Vụ Dương Chí Dũng: Hoãn tuyên án, quay về phần xét hỏi
Hội đồng xét xử TAND Tối cao đang bất ngờ quay lại xét hỏi bị cáo Dương Chí Dũng và đồng phạm thay vì đọc bản án phúc thẩm vào 14h như dự định.
14h: Các bị cáo được dẫn giải vào phòng xử án, 3 luật sư bào chữa cho Dương Chí Dũng vắng mặt gồm luật sư Trần Đình Triển, luật sư Ngô Ngọc Thủy, luật sư Trần Đại Thắng.
14h5: Hội đồng xét xử TAND Tối cao đang bất ngờ quay lại xét hỏi bị cáo Dương Chí Dũng và đồng phạm.
Bị cáo Dương Chí Dũng khai, thành lập đoàn khảo sát ụ nổi 83M do báo cáo của anh Phúc, trước đó Ban quản lý dự án đã trình anh Phúc sau anh Phúc báo cáo lại với bị cáo, chứ trước đó bị cáo không biết có ụ nổi 83M. Bị cáo không nhớ anh Sơn đưa vali rượu vào năm nào, chỉ biết đợt đó là bị cáo vào TP Hồ Chí Minh để đi chơi. Sau đó tiếp tục vào TP Hồ Chí Minh để công tác và ở khách sạn Victoria và không nhớ ở mấy ngày. Bị cáo vào đến sân bay nhanh cũng phải 6h30′, rồi liên tục họp xong lại đi ăn cùng anh em, không có lúc nào rảnh.
Sau khi ụ mang về Việt Nam để sửa chữa bị cáo không biết là bao nhiêu tiền, ụ về cũng không biết. Khoản tiền 9 triệu USD dùng để mua ụ nổi là vay tín dụng 130 triệu USD.
14h15: Bị cáo Trần Hải Sơn khai, khi mua ụ nổi bị cáo đang là phó ban QLDA, còn anh Chiều là trưởng ban. Khi đi khảo sát bị cáo chưa biết đến ụ nổi này. Khi bị cáo ra Hà Nội làm phó ban dự án đã có bản chào hàng của Cty AP (Singapore) về ụ nổi 83M.
Bị cáo nhớ có cuộc họp của các ban bị cáo đã thấy ụ nổi này. Về đàm phán, giao dịch ụ nổi thì anh Chiều giao cho anh Khang trực tiếp đàm phán. Bị cáo chỉ tham gia 1 cuộc họp. Bị cáo không nhớ được chi tiết ngày đưa tiền cho anh Dũng nhưng không nhớ cụ thể mà chỉ nhớ khoảng thời gian và trước khi đưa tiền cho anh Dũng bị cáo đã gọi điện, còn khoảng thời gian nào bị cáo cũng không nhớ. Còn lần rút tiền 2 tỷ ở ngân hàng Hàng Hải tại Hà Nội là do em gái Trần Thị Hải Hà chuyển vào ngân hàng, rút tiền bằng chứng minh thư cả ở Hà Nội và Hải Phòng. Bị cáo cũng không nhớ ngày nào rút tiền vì rút rất nhiều lần, bị cáo cũng không giữ lại giấy tờ gì liên quan đến rút tiền.
Còn việc đưa 10 tỷ đồng cho Phúc 3 lần, bị cáo Sơn khai, 1 lần đưa tại Hải Phòng, 2 lần tại Hà Nội, bị cáo không nhớ chính xác cụ thể ngày nào và bị cáo không lần nào đưa vali rượu cho anh Dũng.
Dương Chí Dũng và đồng phạm tại tòa
14h30: Bị cáo Trần Hữu Chiều khai, tháng 2/2007 đã khảo sát ụ 220 và Tổng Cty có quan hệ với Cty AP nhưng sau đó ụ nổi này bị bão đánh chìm nên tìm ụ nổi khác. Tháng 7/2007 Cty AP chào hàng ụ nổi 83M nhưng Tổng Cty giao cho anh Trung khảo sát. Những tờ trình của bị cáo đưa cho Phúc ký thì do bị cáo ký trình với tư cách trưởng ban quản lý dự án. Trước khi trình để anh Phúc ký thì bị cáo giao cho anh Sơn làm, còn tờ trình cũng do Sơn làm để Tổng giám đốc trình HĐQT. Họp HĐQT bị cáo và Sơn đều được mời với tư cách là Ban quản lý dự án.
Còn việc giám định độc lập ụ nổi là theo quy định của luật hàng hải, bị cáo đề xuất để xin ý kiến của anh Phúc. Trong tờ trình đã nêu đầy đủ giám định độc lập và giám định của đăng kiểm của Cục đăng kiểm vì giấy này đảm bảo điều kiện về môi trường, 2 giấy này có giá trị như nhau. Lúc này, ai làm trong ngành cũng biết ụ nổi 83M không phải là tàu biển, vì tàu biển quá 15 tuổi không được nhập khẩu. Vì muốn có giấy phép đi biển nên phải có giấy chứng nhận an toàn hàng hải, an toàn môi trường. HĐXX hỏi tại sao là ụ nổi phải xin phép an toàn môi trường, an toàn hàng hải?. Bị cáo Chiều cho rằng điều này là bắt buộc. Khi về Việt Nam chỉ được cấp giấy chứng nhận an toàn hàng hải tạm thời. Chi phí mua, sửa chữa là 9 triệu, trong đó có 900 nghìn đặt cọc, còn lại 8,1 triệu USD chuyển sau, tuy nhiên sau đó bị cáo không hiểu lại tách 3 hóa đơn trong 8,1 triệu USD, đề nghị HĐXX xem xét.
Video đang HOT
Bị cáo thừa nhận mình đã làm trái, không làm hết trách nhiệm được giao, tuy nhiên bị cáo mong HĐXX xem xét bối cảnh phạm tội lúc đó. Bị cáo cũng đã hỏi vay Sơn 1 tỷ để chữa bệnh và mua nhà là hơn 1 tỷ. “Lần đầu tiên Sơn gửi 600 triệu, sau đó đưa tiếp 2 đến 3 lần đủ 1 tỷ, rồi đưa thêm hơn 300 triệu đồng. Khi Sơn đưa 340 triệu đồng thì Sơn chỉ bảo là tiền bồi dưỡng. Sau này biết đó là tiền ụ nổi nên bị cáo đã trả lại. Bị cáo đề nghị giảm tội có ý làm trái và miễn tội tham ô”, bị cáo Chiều đề nghị.
Về văn bản thỏa thuận 7/7/2007 về việc mua ụ nổi 83M, bị cáo Mai Văn Phúc khai, bị cáo không biết, bị cáo về làm tổng giám đốc thì thỏa thuận đã xong hết. Và bị cáo gặp ông Goh tại phòng khách Vinalines có rất nhiều người Vinalines ở đó. Khi gặp bị cáo chỉ chào xã giao, thời điểm đó là sau ngày 7/7/2007 khá lâu. Ông Goh sang trước khi có đoàn khảo sát sang Nga, lúc đó anh Chiều đã nói ông này có ụ nổi.
Bị cáo không thỏa thuận với ông Goh mà chỉ nghe anh Chiều, anh Sơn nói lại là ông Goh chào giá từ 10,5 triệu USD sau đó lại 10,2 USD, bị cáo bảo “phải ép xuống”, đến khi anh Chiều và Sơn báo cáo lại nếu không mua giá 9 triệu USD thì Cty AP sẽ bán cho người khác.
“Anh Chiều và Sơn bảo bị cáo nếu trong chiều nay không ký hợp đồng thỏa thuận thì người ta sẽ bán cho người khác trước khi giờ làm việc buổi chiều kết thúc 2 tiếng, bị cáo không biết việc tách 3 hóa đơn trong số tiền 8,1 triệu USD’, bị cáo Phúc khai.
Số tiền 9 triệu USD mua ụ nổi là vay ngân hàng từ 2008, trong hợp đồng tín dụng là 130 triệu USD.
15h5: Bị cáo Bùi Thị Bích Loan (SN 1960, quê Hải Phòng), nguyên Kế toán trưởng Vinalines khai, việc anh Phúc khai không đúng. Bị cáo hoàn toàn không biết việc việc thanh toán 8,1 triệu USD tách thành 3 hóa đơn.
15h10: Bị cáo Dương Chí Dũng tiếp tục bị xét hỏi. Bị cáo Dũng khai, khi ở khách sạn Seraton thì Sơn đến mang theo 1 cái túi có bánh kéo, trong đó chứa mấy chai rượu. Nhưng sau đó bị cáo nhờ chị Đào làm ở sân bay để làm thủ tục mua vé máy bay, khi ra đến sân bay bị cáo mới mở ra thì biết đó là rượu Vilentin, nhưng không biết mấy chai.
15h15: Trả lời về việc Tổng Cty có phương án thanh lý ụ để bán sắt vụn, vị đại diện Vinalines xác nhận có việc này. Hiện tại, chi phí thuê địa điểm neo đậu và trực sự cố từ 800 đến 1 tỷ. Nếu ụ nổi đem bán sắt vụn thấp nhất cũng được 49 tỷ, tuy nhiên vì chi phí quá nhiều tiền sửa chữa nên không bán sắt vụn. Nếu bán nguyên ụ nổi thì phải tổ chức giám định.
15h32: Bị cáo Trần Hải Sơn tiếp tục bị thẩm vấn. Trả lời về bản tuyên thệ của ông Goh, bị cáo Sơn cho biết, sau khi có án sơ thẩm thì ông Goh có bản tuyên thệ này, việc ông Goh nói như vậy là không đúng, bị cáo cũng không biết mục đích để làm gì. Bị cáo không tin việc ông Goh chưa bao giờ tiếp xúc với Dũng và Phúc. Trước đó, bị cáo không bao giờ giao dịch với ông Goh về việc mua ụ nổi. Bị cáo chỉ tiếp xúc với ông Goh mấy lần nhưng không nhớ gặp ở đâu, nói chuyện gì, lần cuối cùng ở đâu, gặp để giải quyết vấn đề gì.
Sau khi mua ụ nổi thì ông Goh thông báo yêu cầu cung cấp Cty có tài khoản để chuyển tiền về Việt Nam. Khi biết có văn bản của ông Goh tại phiên tòa thì bị cáo suy nghĩ văn bản này không ảnh hưởng gì cả. Bị cáo chỉ cung cấp tên, tài khoản của Cty Phú Hà cho ông Goh, và bị cáo chỉ biết việc có tiền sau khi ông Goh nói, sau đó bị cáo chỉ báo cáo với anh Dũng và anh Phúc. Và được anh Phúc nói: “triển khai việc này nhanh đi”, lúc đó vào tháng 6/2008. Sau đó bị cáo đã chuyển tiền cho anh Dũng và Phúc, chỉ riêng khoản tiền 2 tỷ là chậm.
Khi ông Goh chuyển tiền về tài khoản của Cty em gái, bị cáo chỉ trao đổi với các em đợt này sẽ có việc, có khoản tiền sẽ chuyển về. Khi HĐXX hỏi bị cáo Sơn là tại sao không chuyển tiền ngay cho Dũng và Phúc thì bị cáo không lý giải được. Khi HĐXX hỏi, tại sao không chuyển tiền bằng chứng minh thư?. Bị cáo Sơn khai: “Bị cáo nói Tòa không tin chứ lần nào đưa tiền cho anh Dũng và Phúc cũng bằng tiền mặt”.
15h50: Bị cáo Mai Văn Khang khai, bị cáo chỉ đi theo anh Dương, còn việc ký nháy vào báo cáo là do 2/3 báo cáo là dịch thuật.
Bị cáo chỉ có ký nháy vào báo cáo của đoàn khảo sát, do hạn chế về hiểu biết pháp luật mong HĐXX xem xét nếu không minh oan được cho bị cáo thì giảm tội cho bị cáo. Cũng như giảm mức bồi thường trách nhiệm dân sự 12 tỷ đồng cho bị cáo.
16h: Bị cáo Trần Hữu Chiều xin giảm phần bồi thường, vì việc mua bán này là trách nhiệm lớn nhất là trách nhiệm của các sếp. Bị cáo đề nghị HĐXX xem xét để xét trách nhiệm của các thành viên HĐQT, cùng các phòng ban của Cty cũng không chịu trách nhiệm hình sự thì phải chịu trách nhiệm về dân sự khi tham gia vào việc mua bán ụ nổi này.
16h5: Trả lời luật sư Trần Đại Thắng về việc tại sao biết Cty AP chào ụ nổi 83M? Bị cáo Trần Hữu Chiều khai, do Cty AP chào ụ nổi 220, sau đó chìm nên tiếp tục chào ụ 83M.
16h15: Trả lời luật sư Hoàng Huy Được, bị cáo Trần Hữu Chiều khẳng định Cty APP chào bán ụ nổi 83M. Do trước đây Cty AP đã chào bán ụ 220 rồi và Sơn cũng nói: “Anh Dũng và anh Phúc đã chỉ đạo rồi nên anh cứ để em làm”.
16h20: Trả lời luật sư Nguyễn Huy Thiệp về việc ai làm hồ sơ để ông Goh chuyển tiền cho Cty Phú Hà, bị cáo Trần Hải Sơn khai việc đó do bị cáo tự làm. Khi đưa tiền cho các anh, bị cáo không nói với các em là tiền gì, lý do chuyển. Tôi chỉ nói khi nào cần tiền thì các em lo giúp.
Việc anh Khang khai chỉ dịch văn bản tiếng Anh, anh Quang dịch tiếng Nga là đúng, còn thời điểm khảo sát ụ 220 tôi không nhớ nhưng trước khi đi khảo sát ụ 83M. Khi khảo sát ụ 220, ông Goh chỉ gửi thư mời qua fax, khi sang ông Goh không xuất hiện.
16h34: Trả lời luật sư Phạm Thanh Sơn, bị cáo Sơn khai: Khi đưa tiền cho tôi, anh Chiều không nói đó là tiền gì.
16h36: Trả lời luật sư Trần Hồng Phúc về việc các mã số để phân loại hàng hóa có chồng chéo không, bị cáo Huỳnh Hữu Đức khai, các mã mặt hàng đều rất rõ ràng có mã số riêng để hải quan áp mã để tính thuế. Tại Tòa bị cáo Trần Hữu Chiều khai, trước khi bị cáo làm trưởng ban quản lý dự án thì mọi việc đàm phán với Cty AP là do anh Trung, Phó tổng giám đốc đảm nhiệm, vì lúc đó bị cáo đang ở Vũng Tàu.
16h45: Ông Lê Thái Sơn, giám định viên Bộ Tài chính cho biết: Ụ nổi không phải là tàu nối bờ, Công ước HS được sử dụng trên toàn cầu để thống nhất tên, mã số hàng hóa. Ụ nổi không thuộc danh mục cấm xuất nhập khẩu.
16h53:Tòa tạm nghỉ, 8h sáng thứ 2 (28/4) tòa tiếp tục phần tranh tụng.
Theo Khampha
Vụ ô tô rơi ao: Đám cưới hoá đám tang
Đám cưới với một hạnh phúc tràn đầy đã không diễn ra mà thay vào đó là không khí tang tóc ai oán. Ngoài nỗi đau mất người thân, gia đình nạn nhân vụ tai nạn còn đang phải gánh chịu nỗi đau tiếp theo đến từ những lời dị nghị, bàn tán...
Chuyến đi định mệnh
Như Báo GĐ&XH đưa tin, vụ lật xe thương tâm ngày 11/7 tại xã Thọ Thế (huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) đã cướp đi sinh mạng của 4 thanh niên trẻ, gây rúng động vùng quê nghèo miền núi.
Hai ngày sau vụ tai nạn, chúng tôi tìm về gia đình nạn nhân Nguyễn Văn Cường (SN 1990, thôn 7, xã Thọ Tân, huyện Triệu Sơn). Căn nhà cấp 4 của bố mẹ anh Cường nằm khuất lấp cuối thôn 7 chìm trong nỗi đau thương. Bố anh Cường sau khi đưa con trai ra nơi an nghỉ cuối cùng đã gần như ngã quỵ. Theo lời kể của người nhà, sau khi học xong cấp 3, anh Cường đã theo học nghề lái xe để sớm đi làm đỡ đần cha mẹ. Hiện anh Cường đã có công việc ổn định tại một công ty xây dựng trên địa bàn thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa).
Trong quá trình lái xe cung cấp vật liệu xây dựng cho công trình tại huyện Vĩnh Lộc, anh Cường quen và yêu một cô gái ở đây. Sau nhiều năm tích cóp được ít vốn, cả hai quyết định tiến tới hôn nhân. Ngày 9/7, anh Cường và bạn gái ra chính quyền đăng ký kết hôn, hai bên gia đình đã định thời gian tổ chức đám cưới.
Người thân của anh Cường đau đớn trước sự ra đi của anh và cả những lời đồn thổi. Ảnh: NH
Anh Nguyễn Văn Dương (anh con bác ruột của nạn nhân) cho biết, ngày 10/7, khi anh Cường đang ở nhà thì được anh Thìn (Trần Văn Thìn, lái xe gây nên vụ tai nạn - PV) rủ đi cùng xe với một nhóm khách xuống TP Thanh Hóa chơi. Anh Cường nhận lời và không ngờ đó là chuyến đi định mệnh.
Khoảng 3 giờ sáng ngày 11/7 xe ô tô 4 chỗ do tài xế Trần Văn Thìn (SN 1986, trú tại xã Thọ Tân, huyện Triệu Sơn) phóng nhanh trên QL 47, đến địa phận thôn 9, xã Thọ Thế, huyện Triệu Sơn đã lao xuống ao nước ven đường. Vụ tai nạn khiến các nạn nhân: Nguyễn Văn Cường (SN 1990, xã Thọ Tân), Đỗ Thị T (SN 1990, xã Thọ Thế), Lê Thị Lương (SN 1989, xã Thọ Ngọc), Lê Sỹ Chung (SN 1986, xã Thọ Dân) thiệt mạng, riêng tài xế Thìn thoát chết. UBND huyện Triệu Sơn đã hỗ trợ mỗi gia đình nạn nhân 1 triệu đồng để lo chi phí mai táng.
Hiện ảnh cưới và những vật dụng chuẩn bị cho đám cưới của nạn nhân đã được gia đình mang đi cất giấu để giảm nỗi đau cho bố mẹ anh Cường. Ngoài nỗi đau mất con, bố mẹ nạn nhân và người thân trong gia đình còn đang đau đớn với những lời "nhỏ to" của nhiều người. Bởi khi vụ tai nạn xảy ra, trên xe có 2 nam, 2 nữ, trong số này có người từng dính líu đến ma túy. "Vì điều đó, họ đã bình luận, suy luận, rồi quy chụp... cho em tôi đi chơi bời về khuy nên mới xảy ra hậu quả đau lòng. Tôi biết chính xác là Cường được anh Thìn rủ đi cùng, không quen biết 3 người khách kia. Dù sao em tôi cũng đã mất rồi, nỗi đau này không thể nào bù đắp nổi, chúng tôi cũng mong sao những chuyện thêu dệt, suy luận, đồn đoán không hay về Cường sẽ chấm dứt để em được thanh thản nơi suối vàng", anh Dương nghẹn giọng.
Về chăm bố tai nạn, con chết thảm
Tìm đến nhà chị Lê Thị Lương (SN 1989, xóm 15, xã Thọ Ngọc), chúng tôi được hàng xóm cho biết gia cảnh của nạn nhân cũng đầy trắc trở. Do mẹ mất sớm nên kinh tế gia đình chị Lương luôn rơi vào cảnh túng thiếu. Là con thứ hai trong gia đình có bốn người con, 16 tuổi chị Lương phải bỏ học ra Hà Nội làm giúp việc gia đình. Gần đây, bố chị Lương bị tai nạn giao thông, phải nằm viện điều trị, chị Lương bỏ dở công việc về chăm sóc bố. Chiều ngày 10/7, khi bố được xuất viện về nhà thì rạng sáng ngày 11/7 con gái thiệt mạng trong vụ tai nạn thương tâm trên.
Theo cơ quan chức năng tại Thanh Hóa, trong số các nạn nhân thiệt mạng có Đỗ Thị T, bị bắt năm 2012 vì liên quan đến hành vi buôn bán trái phép ma túy. T sau đó được tại ngoại vì đang nuôi con nhỏ. Chồng của nạn nhân này mới bị bắt giam tháng 6 vừa qua cũng về hành vi buôn bán trái phép chất ma túy. Do tính chất nghiêm trọng của vụ tai nạn, Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định tạm giữ hình sự lái xe Trần Văn Thìn để phục vụ điều tra.
Theo Khampha
Chìm đò, 3 mẹ con tử nạn: Do chủ quan Vụ chìm đò chiều 13/7 khiến 3 mẹ con chết đuối trên sông Hà Thanh thuộc thôn Quảng Vân, Phước Thuận, Tuy Phước (Bình Định) là vụ tai nạn đường thủy nghiêm trọng nhất xảy ra trên đoạn sông này. 3 mẹ con chết đuối trên sông Hà Thanh, Bình Định là vụ tai nan đường thủy nghiêm trọng (Ảnh minh họa) Con...