Vụ giẫm đạp ở Seoul: Tổng thống Hàn Quốc và phu nhân dự lễ tưởng niệm các nạn nhân
Ngày 6/11, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và Đệ nhất phu nhân Kim Keon-hee đã tham dự lễ tưởng niệm các nạn nhân vụ giẫm đạp ở Itaewon diễn ra tại nhà thờ Myeongdong ở thủ đô Seoul.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (thứ 2, trái) và Đệ nhất phu nhân Kim Keon-hee tại lễ tưởng niệm các nạn nhân trong vụ giẫm đạp ở Itaewon diễn ra tại nhà thờ Myeongdong ở thủ đô Seoul ngày 6/11/2022. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Đây là lần thứ 3 nhà lãnh đạo Hàn Quốc tham dự một nghi lễ tôn giáo tưởng nhớ các nạn nhân sau một nghi lễ Phật giáo tại chùa Joggye ở trung tâm thủ đô Seoul ngày 4/11 và một nghi lễ do Hiệp hội các nhà thờ Cơ Đốc giáo Hàn Quốc tổ chức ngày 5/11.
Trong các nghi lễ trước, Tổng thống Yoon Suk-yeol đều có bài phát biểu bày tỏ tiếc thương và xin lỗi người dân với trách nhiệm là một tổng thống ưu tiên đảm bảo tính mạng và sự an toàn của người dân. Trong nghi lễ ngày 6/11, ông đã nhưng trực tiếp thực hành các nghi thức cầu nguyện.
Thảm kịch xảy ra đêm 29/10 tại một con hẻm nhỏ trong khu phố Itaewon nổi tiếng nhộn nhịp về đêm và thu hút giới trẻ. Quá nhiều người cùng đổ tới khu phố này nhân dịp lễ Halloween đã dẫn tới tình trạng chen lấn và chèn ép đông người. Ít nhất 156 người đã thiệt mạng, chủ yếu ở độ tuổi 20, trong khi hàng chục người khác bị thương.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và Đệ nhất phu nhân Kim Keon-hee tại lễ tưởng niệm các nạn nhân trong vụ giẫm đạp ở Itaewon diễn ra tại chùa Joggye ở thủ đô Seoul ngày 4/11/2022. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Hiện cơ quan điều tra đang làm rõ các nguyên nhân dẫn tới thảm kịch, trong đó trách nhiệm của các lực lượng đảm bảo an ninh đang là mối quan tâm lớn. Theo các dữ liệu từ cảnh sát mới công bố, gần 85 phút sau khi xảy ra thảm kịch, đội cảnh sát đặc nhiệm đầu tiên mới đến hiện trường. Tổng cộng 5 đội cảnh sát đặc nhiệm thuộc Cơ quan Cảnh sát đô thị Seoul (SMPA) được huy động trong ngày xảy ra thảm họa tại Itaewon.
Trong đó, đội số đặc nhiệm số 11 đến hiện trường vào khoảng 23h40, trong khi đường dây khẩn cấp của cảnh sát nhận được cuộc gọi báo cần hỗ trợ đầu tiên vào lúc 22h15. Các đội đặc nhiệm khác lần lượt tới hiện trường từ 23h50 ngày 29/10 đến 1h14 sáng 30/10. Đây là những dữ liệu được SMPA báo cáo theo yêu cầu của Nghị sĩ Lee Tae-won từ đảng Dân chủ đối lập tại Hàn Quốc. Ngoài ra, nghị sĩ Lee cũng công bố một số báo cáo về các khung giờ mà các đơn vị liên quan nhận được thông tin về vụ việc.
Người đầu tiên báo cảnh sát về nguy cơ giẫm đạp ở Itaewon: 'Tôi rất giận'
Một phụ nữ, người đã thực hiện cuộc gọi khẩn cấp đầu tiên cảnh báo nguy hiểm trước lễ hội Halloween tại một quán ăn đêm nổi tiếng ở quận Itaewon của thủ đô Seoul (Hàn Quốc), cho biết cô rất tức giận trước sự thiếu phản ứng của cảnh sát.
Người phụ nữ họ Park này đã thực hiện cuộc gọi khẩn cấp đầu tiên cho cảnh sát Hàn Quốc để báo về tình trạng chen lấn hỗn loạn tại lễ hội Halloween đêm 29.10 ở quận Itaewon của thủ đô Seoul (Hàn Quốc).
Cuộc gọi kết thúc lúc 18 giờ 34 phút (giờ địa phương), tức khoảng 4 giờ trước khi xảy ra thảm kịch khiến hơn 150 người thiệt mạng.
Hôm 1.11, cảnh sát đã công bố nội dung của 11 cuộc gọi khẩn cấp trước khi xảy ra vụ giẫm đạp chết người.
Các cuộc gọi xác nhận lời kể của các nhân chứng rằng họ nhìn thấy một số cảnh sát hướng dẫn giao thông trên các trục đường chính nhưng ít hoặc không có cảnh sát nào trong các hẻm và các con phố nhánh rất đông đúc vào lúc đó.
Vào ngày 1.11, Giám đốc Cơ quan Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc Yoon Hee-keun đã thừa nhận việc kiểm soát đám đông tại hiện trường vụ giẫm đạp ở quận Itaewon của thủ đô Seoul là "chưa thích đáng".
Phát hiện nhiều chi tiết bất ngờ trong vụ giẫm đạp Itaewon Đội cảnh sát đầu tiên thuộc Cơ quan Cảnh sát Thủ đô Seoul đến hiện trường vụ giẫm đạp Itaewon khoảng 85 phút sau khi sự việc xảy ra. Ngày 6/11, Cơ quan Cảnh sát Thủ đô Seoul (SMPA) công bố dữ liệu cho thấy 5 đội cảnh sát đã được huy động tới hiện trường vụ giẫm đạp trên phố Itaewon, Seoul...