Vụ Dương Chí Dũng: Có bằng chứng tiền ‘lót tay’ vào người khác?
Theo nhận định của luật sư Trần Đình Triển, việc khoản tiền “lót tay” 1.666 triệu USD về Việt Nam là sự thật, nhiều bằng chứng thể hiện khoản tiền đó vào tay của Trần Hải Sơn.
Ông Trần Đình Triển, Phó Chủ nhiệm Đoàn LS Hà Nội, Trưởng VPLS Vì Dân cho biết, sức khỏe của ông Dũng tốt, đâu toc gon gang, tinh thần ổn định. Trong trại tạm giam, ông Dũng vẫn làm thơ để tặng những người thân yêu của mình. Hàng ngày ông ta tập dưỡng sinh để đảm bảo sức khỏe, sẵn sàng cho phiên phúc thẩm diễn ra vào ngày 22/4.
Ông Dương Chí Dũng thừa nhận trách nhiệm của mình ở hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Và mức độ đến đâu, để Tòa đánh giá.
Tuy nhiên, ông Dung cho răng minh hoan toan không co tôi tham ô, tham nhưng như đa quy kêt, cai ông ta sai la đa để xảy ra chuyện va ông đề nghị tòa xác minh việc này.
Bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc tại tòa.
Đên sang ngay 21/4 Luât sư Triên đa đến làm việc với Tòa phúc thẩm TAND tối cao để cung cấp thêm một số chứng cứ liên quan mà ông đánh giá là có ý nghĩa rất quan trọng, trong đó có lời khai của ông Goh Hoon Seow (Giám đốc điều hành của Cty Addpower Pte Ltd (Cty AP) công ty môi giơi ban ụ nổi 83M cho Vinalines) va “Bản khai tuyên thệ trước pháp luật” ký ngày 16/4/2014 của ông Goh.
Ban khai tuyên thệ trước pháp luật nay được xác nhận bởi văn phòng công chứng ở Singapore, có xác nhận của Viện Pháp luật Singapore về tư cách công chứng viên, có chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam ở Singapore.
Ban khai tuyên thệ trước pháp luật.
Video đang HOT
Trong lơi khai cua minh, ông Goh cho biêt, ban thân ông biêt Dương Chí Dũng và các con của ông Dung trong thời gian họ học tập ở Singapore. Tuy nhiên ông Goh chưa từng liên hệ và trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp với ông Dũng, nguyên Chủ tịch Vinalines va ông Mai Văn Phúc, cựu Tổng GĐ Vinalines về việc bán ụ nổi 83M.
Ngoai ra, khi đam phan vê vên đê u nôi giưa ông vơi ông Trần Hải Sơn (nguyên Tổng GĐ Cty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines) và những người đại diện cho Vinalines đi cung ông không hê noi vê vân đê lại quả. Moi viêc trao đôi giưa ông va ông Sơn đêu phai thưc hiên qua ngươi phiên dich.
Đôi vơi viêc thanh toan tiên ụ nổi 83M, ông Goh khai số tiền 1,666 triệu USD là một phần của khoản thanh toán theo Tín dụng thư để trả cho việc chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép, thủ tục hải quan và xuất khẩu liên quan đến ụ nổ 83M. Trước khi thỏa thuận được ký, AP không hề biết Công ty Phú Hà.
Ông Goh khăng đinh minh chưa bao giơ yêu câu ông Sơn mở tài khoản ở Công ty Phú Hà tại Ngân hàng UOB. Cung không co chuyên trao đổi với ông Dũng, ông Phúc về khoản tiền 1,66 triệu USD. Tên của Công ty Phú Hà xuất hiện lần đầu tiên khi Công ty Global Success thông báo cho AP về tên công ty sẽ nhận khoản tiền thanh toán.
Theo nhận định của luật sư Trần Đình Triển, việc khoản tiền “lót tay” 1.666 triệu USD về Việt Nam là sự thật, nhiều bằng chứng thể hiện khoản tiền đó vào tay của Trần Hải Sơn.
Theo luật sư Triển, đường đi của khoản tiền đó như thế nào thì cần tiếp tục làm rõ và những vấn đề liên quan sẽ được luật sư trình bày tại phiên tòa phúc thẩm.
Theo Ngươi đưa tin
Vợ cựu TGĐ Vinalines bị mắng vì 'khắc phục hậu quả'
Diễn tiến phiên tòa phúc thẩm Dương Chí Dũng và đồng phạm sáng 22/4 đang thu hút sự chú ý của dư luận. Đặc biệt tình tiết vợ nguyên TGĐ Vinalines Mai Văn Phúc nỗ lực 'khắc phục hậu quả'...
Bị cáo Mai Văn Phúc khai, sau khi đoàn khảo sát về (cuối năm 2008) có được Trần Hải Sơn đưa 1 gói quà, trong đó có 1 chai rượu Chivas 18 và 1 phong bì, nhưng trong chỉ có... 2 triệu đồng.
Mai Văn Phúc khẳng định có căn cứ chứng minh lời khai của Trần Hải Sơn về việc chuyển tiền cho mình là gian dối.
Bác lại nội dung bị cáo Sơn khai là 'rút tiền từ Ngân hàng Hàng hải 5 tỷ đồng để tự tay xếp vào valy mang đến nhà Phúc', Phúc lập luận, xác minh tại ngân hàng này, không hề có việc Sơn rút tiền như trình bày.
Bị cáo Mai Văn Phúc trả lời thẩm vấn tại tòa sáng 22/4 Ảnh: Minh Quang
Việc Sơn khai về quê An Dương (Hải Phòng) của Phúc, bị cáo trình bày, thời điểm đó con trai Phúc đang du học ở Anh, không thể có chuyện thanh niên này lái xe đưa bố về quê để nhận tiền của Sơn chuyển.
Thời điểm năm 2008 con Phúc cũng không về nước, chỉ về vào đầu năm 2009 (dịp sát Tết âm lịch).
Liên quan đến tình tiết này, trước đây, vợ Mai Văn Phúc cũng có văn bản "bác bỏ" lời khai của Trần Hải Sơn khi cho rằng thời điểm đó không hề có đám giỗ, mừng thọ.
"Ngày 18/4, mới đây, tòa phúc thẩm cho phép vợ con vào trại thăm Phúc. Bị cáo khi đó mới biết việc vợ cố gắng lo nộp 3,5 tỷ đồng khắc phục hậu quả cho bị cáo. Tuy nhiên Phúc phản ứng, cho biết bản thân không đồng tình với việc này của vợ. Bị cáo không tác động với gia đình để nộp tiền cho mình vì khẳng định bản thân không sai, không có gì khải khắc phục", Phúc khai.
"Làm thế là còn hại bị cáo vì làm như là mình có tội" Phúc gay gắt. Tuy nhiên, vợ bị cáo lý giải, "phải lo cứu mạng trước rồi mới kêu oan tiếp được".
Mai Văn Phúc khẳng định không quen biết, không tiếp xúc lần nào với GĐ công ty AP Goh Hoon Seow.
Cách đây khoảng 10 ngày, luật sư cung cấp thông tin, Phúc mới biết có 1 biên bản ghi nhớ, thỏa thuận của đoàn khảo sát khi đi Nga (có nội dung mua qua AP, có một khoản tiền hơn 3,4 triệu USD chuyển cho trung gian là công ty Global Success. Từ khoản này, 1,666 triệu USD đã "chảy" ngược về Việt Nam).
Cũng liên quan đến tình tiết bi hài đối lập giữa vợ và Mai Văn Phúc, cơ sở để vợ bị cáo này tích cực khắc phục hậu quả chính là Nghị quyết 01 của Tòa án Nhân dân Tối cao ban hành ngày 15/3/2001.
Điều khoản trong nghị quyết này quy định: "...người phạm tội phải bị xử phạt tử hình, nhưng người phạm tội đã bồi thường được một phần đáng kể giá trị tài sản bị chiếm đoạt (hoặc người thân thích, ruột thịt... của người phạm tội đã bồi thường thay cho người phạm tội), thì có thể không xử phạt tử hình người phạm tội và tuỳ vào số tiền đã bồi thường được mà có thể xử phạt người phạm tội tù chung thân hoặc tù có thời hạn. Được coi là đã bồi thường được một phần đáng kể giá trị tài sản bị chiếm đoạt nếu:
a. Đã bồi thường được ít nhất một phần hai giá trị tài sản bị chiếm đoạt;
b. Đã bồi thường được từ một phần ba đến dưới một phần hai giá trị tài sản bị chiếm đoạt, nếu có căn cứ chứng minh rằng người phạm tội (hoặc người thân thích, ruột thịt... của người phạm tội) đã thực hiện mọi biện pháp để bồi thường giá trị tài sản bị chiếm đoạt (đã bán hết nhà ở, tài sản có giá trị; cố gắng vay, mượn... đến mức tối đa)".
Như vậy, cùng một sự việc, 2 cách làm, cách nghĩ khác nhau của vợ chồng Mai Văn Phúc đang tạo ra những kịch tính trong diễn tiến của vụ án này.
Liệu tình yêu, trách nhiệm của vợ Mai Văn Phúc khi bị cáo này phải đối mặt với án tử hình sau phiên phúc thẩm có trở thành "tình yêu mù quáng"? Diễn tiến phiên tòa sẽ cho độc giả câu trả lời cuối cùng.
Ngoài chi tiết được cho là kịch tính nêu trên thì việc Trần Hải Sơn khai có đưa tiền cho các bị cáo liên quan, đặc biệt là Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc cũng đang tạo ra những "điểm vênh" khiến dư luận quan tâm đến câu trả lời.
Theo đó, mặc dù Sơn một mực khẳng định có đưa tiền cho các nguyên lãnh đạo Vinalines, vậy nhưng, tại tòa phúc thẩm sáng 22/2, khi tòa hỏi: "Các bị cáo khác không nhận đã nhận tiền từ bị cáo, bị cáo có suy nghĩ gì không?"; Trần Hải Sơn trả lời: "Chả có chứng cứ gì cả".
G.Văn M.Tâm
Theo VNN
Dương Chí Dũng thề không nhận 10 tỷ Sáng 22/4, cựu cục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng quả quyết "có trời đất chứng giám" không nhận 10 tỷ đồng và thấy "hối hận" không hiểu vì sao lại bỏ trốn khi biết tin bị khởi tố. Hôm nay, TAND Tối cao mở phiên phúc thẩm xét kháng cáo của 9 trong 10 người liên quan vụ tham ô, cố ý...