Vụ FLC xua đuổi ngư dân: “Không giao bãi biển cho một ai cả”
Tại buổi họp báo chiều nay (2.3), đại diện UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định, bãi biển mà Tập đoàn FLC Thanh Hóa xây khu khách sạn, khu nghỉ dưỡng, tỉnh đã giao cho thị xã Sầm Sơn quản lý, tỉnh không gịao cho bất cứ cá nhân nào cả.
Chiều nay, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức họp báo về vụ việc liên quan đến hàng trăm người dân kéo lên tụ tập trước trụ sở UBND tỉnh, phản đối Tập đoàn FLC vì đã cho người xua đuổi ngư dân xuống cào ngao, đánh cá dưới biển, gần khu vực của Tập đoàn FLC.
Ông Ngô Văn Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chủ trì cuộc họp báo.
Tại buổi họp báo, ông Ngô Văn Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa – thông tin: “Dự án quy hoạch phía Đông đường Hồ Xuân Hương có tổng vốn 315 tỷ, nên tỉnh Thanh Hóa thống nhất hình thức BOT, để xây dựng các ki-ốt, công trình phục vụ du lịch. Hiện tỉnh đã phê duyệt dự án và lựa chọn nhà đầu tư. Theo chỉ đạo của ban lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, dự án này sẽ phải hoàn thành trước 30.4.2016, để kịp khai thác du lịch mùa hè Sầm Sơn…”.
Cũng theo ông Tuấn, liên tiếp từ ngày 26.2 đến ngày 2.3, nhiều công dân của xã Quảng Cư và phường Trung Sơn (thị xã Sầm Sơn) đã kéo lên trước trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa phản đối việc chính quyền giao cho doanh nghiệp khai thác tuyến bờ biển sầm uất nhất Sầm Sơn. Việc này khiến cho người dân địa phương lo “mất kế sinh nhai”, đặc biệt, ngành nghề đánh bắt cá của ngư dân cũng gặp khó khăn vì theo quy hoạch, lối ra biển và neo đậu tàu thuyền của ngư dân phải đi rất xa so với bến đỗ truyền thống.
Ngày 1.3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền đã tiếp xúc và trao đổi với đại diện nhân dân xã Quảng Cư và phường Trung Sơn để giải quyết những thắc mắc và sau đó tỉnh cũng đã có quyết định ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ ngư dân trên địa bàn xã Quảng Cư, phường Trung Sơn và phường Bắc Sơn, thị xã Sầm Sơn bị ảnh hưởng của dự án.
Đến chiều nay, hàng trăm người dân vẫn tập trung trước cổng UBND tỉnh Thanh Hóa.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chưa đồng ý với phương án giải quyết của UBND tỉnh Thanh Hóa, đến chiều nay, nhiều người dân vẫn tập trung trước cổng UBND tỉnh.
Nhiều ý kiến của các phóng viên báo chí nêu: Tại sao dự án này đã được thực thi từ năm 2014, nhưng mãi đến mấy ngày qua khi người dân kéo nhau lên cổng trụ sở ủy ban tỉnh thì UBND tỉnh Thanh Hóa mới ban hành quyết định hỗ trợ ngư dân ở đây? Ông Tuấn cho rằng: “Toàn bộ bãi biển là do tỉnh giao cho UBND thị xã Sầm Sơn quản lý, chứ không giao riêng cho ai cả. Còn vấn đề xây dựng chính sách hỗ trợ, quy hoạch bãi biển và bến tàu, thuyền là do tỉnh vận dụng chính sách tối đa cho ngư dân”.
Liệu người dân được nhận tiền hỗ trợ xong, thì kế sinh nhai lâu dài sẽ giải quyết như thế nào? Ông Tuấn nói, ngư dân tự nguyện nhận tiền hỗ trợ (khoảng 50% số ngư dân được hỗ trợ) thì họ đã có kế hoạch và chuyển đổi ngành nghề cho cuộc sống sau này. Khoảng 30% đã đồng ý theo phương án tỉnh hỗ trợ ngành nghề sau khi quy hoạch làng nghề. Còn lại 20% là số người cần đóng tàu, thuyền mới để ra khơi, bám biển mưu kế sinh nhai.
Cũng theo ông Tuấn, hiện nay ông chưa thể trả lời ngay được việc tỉnh có dành khoảng 500m2 mặt nước để làm nơi neo đậu tàu thuyền cho ngư dân hay không. Ông Tuấn sẽ ghi nhận và báo cáo lãnh đạo tỉnh.
Theo Danviet
Tổng giám đốc FLC: "Khát khao là văn hóa, tốc độ là kim chỉ nam"
Từng đại diện cho nhiều tập đoàn kinh tế đa quốc gia tiến hành thủ tục triển khai các dự án đầu tư ở Việt Nam, cũng như đảm nhận nhiều vị trí quan trọng tại các công ty và tập đoàn lớn trong và ngoài nước, Tổng giám đốc Hương Trần Kiều Dung đang góp phần đưa Tập đoàn FLC ngày càng phát triển vững mạnh.
"FLC chọn tôi và tôi chọn FLC"
Được biết bà là một tiến sỹ luật học tốt nghiệp tại Pháp và đã từng làm việc tại các tổ chức quốc tế, tại sao bà lại chọn một doanh nghiệp trong nước, lại là doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu phát triển như FLC?
Phải nói thế này, FLC chọn tôi và tôi chọn FLC. FLC có những định hướng phát triển và văn hóa tương đồng với kiến thức, kinh nghiệm và quan điểm quản trị của tôi.
Có một điểm chung giữa tôi và Tập đoàn FLC cũng như nhiều người trong Ban lãnh đạo Tập đoàn, đó là cùng được đào tạo chuyên sâu và hoạt động lâu năm trong lĩnh vực luật.
Nhờ nắm chắc hệ thống văn bản pháp luật, FLC có thể dự báo được các thay đổi về cơ chế, chính sách, từ đó nắm bắt được cơ hội đầu tư, kinh doanh, hạn chế tối đa rủi ro pháp lý. Nhờ vậy mà chúng tôi đã tiến hành M&A một cách nhanh chóng, tiết kiệm 5 - 10 năm để có thể sở hữu một danh mục dự án lớn như hiện nay.
Tổng giám đốc Hương Trần Kiều Dung đang góp phần đưa Tập đoàn FLC ngày càng phát triển vững mạnh.
"Khát khao là văn hóa, tốc độ là kim chỉ nam"
Nhậm chức Tổng giám đốc trong lúc FLC đang ở giai đoạn phát triển bùng nổ, điều đó tạo ra áp lực thế nào đối với bà?
Đúng là với quy mô và tốc độ phát triển như hiện nay của FLC, đòi hỏi với vị trí Tổng giám đốc điều hành là rất lớn. Song thực ra, tôi lại xem đấy là một thách thức đầy hấp dẫn.
Ở FLC, khát khao chinh phục đỉnh cao là văn hóa, và tốc độ hành động là kim chỉ nam. Điều này xuất phát từ nhận thức đã được thấm nhuần trong toàn bộ máy Tập đoàn rằng, cơ hội không chờ đợi ai, cũng như sẽ không đến lần thứ hai, và bạn không thể chinh phục đỉnh cao nếu như không biết và không thể tận dụng cơ hội.
Với bà, tố chất quan trọng nhất của một người lãnh đạo doanh nghiệp là gì?
Đó là tầm nhìn, sự quyết đoán và khả năng phát huy sức mạnh tập thể. Những tố chất này không thể tách rời. Kinh nghiệm này tôi học được từ chính Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn, Luật sư Trịnh Văn Quyết.
Sự phát triển bứt phá của FLC trong những năm gần đây sẽ không thể có, nếu Ban lãnh đạo Tập đoàn, đứng đầu là Chủ tịch Trịnh Văn Quyết, thiếu đi một trong những tố chất kể trên.
Có một logic thế này. Bạn cần có tầm nhìn để nhận ra cơ hội. Khi cơ hội đến, bạn phải quyết đoán để không bỏ lỡ. Và cuối cùng, bạn không thể một mình làm được tất cả, nên phải cần đến một tập thể mạnh, mà bạn phải biết cách phát huy nó.
Chia sẻ để phát triển bền vững
Đối với FLC, những hoạt động cộng đồng có ý nghĩa như thế nào?
Chúng tôi luôn tâm niệm, mỗi bước phát triển của Tập đoàn muốn bền vững thì cần và nên gắn liền với trách nhiệm xã hội. Và chúng tôi đã, đang và sẽ tham gia tích cực trong các hoạt động vì cộng đồng, như cứu trợ đồng bào lũ lụt, chung tay vì người nghèo, ủng hộ cảnh sát biển, tài trợ giải golf "Vì trẻ em Việt Nam"...
Bên cạnh đó, thông qua việc tổ chức giải FLC Golf Challenge thường niên, FLC đã có nhiều năm quyên góp ủng hộ các mái ấm tình thương, góp phần động viên các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Ngoài ra, là một doanh nghiệp đại chúng, FLC ý thức rất rõ mối quan hệ mật thiết doanh nghiệp - cộng đồng. Vì vậy, chúng tôi luôn xác định minh bạch hóa thông tin để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho cộng đồng khách hàng và nhà đầu tư của FLC.
PV
Theo Dantri
Chính thức khởi công Khu công nghiệp kiểu mẫu FLC Hoàng Long Ngày 22/9, tại Thanh Hóa, Tập đoàn FLC đã tổ thức lễ khởi công dự án Khu công nghiệp FLC Hoàng Long. Các đại biểu thực hiện nghi lễ khởi công dự án KCN FLC Hoàng Long Lễ khởi công có sự tham dự của ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ; ông Trịnh Văn Chiến,...