Vụ đường 9 đoạn của Trung Quốc: Philippines kiện đến cùng!
Philippines đã từ chối lời kêu gọi của Trung Quốc đề nghị Manila hủy vụ kiện bản đồ đường 9 đoạn của Bắc Kinh ở Biển Đông ra Tòa trọng tài quốc tế thường trực (PCA) và bắt đầu các vòng đàm phán song phương.
Thương lượng phải có ASEAN
Người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Heminio Coloma ngày 16.7 nhấn mạnh một khi đã đưa vụ việc ra PCA, Manila nhất quyết theo đuổi đến cùng. Ông Heminio Coloma cho biết thêm Philippines dứt khoát tôn trọng luật pháp quốc tế và tìm kiếm một giải pháp dựa trên luật lệ cho các tranh chấp ở Biển Đông.
Herminio Coloma- Người phát ngôn của Tổng thống Philippines tuyên bố, Manila sẽ theo đến cùng vụ kiện Trung Quốc. Ảnh: Inquirer
Hồi đầu tháng 7, Philippines từng từ chối đề nghị đàm phán song phương từ phía Trung Quốc về các vấn đề trên biển. Manila nói những cuộc thương lượng chỉ có thể mở nếu có sự tham gia của các thành viên cả khối ASEAN. Ông Coloma nhấn mạnh: “Lập trường của Philippines là rõ ràng- nguyên tắc lấy ASEAN làm trung tâm phải được thừa nhận phù hợp với Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC)”.
Tuyên bố mới nhất của ông Coloma đưa ra trong bối cảnh bà Hoa Xuân Oánh- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa lên tiếng hối thúc Philippines “trở lại với con đường đúng đắn giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng và tham vấn”. Bà Hoa nói Trung Quốc “sẽ không bao giờ chấp nhận những nỗ lực đơn phương quay sang một bên thứ ba để giải quyết những tranh chấp”. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ không bao giờ công nhận bất kỳ phán quyết nào của tòa liên quan đến vụ kiện do Philippines khởi xướng.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc từng bày tỏ: “Bắc Kinh hy vọng rằng Philippines sẽ đóng góp nhiều hơn nữa vào việc đảm bảo hoà bình và an ninh trong khu vực”
Video đang HOT
Tìm cách đối phó Trung Quốc
Trong diễn biến liên quan đến Biển Đông, Philippines điều các máy bay chiến đấu và 2 tàu chiến tới căn cứ hải quân trước đây của Mỹ nhằm đối phó hiệu quả hơn với những động thái của Trung Quốc tại Biển Đông. Hãng tin Reuters ngày 16.7 dẫn lời các chuyên gia về an ninh nhận định, việc đưa máy bay và tàu chiến tới đồn trú tại vịnh Subic sẽ giúp Philippines đối phó hiệu quả hơn với những động thái của Trung Quốc tại Biển Đông. Từng là một trong những căn cứ lớn nhất của Hải quân Mỹ trên thế giới, vịnh Subic đã bị đóng cửa vào năm 1992 sau khi Thượng viện Philippines bãi bỏ một thỏa thuận với Washington. Sau đó, Manila đã biến vịnh này thành một đặc khu kinh tế chứ không sử dụng vào mục đích quân sự nữa. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Pio Lorenzo Batino cho biết, vào tháng 5 vừa qua, quân đội Philippines đã ký một thỏa thuận với đơn vị điều hành đặc khu kinh tế nói trên để sử dụng một phần khu vực này trong vòng 15 năm.
Theo Reuters, các quan chức Philippines cho biết, khi vịnh Subic được tái sử dụng làm căn cứ quân sự, Hải quân Mỹ sẽ có quyền tiếp cận nhiều hơn đối với vịnh này theo một thỏa thuận kéo dài 1 năm giữa hai bên, trong đó cho phép quân đội Mỹ được sử dụng các căn cứ quân sự tại Philippines.Ngoài ra, việc tái sử dụng vịnh Subic có thể được coi là động thái quân sự mới nhất của Philippines nhằm ngăn chặn mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Theo đó, bên cạnh việc tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ và Nhật Bản, Philippines dự định chi tiêu 20 tỷ USD trong vòng 13 năm tới để hiện đại hóa quân đội nước này.
Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Pio Lorenzo Batino cho biết quân đội sẽ triển khai 2 máy bay chiến đấu FA-50 do Hàn Quốc sản xuất tới căn cứ ở vịnh Subic vào đầu năm 2016. Sau đó, một đội máy bay FA-50 sẽ được đưa đến đây cùng máy bay Fighter Wing từ một căn cứ ở Luzon. Hai tàu hộ vệ cũng sẽ được đưa đến cảng Alava ở vịnh Subic. Vịnh Subic đối diện Biển Đông và chỉ cách bãi cạn Scarborough bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép khoảng 270km.
Theo_Dân việt
Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông: Bên nào thắng?
Về vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông, chuyên gia Nga Lokshin nhận xét việc Trung Quốc đắp đảo nhân tạo là trái với UNCLOS năm 1982.
Về vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông, chuyên gia Nga Lokshin nhận xét việc Trung Quốc đắp đảo nhân tạo là trái với UNCLOS năm 1982.
Ngày 7/7, Tòa Trọng tài Thường trực La Haye (PCA) của LIên Hợp Quốc đã bắt đầu xem xét đơn Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông.
Điều phức tạp trong cụ kiện này là tình trạng pháp lý ở Biển Đông vẫn chưa được rõ ràng.
Giáo sư khoa học chính trị Grigory Lokshin: Việc Trung Quốc đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông là trái với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.
Về cuộc chiến pháp lý Philippines-Trung Quốc, nhà khoa học chính trị người Nga Grigory Lokshin nhận xét: "Việc Trung Quốc đắp đảo nhân tạo là trái với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Đặc biệt, UNCLOS có ba điều khoản qui định rõ không được phép mở rộng lãnh thổ một cách nhân tạo và các đảo nhân tạo không thể là lý do để tuyên bố quyền sở hữu 200 hải lý đặc quyền kinh tế".
Tất cả các nước trong khu vực liên quan tới xung đột lãnh thổ trên Biển Đông đều đã ký và phê chuẩn UNCLOS năm 1982. Thể theo UNCLOS, các nước này cần trình ủy ban Liên Hợp Quốc các kiến nghị về ranh giới thềm lục địa của họ. Quốc gia đầu tiên đã thực hiện điều này là Philippines, nhưng Trung Quốc ngay lập tức có phản ứng. Bắc Kinh cung cấp bản đồ ranh giới "biển lịch sử" của mình, thông qua cái gọi là bản đồ "đường 9 đoạn" (thường gọi là "đường lưỡi bò"). Khu vực nằm trong cái gọi là "đường lưỡi bò" này chiếm tới 80% diện tích Biển Đông.
"Đường lưỡi bò" tham lam phi lý xuất hiện lần đầu vào năm 1947 trên các bản đồ được chính phủ Tưởng Giới Thạch lưu hành và chiếm tới 80% diện tích Biển Đông.
"Đường lưỡi bò" xuất hiện lần đầu vào năm 1947 trên các bản đồ được chính phủ Tưởng Giới Thạch lưu hành nhằm tuyên bố kỳ vọng lãnh thổ với Nhật Bản. Những người tham gia hội nghị quốc tế San Francisco năm 1951 đã bác bỏ những tuyên bố này của Trung Quốc. Các chuyên gia luật hàng hải ngày nay, tất nhiên trừ người Trung Quốc, đều coi khái niệm "biển lịch sử" như một sự vô lý pháp luật. Tính từ thời điểm trở thành thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, các quốc gia không thể đưa ra những tham vọng quyền sở hữu và quyền tài phán không phù hợp với UNCLOS.
Không một nước nào trong số 10 nước ASEAN đồng tình với "đường lưỡi bò". Đầu tháng 12 /2014, Bộ Ngoại giao Mỹ nêu nhận xét rằng bản đồ "đường 9 đoạn" của Trung Quốc mâu thuẫn với luật pháp quốc tế. Vài ngày sau, Trung Quốc tuyên bố các trọng tài quốc tế không có thẩm quyền xem xét khiếu nại của Philippines và Trung Quốc sẽ không tham gia quá trình tố tụng này. Việt Nam cũng đã trình bày lập trường với Tòa Trọng tài Thường trực La Haye vào ngày 8/12 năm ngoái. Việt Nam ủng hộ những khiếu nại của Philippines, đặt câu hỏi về tính hợp lệ của "đường 9 đoạn" và đề nghị Tòa Trọng tài Quốc tế cân nhắc đúng đắn quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam. Theo chuyên gia Nga, việc Tòa Trọng tài Thường trực La Haye lắng nghe lý lẽ của phía Việt Nam là điều cần thiết.
Hoạt động xem xét khiếu nại của Philippines được Tòa Trọng tài Thường trực La Haye bắt đầu ngày 7/7/2015. Về kết của vụ kiện này, học giả Grigory Lokshin nêu ra hai khả năng. Phương án thứ nhất, Tòa Trọng tài Thường trực La Haye quyền từ chối khiếu nại của Philippines hoặc xác định tòa án không đủ thẩm quyền xem xét đơn khiếu nại. Đối với các nước ASEAN đây là phương án tồi tệ nhất, làm lung lay vai trò của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và luật pháp quốc tế nói chung trong tiến trình giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Phương án thứ hai Tòa Trọng tài Thường trực La Haye sẽ ủng hộ Philippines về một số vấn đề nhưng bảo vệ Trung Quốc trong các yếu tố khác. Đây là phương án có lợi nhất cho các nước ASEAN khi Philippines hoàn toàn đúng trong những vấn đề đã khiếu nại.
Phía Trung Quốc tuyên bố rằng Bắc Kinh sẽ không thay đổi lập trường về Biển Đông bất kể Tòa Trọng tài Thường trực La Haye phán quyết như thế nào. Công ước năm 1982 không lập cơ chế áp đặt trừng phạt đối với quốc gia từ chối thực hiện quyết định của trọng tài quốc tế.
Tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia Grigory Lokshin, quyết định của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye có thể ảnh hưởng xấu tới uy tín của Trung Quốc.
Đến tháng 3/2016, Tòa Trọng tài Thường trực La Haye mới đưa ra phán quyết.
Minh Châu (Theo Sputnik)
Theo_Kiến Thức
Đuối lý nhưng Trung Quốc vẫn lớn tiếng ăn vạ Sau một thời gian dài chuẩn bị, cuối cùng thì những bước đi đầu tiên của phiên tòa xử vụ Philippines kiện Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ trên Biển Đông đã bắt đầu diễn ra tại Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) của Liên hợp quốc ở La Hay. Mặc dù đuối lý và không dám tham gia, nhưng Trung Quốc vẫn...