Vụ giải cứu nạn nhân ‘ma rừng’: Y Nôn vẫn đang phải ‘chăm sóc đặc biệt’
Chiều 26.2, bác sĩ Nguyễn Thanh Tân, Giám đốc Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa ( TP.Quy Nhơn, Bình Định), cho biết thông tin về nạn nhân “ ma rừng”: “Tuy Y Nôn đã qua cơn nguy kịch, nhưng đây là một trường hợp bệnh rất nặng, nên chúng tôi vẫn cho bệnh nhân ở chế độ chăm sóc đặc biệt và cố gắng hết sức, chứ chưa dám nói trước được điều gì chắc chắn”.
Y Nôn đang được chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa
Trước đó, chiều 21.2, Y Nôn được chuyển đến Bệnh viện Quy Hòa từ Kon Tum, trong tình trạng gần như đã tử vong.
Y Nôn lúc vào viện với tinh thần lơ mơ, đáp ứng chậm, khó thở, nhịp tim 130 lần/phút, hạ thân nhiệt (36,2 độ C), huyết áp tụt khó đo, nhịp thở chậm 12 lần/phút, người suy kiệt, gầy da bọc xương, lạnh run, đau rát toàn thân.
Ghi nhận về tổn thương da: toàn thân lở loét bong vảy trên nền da đỏ thẫm, tiết dịch nhiều, đóng vảy tiết dày, dấu hiệu Nikolsky ( ), viêm giác mạc, kết mạc mủ mắt phải, viêm trợt niêm mạc miệng, loét âm hộ. Phổi có nhiều ral ẩm ở hai phổi.
Nhận định đây là trường hợp bệnh rất nặng, có nguy cơ tử vong cao, tất cả các bác sĩ giỏi, có kinh nghiệm của bệnh viện đã tập trung hội chẩn, tích cực cứu chữa.
Y Nôn được chẩn đoán bị hội chứng Lyell (hoại tử thượng bì nhiễm độc), nhiễm trùng máu và suy kiệt cơ thể nặng. Cô bé được cho thở ô xy, tìm đường truyền, đưa thuốc điều trị đặc hiệu vào… Khoảng hơn 3 giờ sau, huyết động của bệnh nhân gần như trở về bình thường, hiện tại đã qua cơn nguy kịch. Ngày hôm sau, Y Nôn đã có thể ăn được cháo loãng, các tổn thương da khô hơn, đỡ tiết dịch…
Bác sĩ Nguyễn Thị Thời Loan, Trưởng khoa Hồi sức – Cấp cứu Bệnh viện Quy Hòa kể lại: “Đêm đầu tiên Y Nôn vào viện, các bác sĩ đã thức trắng, kể cả bác sĩ giám đốc cũng ở lại trực để chỉ đạo quá trình cứu chữa. Khi nghe cô bé rên lên một tiếng, cả ê kíp trực mừng như người mẹ được nghe tiếng khóc đầu tiên của con mình. Vậy là cô bé có cơ may sống rồi”.
Video đang HOT
Lúc mới vào, do thân nhiệt giảm nhiều nên Y Nôn được đặt tới 3 đèn sưởi hỗ trợ. Hiện nay cô bé chỉ cần đắp chăn giữ ấm. Tại Bệnh viện Quy Hòa ngày 26.2, Y Nôn đã có thể ăn uống được, đi vệ sinh cũng đã dễ dàng hơn.
Ba mẹ Y Nôn cũng ở lại bệnh viện với con gái, để động viên tinh thần cho bé.
Theo TNO
Những cái 'chết xấu' khiến cả làng run sợ vì bị ma hành
Nghe tin dữ về một làng người dân tộc Cơ Tu bỏ làng vì bị con ma xấu làm chết người, chúng tôi đã lên vùng núi huyện Đông Giang, Quảng Nam để đi tìm sự thật.
Tin đồn ma làng khiến cả làng lo sợ
Từ quốc lộ 14G, theo con đường bê tông rộng 3m, phẳng lỳ dẫn vào Nhà máy thủy điện Sông Côn 2, rẽ vào một đoạn là đến buôn Bút Tưa. Khi đến khu dân cư số 2, chúng tôi thấy một đống cây gai, xương rồng chắn giữa đường, dấu hiệu của vùng đất bị ma xấu chiếm. Xa xa là cảnh tan hoang, tiêu điều của những ngôi nhà đã bị phá bỏ, gạch vữa nằm lăn lóc khắp mọi nơi. Phải rất vất vả chúng tôi mới gặp được những người dân bỏ làng vạ vật ngoài nương ngô.
Sợ con ma xấu
Không ai có thể nhận ra đây là một điểm dân cư của buôn Bút Tưa, xã Sông Côn, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam), mà người dân Cơ Tu nơi đây đã sinh sống hơn 30 năm. Tất cả đã bị phát hủy hoàn toàn trong chốc lát. Sự sống của con người nơi đây cũng không còn khi bếp lửa của mỗi gia đình Cơ Tu đã ngừng đỏ. Người Cơ Tu ở buôn Bút Tưa đã đập phá nhà cửa, vận chuyển đồ đạc, hỗn loạn tháo chạy trong đêm để tránh cái chết vì cho rằng buôn mình đã bị "ma ám".
Chuyện sẽ chẳng có gì nếu như vào ngày mùng 4 Tết vừa qua, anh A Lăng Nghĩa (30 tuổi), không treo cổ tự tử ở nhà em trai mình bỏ lại vợ và hai con. Cái chết của anh A Lăng Nghĩa cùng với lời của thầy bói đã khiến nỗi sợ hãi của người dân buôn Bút Tưa tăng lên đến đỉnh điểm. Kết quả là cả cụm dân cư 17 gia đình với 65 nhân khẩu phải đập phá nhà cửa, bồng bế nhau tháo chạy trong nỗi hoang mang tột cùng.
Lịch sử buôn Bút Tưa do ông A Lăng Tưa tạo nên. Những người lớn tuổi ở địa phương kể lại rằng, ông Tưa vốn là người giàu có nhất vùng, nhà có cả kho chứa lúa gạo, lợn, trâu bò từng bầy chạy quanh nhà. Tấm lòng ông Tưa rất độ lượng. Trong buôn ai khổ, ai đói ông đều ra tay giúp gạo, bắp, mỳ... mọi người coi ông là một tù trưởng của buôn làng. Ông chính là linh hồn, là chỗ dựa vững chắc cho người dân Cơ Tu nơi đây. Thế nhưng, vào năm 1979, khi ấy ông A Lăng Tưa, 85 tuổi bỗng treo cổ chết tại nhà. Để thương nhớ người đã lập ra buôn, người Cơ Tu nơi đây lấy tên ông đặt tên cho buôn, từ đó buôn có tên gọi là Bút Tưa.
Theo quan niệm của người Cơ Tu ở các huyện vùng cao của tỉnh Quảng Nam, chết do tự tử, chết đuối, tai nạn... là cái "chết xấu", tức là cái chết này có sự can thiệp của "con ma", kẻ xấu có sức mạnh vô hình khiến cộng đồng người Cơ Tu chỉ cần nghe tới cũng đủ khiếp đảm.
Năm 2007, lại một cái "chết xấu" nữa đã xảy ra đối với buôn Bút Tưa, lần này đến lượt A Lăng Nhất treo cổ chết. Sau cái chết này, người dân nơi đây đã nghĩ tới cái "chết xấu" nhưng vẫn bình tĩnh để tiếp tục sinh sống làm ăn. Vào tháng Chạp vừa qua, cháu của A Lăng Nhất là A Lăng Tròn (32 tuổi), treo cổ tự tử bỏ lại vợ và 5 người con. Cái chết này đã khiến buôn Bút Tưa ăn ngủ không yên. Nhiều tiếng xì xào đã được loan truyền khắp các buôn gần, buôn xa là Bút Tưa đã bị "ma ám".
Trong khi hàng chục hộ dân của buôn Bút Tưa đang sống trong nỗi hoang mang thì vào ngày mùng 4 Tết Nguyên đán vừa qua, anh A Lăng Nghĩa (30 tuổi) lại treo cổ tự tử bỏ lại vợ và hai con thơ. Lúc này, người trong buôn đều cho rằng, buôn mình đã bị con ma về phá. Họ bỏ hẳn mọi công việc ruộng nương, ở nhà sống trong nỗi khiếp hãi. Ban đêm không ai dám ra khỏi nhà vì sợ bị "con ma" bắt đi. Không ai dám ăn, dám ngủ, từ già đến trẻ tất cả đều hoang mang tột cùng.
Ông BNướch Quý, Phó Chủ tịch UBND xã Sông Côn, huyện Đồng Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, trong lúc hoang mang như thế, một số người dân quyết định đến "thầy" ở huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng xem bói. Người này phán rằng: Nếu không "cúng lễ", buôn còn có 3 người tự tử nữa, hai trai, một gái trong vòng một tháng.
Lúc này thì nỗi khiếp đảm của người Cơ Tu ở buôn Bút Tưa lên đến đỉnh điểm. Chỉ trong vòng hai ngày mồng 7 và 8 tháng 2, 17 gia đình với 65 nhân khẩu của buôn Bút Tưa đã đập phát tan tành nhà cửa để "con ma" không còn chỗ trú ẩn. Nhà nhà vận chuyển đồ đạc hoảng loạn tháo chạy trong đêm với nỗi kinh hãi chưa từng có trong lịch sử của người Cơ Tu ở Quảng Nam. Nơi họ tìm đến là một khu dân cư khác cách đó chừng 2km, ở nhờ nhà người thân, vị trí này cách trụ sở UBND xã Sông Côn hơn 1km.
Không ăn ngủ, khóa kín cửa vì sợ ma
Cả buôn Bút Tưa hiện sống trong cảnh hoang mang. Những người sống gần tổ 2 đang rất sợ hãi, rất có thể họ lại sẽ đập phá nhà cửa, chuyển đi theo nhưng gia đình trước đó trong một hai ngày tới. Toàn buôn Bút Tưa hiện có 239 nhân khẩu, đã có 17 gia đình với 65 người đập phá nhà cửa chuyển đến sống vạ vật nhà người thân cách chỗ ở cũ khoảng 2km. Tiếp tục có 3 gia đình với 20 người nữa chuẩn bị di dời, nâng tổng số gia đình sợ bị "ma ám" phải bỏ chạy khỏi địa điểm này lên 21 hộ với 85 người.
Trong tư duy lạc hậu của người Cơ Tu ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, không có nỗi sợ hãi nào bằng buôn bị "ma ám", tức đồng nghĩa với những cái "chết xấu" sẽ liên tiếp xảy ra. Cả buôn mấy ngày không ăn được, không ngủ được, không dám đi làm, ban đêm phải khóa kín hết các cửa, vợ chồng con cái nằm im thin thít. Mỗi khi nghe có tiếng động từ bên ngoài là run lên cầm cập. Trẻ nhỏ cũng biết sợ, nó không dám khóc lóc như mọi khi. Buổi tối đi đâu phải đi nhiều người, không ai dám đi một mình. Các gia đình đã phải lấy cây xương rồng giăng xung quanh nhà. Theo quan niệm của người Cơ Tu, xương rồng ngăn được "con ma" xấu.
Tập tục khó tin, lạc hậu
Phó Chủ tịch UBND xã Sông Côn, huyện Đông Giang, ông BNướch Quý cũng là người Cơ Tu nên hiểu rất rõ những hủ tục lạc hậu truyền qua nghìn đời và ăn sâu vào tiềm thức của đồng bào mình. Ông Quý cho biết, tới đây, buôn Bút Tưa sẽ tổ chức cúng cho "con ma" có tên là Pơ Rong.
Lễ cúng này được tổ chức tại hai địa điểm là nơi người dân đã đập phá nhà cửa chuyển đi và nơi vừa chuyển đến. Lễ cúng có thể là con heo hoặc con chó, cúng làm 4 lần. Lần thứ nhất và thứ hai người ta sẽ dùng máu con vật giết để cúng khoanh vùng nơi vừa chuyển đến và chuyển đi, trong 3 ngày sau khi cúng bất luận có chuyện gì cũng tuyệt đối không ai được bước vào khu vực này, nếu ai vi phạm cho dù là vô ý cũng sẽ phải chịu hết mọi hậu quả của cả buôn nếu có xảy ra chuyện gì, kể cả ốm đau, bệnh tật. Và họ sẽ phải cúng như thế cho đến lần thứ 4 mới thôi.
Luật tục của người Cơ Tu cũng quy định, trong suốt một năm này, người dân trong buôn chỉ được làm ăn gần nhà, không được lên nương, rẫy, vì sợ "con ma" sẽ tiếp tục theo về quấy phá. A Lăng Sỹ (36 tuổi) lo lắng: "Năm nay chắc là buôn mình đói rồi, không lên rẫy làm nương được, không có lúa, không có bắp". A Lăng Leo thì chỉ vào 8 bao lúa để ở góc nhà than thở: "Số lúa này thì không thể đủ ăn trong một năm được".
Nỗi ám ảnh "con ma" và bắt đi bằng cái "chết xấu" khiến không ít người còn nảy sinh việc đổi tên buôn Bút Tưa vốn đã có hàng chục năm qua thành một tên khác. Anh A Lăng Sỹ tâm sự: "Bút Tưa đã bị ma ám, phải bỏ tên đi thôi, cứ gọi bằng cái tên đó "con ma" sẽ còn theo.
Tiền lệ chưa từng có trong lịch sử người Cơ Tu
Tiếp xúc với phóng viên, ông BNướch Quý, Phó Chủ tịch UBND xã Sông Côn tỏ ra tiếc nối cho sự việc đã rồi. Theo ông Quý, trước ngày cả khu dân cư đồng loạt phá nhà cửa tháo chạy, một gia đình trong buôn đã bỏ đi trước, chính quyền xã cũng đã nắm bắt được tin này. "Xã định từ ngày mùng 10 Tết sẽ cho lực lượng thanh niên xuống ở cùng bà con để tuyên truyền vận động, thế nhưng sự việc diễn biến quá nhanh" - ông BNướch Quý nói.
Ngay sau đó, UBND xã Sông Côn đã đến vận động bà con ổn định chỗ ăn ở, gợi ý người dân trở về chỗ cũ để tiếp tục định cư nhưng bà con vẫn chưa yên tâm dọn về nhà ở. Đối với người Cơ Tu, do thiếu hiểu biết và tin vào những lời dị đoan nên họ cho rằng một khi buôn đã bị "ma ám" thì họ sẽ không bao giờ dám bén mảng vào địa điểm cũ nữa. Cũng theo ông Quý, nếu người dân không đi xem bói, không bị "thầy" phán buôn Bút Tưa sẽ còn 3 người chết trong vòng một tháng có lẽ người dân vẫn chưa đập phá nhà cửa, hoảng loạn tháo chạy trong đêm, gây ra một tiền lệ xấu chưa từng có trong lịch sử của người Cơ Tu ở Quảng Nam.
Liên quan đến vấn đề trên, UBND huyện Đông Giang vừa có văn bản chỉ đạo, yêu cầu xã Sông Côn phải cắt cử các hội, đoàn thể bám sát nhân dân để tuyên truyền, giải thích, đồng thời giúp người dân sớm ổn định chỗ ở. Huyện Đông Giang cũng yêu cầu mời đối tượng đã tung tin mê tín dị đoạn lên xã để răn đe, giáo dục, tránh tình trạng tung tin không tốt gây bất ổn địa phương như hiện nay.
Theo Xahoi
Bị ép cưới, nữ sinh lớp 9 viết đơn kêu cứu và muốn tự tử Em Hoàng Thị Mỵ, dân tộc Mông, đang học lớp 9 THCS xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã bị bố mẹ ép lấy chồng khi còn quá trẻ con. Hoàng Thị Mỵ khi tìm cách xin đi theo phóng viên để tránh nạn cưới tảo hôn phải bỏ ngang tuổi học. Hai bên gia đình đã dọa dẫm, truy...