Vụ Formosa: “Chất ô nhiễm vẫn tồn lưu trong trầm tích mặt đáy biển”
Trao đổi với PV Dân trí, GS Mai Trọng Nhuận- nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng chất ô nhiễm mà Formosa thải ra tồn lưu trong trầm tích mặt đáy biển nên việc lựa chọn công nghệ xử lý cần dựa vào các kết quả đánh giá mức độ và phạm vi ô nhiễm.
GS Mai Trọng Nhuận (Ảnh nhân vật cung cấp)
Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ, Bộ Tài nguyên-Môi trường và các bộ, ngành liên quan trong việc tìm ra nguyên nhân dẫn tới hiện tượng hải sản chết hàng loạt, cũng như chỉ rõ thủ phạm gây ra việc đó là Formosa?
Giáo sư Mai Trọng Nhuận: Đây là một sự cố môi trường biển lớn nhất và nghiêm trọng nhất, lần đầu tiên xảy ra tại Việt Nam. Phạm vi xảy ra sự cố môi trường biển rất rộng kéo dài trên 4 tỉnh có đặc điểm địa hình, hải văn, khí tượng phức tạp.
Từ khi xảy ra sự cố môi trường, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ban ngành liên quan để tiến hành khẩn trương, bài bản, khách quan, khoa học, chặt chẽ, đúng pháp luật, kết hợp đồng bộ nhiều phương pháp với sự huy động tham gia đông đảo của các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành trong và ngoài nước để đánh giá toàn diện nguyên nhân gây ra hiện tượng hải sản chết.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan nỗ lực thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và đạt được kết quả như hôm nay. Kết quả này là thành công thể hiện bản lĩnh và cam kết của Chính phủ với nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế.
Sau khi kết luận được Chính phủ công bố, theo ông, những công việc cần phải làm ngay để khắc phục sự cố môi trường này là gì?
Thứ nhất, theo tôi là phải tiếp tục triển khai các giải pháp ổn định đời sống, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng; tiếp tục thực hiện giám sát quy trình sản xuất và xả thải của nhà máy để đảm bảo không xảy ra sự cố tương tự.
Thứ hai, xác định mức độ ô nhiễm và khoanh vùng ô nhiễm môi trường biển để công bố thông tin cho nhân dân được biết, đánh giá mức độ suy thoái của hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật, đồng thời khẩn trương đánh giá tổng thể thiệt hại kinh tế – xã hội, tài nguyên, môi trường do sự cố và triển khai công tác bồi thường cho người dân ven biển bốn tỉnh miền Trung.
Thứ ba là tiến hành các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường biển, hồi phục các hệ sinh thái quan trọng và các giải pháp đảm bảo môi trường biển an toàn lâu dài, áp dụng công nghệ giám sát môi trường tại các khu vực trọng điểm nhằm ngăn ngừa những sự cố môi trường tương tự xảy ra trong tương lai; xây dựng giải pháp nâng cao năng lực của hệ thống để ứng phó tốt hơn các sự cố môi trường tương tự nếu chúng xảy ra trong tương lai.
Về lâu dài, cần xây dựng và thực hiện kế hoạch quốc gia ứng phó các sự cố/thảm hoạ môi trường; thành lập Ủy ban Quốc gia ứng phó với tình huống khẩn cấp, trong đó có những tình huống khẩn cấp quốc gia liên quan đến môi trường, thiên tai…
Video đang HOT
Với công nghệ hiện nay, chúng ta có thể xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm do Formosa gây ra hay không và phải mất thời gian khoảng bao lâu?
Theo kết quả quan trắc môi trường biển hàng ngày được công bố trên báo đài trong những tháng vừa qua đã cho thấy các thông số ô nhiễm môi trường nước biển đã trở về trong ngưỡng cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia.
Nhưng chất ô nhiễm do sự cố môi trường này vẫn tồn lưu trong trầm tích mặt đáy biển. Việc lựa chọn công nghệ xử lý trầm tích biển bị ô nhiễm cần dựa vào các kết quả đánh giá mức độ và phạm vi ô nhiễm đang được tiến hành. Kinh nghiệm xử lý sự cố môi trường của các nước trên thế giới cho thấy việc này đòi hỏi nguồn lực, kinh phí và thời gian dài.
Vấn đề cần đặc biệt lưu ý là phải nghiên cứu và áp dụng các giải pháp hồi phục các hệ sinh thái (như san hô, cỏ biển,…), tài nguyên sinh vật bị tổn thương do sự cố môi trường này. Việt Nam đã có kinh nghiệm trong việc phục hồi rạn san hô qua các dự án trồng mới tại Phú Quốc và Cù Lao Chàm. Việc tổ chức thực hiện, chăm sóc phục hồi để san hô có thể sống khoẻ cần khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm. Nhưng có thể cần tới khoảng 50 năm để hồi phục hoàn toàn hệ sinh thái san hô….
Trong thời gian tới, chúng ta cần tăng cường công tác quản lý để không xảy ra sự cố môi trường thông qua giám sát, kiểm soát quy trình vận hành hệ thống xử lý chất thải, việc thực hiện các yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường và tài nguyên cũng như chất lượng nước thải trước khi thải ra môi trường.
Đến nay chưa có thống kê thiệt hại thực tế mà người dân 4 tỉnh miền Trung phải gánh chịu từ sự việc Formosa gây ô nhiễm là bao nhiêu
Ông có cho rằng đồng thời với việc xử lý ô nhiễm trên biển thì Việt Nam cần tiến hành rà soát, đánh giá lại toàn bộ nhà máy, công nghệ mà Formosa đang sử dụng, xử lý nước thải ra biển như thế nào hay không? Thậm chí mời cả các tổ chức uy tín quốc tế vào đánh giá việc này?
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kết hợp với các ban ngành, các nhà khoa học để thực hiện nhiệm vụ này. Kết quả các nhà khoa học đã đánh giá công nghệ sản xuất, xử lý chất thải, phòng ngừa sự cố và xây dựng các kế hoạch, yêu cầu cụ thể để khắc phục tồn tại, đảm bảo không xảy ra sự cố môi trường tương tự trong tương lai.
Cần kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải vào vùng ven biển để đảm bảo nước thải được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường, dựa vào cả nồng độ chất ô nhiễm và tổng tải lượng nước thải; ngăn chặn kịp thời các nguồn thải vượt tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường vào môi trường biển.
Các cơ quan quản lý về môi trường cần thanh tra, kiểm tra, quan trắc và giám sát chất lượng môi trường và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường để đảm bảo không xảy ra sự cố môi trường như vừa qua.
Theo ông có nên thành lập một uỷ ban hoặc tổ chức giám sát toàn bộ quá trình xử lý ô nhiễm, khắc phục sự cố và trách nhiệm của Formosa trong việc này?
Từ kinh nghiệm điều tra nguyên nhân của sự cố môi trường, Chính phủ và Nhà nước cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quản quản lý nhà nước về quản lý, giám sát các sự cố môi trường; cần thành lập một uỷ ban hoặc tổ chức giám sát toàn bộ quá trình xử lý ô nhiễm, khắc phục sự cố và trách nhiệm của Formosa trong việc này. Mặt khác cần xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch quốc gia về ứng phó sự cố môi trường đến năm 2030 và Thành lập Ủy ban Quốc gia ứng phó với tình trạng khẩn cấp để tổ chức triển khai việc quản lý các sự cố môi trường tương tự.
Xin cảm ơn ông!
Thế Kha (thực hiện)
Theo Dantri
Vinalines bán đổ bán tháo "cục nợ"
Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đề xuất nhượng bán nguyên trạng ụ nổi 83M với giá khởi điểm chỉ 34,8 tỉ đồng, chưa bằng 1/10 nguyên giá.
Ụ nổi 83M được Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đầu tư năm 2008, góp vốn vào Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines (VNLSY) và bàn giao cho VNLSY với tổng nguyên giá tạm tính là hơn 462 tỉ đồng.
Tài sản trăm tỉ thành "cục nợ"
Ụ nổi 83M hiện neo đậu tại cảng Gò Dầu B (tỉnh Đồng Nai) trong tình trạng chưa sửa chữa xong, bị đăng kiểm rút cấp phép từ tháng 1-2011, bảo hiểm hết hạn từ năm 2012, đăng ký tạm thời cũng đã hết hạn từ ngày 24-6-2011. Tính đến nay, ụ nổi đã neo đậu tại cảng Gò Dầu B hơn 6 năm và không hoạt động nên chi phí quản lý, bảo vệ ngày một tăng.
Ụ nổi 83M đang neo đậu tại cảng Gò Dầu B (tỉnh Đồng Nai)Ảnh: KHẮC GIỚI
Ngoài ra, kể từ khi thành lập, VNLSY không hoạt động sản xuất - kinh doanh (do dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam chưa triển khai xây dựng), không có nguồn tài chính để thực hiện duy tu, bảo dưỡng nên kết cấu thép của ụ nổi xuống cấp rất nhanh. Do không có khả năng thanh toán một phần công nợ neo đậu theo yêu cầu nên cảng Gò Dầu B đã cắt hợp đồng cấp điện chiếu sáng và cấp nước cho 83M từ đầu năm 2013 khiến ụ nổi lâm vào tình trạng dễ gây mất an toàn, an ninh hàng hải.
Vào tháng 7-2014, thủy triều xuống đã kéo căng nhiều dây buộc làm gãy trụ buộc dây B3 khiến ụ nổi 83M bị trôi dạt. Trước sự cố này, cảng Gò Dầu B đã yêu cầu VNLSY bồi thường thiệt hại khoảng 785 triệu đồng. Tuy nhiên, do không có tiền, VNLSY đã đề nghị chậm thanh toán cho đến khi các cấp có thẩm quyền cho phép bán ụ nổi.
Từ cuối năm 2012, thực hiện chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), căn cứ vào thực trạng của VNLSY, Vinalines đã xây dựng và báo cáo bộ các phương án khai thác 83M, như: liên doanh với nhà đầu tư có năng lực để tiếp tục đầu tư, cho thuê hoặc hợp tác khai thác ụ nổi, tự khai thác và bán ụ nổi để thu hồi một phần vốn đã đầu tư. Tuy nhiên, đến nay, các phương án này đều không thể thực hiện do thiếu đối tác.
Để xử lý dứt điểm ụ nổi, tránh phát sinh chi phí liên quan, trên cơ sở kiến nghị của VNLSY và tình hình thực hiện các phương án xử lý ụ nổi, Vinalines, VNLSY đã báo cáo Bộ GTVT đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép bán 83M. Bộ GTVT đã chỉ đạo Vinalines chủ động tìm kiếm đối tác, xử lý ụ nổi 83M theo quy định của pháp luật.
Rẻ như bán sắt vụn
Căn cứ báo cáo tài chính của VNLSY hôm 31-12-2015, giá trị sổ sách của ụ nổi 83M là khoảng hơn 500 tỉ đồng (gồm 462,8 tỉ đồng giá trị tạm tính ụ nổi bàn giao theo Quyết định số 688/QĐ-HHVN ngày 12-10-2010 và hơn 50 tỉ đồng chi phí neo đậu, chi phí bảo quản hằng tháng... từ thời điểm bàn giao đến ngày 31-12-2015).
Do ụ nổi 83M là tài sản đơn chiếc, không có giao dịch trên thị trường nên để có cơ sở xác định giá khởi điểm khi nhượng bán nguyên trạng, vận dụng theo nghị định của Chính phủ, VNLSY được thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định giá làm cơ sở bán tài sản.
Ngày 25-11-2015, VNLSY đã ký hợp đồng tư vấn với Công ty CP Đầu tư và Định giá AIC - Việt Nam về việc thẩm định giá nguyên trạng ụ nổi 83M. Theo chứng thư thẩm định giá ngày 7-12-2015, giá trị ụ nổi 83M xác định theo phương pháp chi phí là 34,8 tỉ đồng.
Lý giải về việc bán 83M quá bèo so với giá trị sổ sách của VNLSY, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, quyền Tổng Giám đốc Vinalines, cho rằng giá trị sổ sách của ụ nổi bao gồm giá trị đầu tư và chi phí vận chuyển, bảo hiểm, lãi vay, neo đậu, các loại thuế. Kể từ thời điểm nhận bàn giao (năm 2010), ụ nổi 83M chưa đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh do chưa hoàn thành công tác sửa chữa để đủ điều kiện đăng ký khai thác, VNLSY chưa thực hiện trích khấu hao.
Mặt khác, ụ nổi 83M tiếp tục phát sinh chi phí neo đậu, bảo quản hằng tháng..., với tổng chi phí từ ngày 13-10-2010 đến 31-12-2015 khoảng hơn 50 tỉ đồng. Giá trị này được VNLSY hạch toán tăng giá trị sổ sách của ụ nổi 83M. Do không được sửa chữa, bảo dưỡng nên kết cấu thép của ụ nổi xuống cấp rất nhanh vì gỉ sét nhiều. Báo cáo thẩm định của Công ty AIC cho thấy tại thời điểm thẩm định giá, sắt thép ở mức thấp, đặc biệt là giá trị thép phế liệu lại càng thấp, ảnh hưởng lớn đến giá trị hiện tại của ụ nổi 83M.
"Giá khởi điểm 34,8 tỉ đồng đã được các cơ quan chức năng thẩm định. Việc sớm bán ụ nổi 83M để thu hồi một phần vốn đã đầu tư, tránh nguy cơ mất an toàn neo đậu, giảm thiệt hại cho Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines là việc làm cần thiết và sẽ được thực hiện một cách công khai, minh bạch" - ông Tĩnh cho hay
Chờ ý kiến của Bộ GTVT
Theo ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Vinalines đang chờ ý kiến của Bộ GTVT và nếu bộ đồng ý, các cơ quan chức năng sẽ có kế hoạch cụ thể để bán đấu giá ụ nổi 83 M.
"Đây mới chỉ là giá khởi điểm để đấu giá. Trong quá trình đấu giá, chắc chắn con số này sẽ tăng vì có sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ụ nổi này có khi trong nước chưa quan tâm nhưng các doanh nghiệp nước ngoài quan tâm thì sẽ được giá cao" - ông Tĩnh kỳ vọng.
Theo Thế Văn
Người lao động
Người dân thu giữ máy móc đòi nhà thầu đền bù nhà cửa Quá trình xây dựng cầu Bút Sơn (Thanh Hoá), nhà thầu đã làm nứt 18 căn nhà. Dù đơn vị thi công đã lập hồ sơ, áp giá đền bù song người dân không thống nhất nên đã thu giữ máy móc rồi lập chòi canh giữ nhiều tháng nay. Dự án cầu Bút Sơn đã hoàn thành, đưa vào sử dụng từ...