đối tượng sau đó được xác định là ông Phạm Luận.
Thùy Dung
Theo baodatviet
Hà Tĩnh: Lại xuất hiện bảo kê máy gặt lúa chặt chém nông dân mùa lũ
Những ngày qua người dân xã Kỳ Xuân huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) lúa hè thu rất bất bình trước việc chủ thầu máy gặt thu giá cao hơn so với giá UBND xã niêm yết. Chính quyền địa phương biết việc này nhưng cũng không có phương án xử lý.
Chủ máy gặt "chặt chém" nhà nông
Nhận được phản ánh của người dân về việc xảy ra tình trạng giang hồ "tự tung, tự tác" điều hành máy gặt lúa lấy giá "chặt chém" tại xã Kỳ Xuân huyện Kỳ Anh. Sáng 12.9, phóng viên Báo Dân Việt đã trực tiếp có mặt tại cánh đồng thôn Quang Trung xã Kỳ Xuân ghi nhận thực hư sự việc.
Cánh đồng lúa rộng lớn đã chín rụ ở xã Kỳ Xuân nhưng chỉ có 1 máy gặt, vì vậy giá gặt lúa ở đây cao ngất trời.
Theo quan sát của phóng viên, cả một cánh đồng rộng lớn lúa đã chín vàng nhưng chỉ có duy nhất một máy đang gặt lúa. Rất đông bà con nông dân mang theo bao bì đứng chờ máy đến ruộng của mình để thuê gặt.
Khi được hỏi về giá thuê máy gặt lúa, nhiều nông dân bất bình cho biết, giá chủ máy đưa ra 180.000 đồng/sào. Biết là giá quá cao nhưng không có máy nào khác nên phải chấp nhận thuê máy này. Theo tìm hiểu của phóng viên, trước khi vào vụ thu hoạch vụ lúa hè - thu 2018, UBND xã Kỳ Xuân đã ra thông báo về quy định giá máy gặt lúa. Theo đó, căn cứ vào địa hình đồng ruộng trên địa bàn, UBND xã Kỳ Xuân đưa ra mức giá gặt lúa cho 1 sào ruộng (500 m2) dao động từ 140.000 - 160.000 đồng. Các chủ máy gặt tham gia gặt lúa thuê trên cánh đồng của xã Kỳ Xuân phải đến Công an xã đăng ký và tuân thủ theo mức giá đã được niêm yết.
Tuy nhiên, một nghịch lý bà con nông dân ở xã Kỳ Xuân phải trả giá thuê máy gặt lúa cao hơn giá niêm yết và không có sự lựa chọn nào khác. Một người dân ở thôn Quang Trung cho biết, những ngày qua, chỉ có duy nhất có chiếc máy gặt lúa của chủ thầu biệt danh là "Úc Râu" ở huyện Kỳ Anh hoạt động. Hiện, lúa trên đồng đã chín rũ mà máy gặt khan hiếm, để kịp chạy lũ bà con nông dân phải thuê máy gặt của người này và phải chấp nhận mức giá từ 170.000 - 180.000 đồng/sào.
"Năm nào xã cũng đi thuê máy gặt lúa về cho dân nhưng không hiểu sao những chủ máy vừa đưa máy đến lại phải quay về. Chiều 9.9.2018, có một người dân thôn Quang Trung cũng thuê 1 máy gặt lúa về tới đầu thôn thì chủ máy gặt này đe dọa nên phải đưa máy đi nơi khác. Dù rất bức xúc nhưng hầu như người dân không ai dám tố cáo, vì sợ"-người đàn ông này nói.
Bảo kê để ép giá nông dân
Theo một cán bộ ở thôn Quang Trung, tình trạng "xã hội đen" kết nối dẫn máy gặt lúa về làng lấy giá "chặt chém" đã xảy ra mấy năm nay. Năm 2017, các nơi khác giá gặt lúa chỉ 110.000 - 120.000đồng/sào, nhưng tại thôn Quang Trung giá gặt lúa lên tới 180.000 đồng/sào. Qua tìm hiểu được biết chủ máy gặt chỉ lấy 120.000 đồng/sào còn 60.000 đồng đối tượng móc nối đưa máy về bỏ túi.
Sợ không có máy gặt với lại giá cao một số hộ dân phải gặt tay.
Bức xúc hơn, cũng trong vụ xuân 2017, khi trưởng thôn Quang Trung kết nối đưa một máy gặt lúa khác về để tránh tình trạng độc quyền rồi "chặt chém" của nhóm bảo kê, thì một số đối tượng vào tận nhà trưởng thôn đe dọa, khiến chủ máy sợ hãi bỏ đi".
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo Dân Việt, ông Lê Đình Đức-Trưởng Công an xã Kỳ Xuân cho biết: "Vụ hè thu năm nay, trên địa bàn có 1 máy gặt lúa duy nhất từ bên ngoài vào đang độc quyền gặt lúa thuê ở xã Kỳ Xuân là của một người tên Úc. Tuy nhiên, người này gặt lúa cho người dân thu cao hơn so với giá niêm yết từ 10.000 - 20.000 đồng. Khi chính quyền địa phương yêu cầu ông này lên làm việc nhưng ông ấy không chấp hành và thách thức nếu không chấp nhận với giá đó thì sẽ cho máy đi nơi khác. Do xã chưa thuê được máy gặt khác về, trong khi đó người dân đang nóng lòng gặt lúa chạy lũ đành phải chấp nhận".
"Cả xã năm nay có khoảng 60 - 70ha, trước khi thu hoạch UBND xã giao công an xã liên hệ máy về gặt cho người dân. Công an xã đã liên hệ với một chủ máy gặt ở Thanh Hóa, thống nhất sẽ thu 110.000 đồng/sào và đưa 2 máy nữa về gặt cho dân. Tuy nhiên, chủ máy vừa chở máy gặt vào đến địa phận huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh thì bất ngờ gọi điện thông báo không vào gặt nữa. Theo nhận định của chúng tôi thì chủ máy gặt đã bị nhóm người nào đó khống chế"- ông Đức nói.
Ông Đức cho biết thêm: "Nhận được phản ánh của người dân về việc có tình trạng bảo kê độc quyền máy gặt lúa để ép giá, công an xã đã báo cáo Công an huyện Kỳ Anh vào cuộc xử lý".
Khai thác vàng trái phép, một người dân bị phạt 60 triệu đồng Sáng nay (10/9), thông tin từ UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính 60 triệu đồng đối với ông Hồ Văn Quang (trú tại xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh) vì vi phạm khai thác vàng trái phép. Hiện trường nơi ông Quang khai thác vàng (Ảnh: Mạnh Hải) Đồng thời, giao Công an...