Vụ dừng hoàn thuế VAT xuất khẩu sắn: Cơn ác mộng của cộng đồng doanh nghiệp chế biến tinh bột sắn
Vụ dừng hoàn thuế VAT xuất khẩu sắn nếu không được giải quyết sớm sẽ trở thành cơn ác mộng của cộng đồng doanh nghiệp chế biến tinh bột sắn, kể cả khi họ không trực tiếp tiếp xuất khẩu.
Quyết định dừng hoàn thuế VAT xuất khẩu sắn là duy ý chí?
Công ty CP Á Châu Hoa Sơn ( tỉnh Nghệ An) là đơn vị chuyên sản xuất chế biến tinh bột sắn, bã sắn sấy khô và đường lỏng Glucose syrup.
Ông Nguyễn Viết Hùng – Giám đốc Công ty CP Á Châu Hoa Sơn cho biết, hơn 90% tinh bột sắn trong nước xuất khẩu sang Trung Quốc. 70% trong số đó là xuất khẩu qua biên mậu.
Đưa nguyên liệu vào chế biến tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hoa Sơn. Ảnh: Văn Trường
Theo ông Hùng, việc xuất khẩu tinh bột sắn qua biên mậu với Trung Quốc theo pháp luật Việt Nam đã có từ hàng chục năm nay.
Mục đích của chính sách hỗ trợ mua bán biên mậu là giúp DN đơn giản hóa thủ tục pháp lý, thu mua được nông sản cho nông dân; xuất khẩu được hàng hóa và thu được tiền.
Theo ông Hùng, Công văn 632 yêu cầu xác minh khách hàng nước ngoài thể hiện quan điểm duy ý chí của Tổng cục Thuế.
“Ngay cả văn bản phản hồi mới đây của Tổng cục Thuế cũng mang tính áp đặt cho DN vì không nêu ra căn cứ pháp lý nào rõ ràng”, ông Hùng nói.
Từ năm 2021, tình hình kinh doanh gặp khó do ảnh hưởng dịch bệnh. Cả 2 nhà máy chế biến sắn của Á Châu Hoa Sơn đang bị tồn khoảng 50.000 tấn.
Á Châu Hoa Sơn là đơn vị chuyên sản xuất chế biến rồi bán lại sản phẩm cho DN khác xuất khẩu. Công ty không bị tồn đọng tiền thuế VAT chưa được hoàn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khách hàng thu mua tinh bột sắn của công ty không thể xuất khẩu được thì Á Châu Hoa Sơn cũng không biết bán hàng cho ai.
“Vụ dừng hoàn thuế VAT xuất khẩu sắn nếu không được giải quyết sớm sẽ trở thành cơn ác mộng của cộng đồng DN chế biến tinh bột sắn”, ông Hùng nói.
Đóng gói tinh bột sắn. Ảnh: Văn Dũng
Ở Nghệ An, Công ty CP Intimex Việt Nam cũng là đơn vị chuyên chế biến, xuất khẩu tinh bột sắn.
Ông Trần Quốc Hoàn – Giám đốc Nhà máy Tinh bột sắn Intimex cũng bày tỏ: “Phải thẳng thắn mà nói với nhau rằng, công văn 632 gây ảnh hưởng trầm trọng đến ngành sắn”.
Bỡi vì, theo ông Hoàn, với công văn 632, sẽ có DN bị ảnh hưởng ngay lập tức; lại có DN chịu ảnh hưởng về sau.
Công ty Intimex là đơn vị vừa sản xuất vừa xuất khẩu. Công ty không bị tồn thuế trong vụ việc lần này, nhưng Intimex thuộc nhóm DN chịu áp lực trong thời gian tới.
Theo ông Hoàn, Công văn 632 không hiểu đúng bản chất xuất khẩu đường biên.
DN trong nước chỉ cần hoàn tất hồ sơ theo quy định. Tại khu vực trung gian, thương nhân Trung Quốc nhận hàng và trả tiền. Thương nhân Trung Quốc sẽ sử dụng cơ chế đường biên của nước họ để tiết giảm chi phí cho việc nhập khẩu.
Cách thức hoạt động của thương nhân Trung Quốc phù hợp với cơ chế và từng thời điểm của Trung Quốc.
Bỡi vì các cửa khẩu biên mậu Trung Quốc như Chi Ma, Na Hình, Nà Nưa… thường xuyên thay đổi chính sách thuế. Có thể lúc này, tại cửa khẩu này là thuế 5% nhưng lúc khác hoặc cửa khẩu khác lại là 7%.
Nhà máy Tinh bột sắn Intimex, Nghệ An. Ảnh: NVCC
Mục đích của việc thay đổi chính sách thuế của Trung Quốc nhằm phát triển từng khu vực dân cư của họ.
Thương nhân Trung Quốc sẽ ấn định việc xuất khẩu qua cửa khẩu nào. Vì họ có bộ thông tin cư dân biên giới ở Trung Quốc để thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu.
Và tất cả những việc đó không ảnh hưởng gì đến pháp luật Việt Nam.
“Việc Tổng cục Thuế sử dụng thông tin về chính sách thuế của Trung Quốc để quay lại, dừng hoàn thuế VAT xuất khẩu sắn của DN Việt là không đúng”, ông Hoàn nói.
Xuất khẩu biên mậu không ảnh hưởng gì đến lợi ích của ngành thuế trong nước
Trong văn bản trả lời báo chí về vụ dừng hoàn thuế VAT xuất khẩu sắn, Tổng cục Thuế cho rằng đây là văn bản chỉ đạo nghiệp vụ trong nội ngành Thuế.
Việc này nhằm tăng cường công tác quản lý chống gian lận hoàn thuế, chống hành vi gian lận, trục lợi trong hoàn thuế, chống thất thoát ngân sách Nhà nước…
Nông dân thu hoạch sắn ở Nghệ An. Ảnh: Huy Thư
Ông Hoàn lại suy nghĩ khác. Nếu DN làm tổn hại đến quyền lợi của đất nước thì đương nhiên không thể ủng hộ.
Tuy nhiên, các DN đã thực hiện đúng, đủ các thủ tục, nghĩa là quyền lợi của nhà nước không bị ảnh hưởng.
“Thế thì tại sao ngành thuế phải sử dụng thông tin từ nước ngoài để áp dụng và gây ảnh hưởng đến quyền lợi cho DN trong nước?”, ông Hoàn đặt ngược vấn đề.
Theo đại diện Intimex, xét cho cùng, xuất khẩu biên mậu là để giảm chi phí thương mại cho DN trong nước, chứ không ảnh hưởng gì đến lợi ích của ngành thuế trong nước.
Ví dụ, khi công ty Intimex xuất khẩu chính ngạch qua cửa khẩu Thanh Đảo thì chi phí khoảng 920.000-930.000 đồng/tấn tinh bột sắn; còn đi qua cửa Khâm Châu thì khoảng 900.000 đồng/tấn.
Nhưng nếu xuất khẩu tiểu ngạch qua biên mậu thì chi phí chỉ khoảng 400.000-500.000 đồng/tấn, giảm khoảng 1 nửa.
Khi DN xuất khẩu được giá tốt, chúng tôi đảm bảo được quyền lợi của DN và các đối tác của DN.
Lượng xe nông sản đổ dồn qua cửa khẩu phụ Tân Thanh
Trong số các cửa khẩu biên giới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, hiện chỉ còn cửa khẩu phụ Tân Thanh hoạt động xuất khẩu.
Do đó, lượng xe tồn đang đổ dồn về đây.
Tình trạng ách tắc tại cửa khẩu biên giới phía bắc vẫn còn kéo dài. Ảnh LÃ HIẾU NGHĨA
Theo Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tính đến ngày 27.3 (2 ngày cuối tuần cửa khẩu không hoạt động), tổng số phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu còn tồn trên địa bàn tỉnh là 1.367 xe, trong đó có 1.026 xe hoa quả, tăng 88 xe so với ngày hôm trước. Tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị hiện chỉ cho phép nhập khẩu, tạm dừng xuất khẩu nên không có xe chở nông sản đổ lên, lượng xe tồn tại đây cũng giảm chỉ còn 268 xe (trong đó có 137 xe tại khu trung chuyển, 81 xe tại cửa khẩu Hữu Nghị, 21 xe trên đường di chuyển vào cửa khẩu Hữu Nghị, 29 xe tại bãi Cốc Nam). Tại cửa khẩu Chi Ma cũng trong tình trạng tạm ngừng xuất khẩu, lượng xe còn tồn ở đây chỉ còn 5 xe.
Trong số các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, hiện chỉ có cửa khẩu phụ Tân Thanh là hoạt động xuất khẩu. Do đó lượng xe chở nông sản đang đổ về đây khá nhiều. Bình quân mỗi ngày có từ 150 - 180 xe mới vận chuyển hàng hóa từ nội địa lên, gồm các loại hoa quả như dưa hấu, thanh long, chuối, xoài... Diễn biến này khiến lượng xe tồn ở cửa khẩu Tân Thanh tăng lên đáng kể. Tổng số phương tiện còn tồn ở đây khoảng 1.094 xe, trong đó tại bãi Bảo Nguyên 194 xe, khu phi thuế quan 900 xe.
Phản hồi vụ dừng hoàn thuế VAT xuất khẩu sắn, nhiều doanh nghiệp nói: Tổng cục Thuế đang "hình sự hóa" vấn đề Sau khi Tổng cục Thuế có thông tin phản hồi vụ dừng hoàn thuế VAT xuất khẩu sắn, nhiều doanh nghiệp trong Hiệp hội Sắn Việt Nam cho rằng, Tổng cục Thuế đang hình sự hóa vấn đề. Doanh nghiệp muốn đối thoại trực tiếp với Bộ trưởng Bộ Tài chính về vụ dừng hoàn thuế VAT xuất khẩu sắn . Sau khi...